Những đặc trưng của du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 32 - 34)

Môi trườngPhát triển bền vững

3.3.3.2. Những đặc trưng của du lịch sinh thá

Đặc trưng thứ nhất:Du lịch sinh thái mang tính đa ngành

Tính đa ngành của du lịch sinh thái thể hiện ở 2 góc độ sau:

 Đối tượng được khai thác để phục vụ các hoạt động du lịch sinh thái là rất đa dạng và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như: cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.

 Du lịch sinh thái mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hoá…)

Đặc trưng thứ 2:Thành phần tham gia du lịch sinh thái rất đa dạng

Thực tế cho thấy có nhiều cá nhân, nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ và cộng đồng tham gia các hoạt động du lịch sinh thái. Nhiều thành phần tham gia làm cho việc tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch sinh thái phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hoà giữa các thành phần với nhau.

Đặc trưng thứ 3:Du lịch sinh thái hướng tới nhiều mục tiêu

Du lịch sinh thái không chỉ nhằm mục đích thu lợi nhuận giống như các ngành kinh doanh khác mà còn nhằm góp phần bảo tồn thiên nhiên, các cảnh quan lịch sử - văn hoá, nâng cao chất lượng cuộc sống của du khách và những người tham gia các hoạt động du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hoá, kinh tế và

nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về đa dạng sinh học, phát triển bền vững.

Đặc trưng thứ 4:Du lịch sinh thái mang tính mùa vụ

Các hoạt động du lịch sinh thái không phân bố đều trong năm mà tập trung với cường độ cao trong những khoảng thời gian nhất định trong năm: Các loại hình du lịch nghỉ biển, leo núi, tìm hiểu tập tính động vật (Quan sát chim di cư, quan sát bướm, cá heo,...) theo mùa (theo tính chất khí hậu, mùa di cư, xuất hiện của động vật) thể hiện rất rõ tính mùa vụ.

Đặc trưng thứ 5:Du lịch sinh thái có tính liên vùng

Các hoạt động du lịch sinh thái thường không chỉ diễn ra ở một địa phương, một khu vực mà có sự liên thông giữa các điểm du lịch trong một khu vực, các vùng và giữa các quốc gia với nhau.

Đặc trưng thứ 6:Chi phí

Du khách tham gia du lịch sinh thái nhằm hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải với mục đích kiếm tiền. Họ sẵn sàng bỏ ra các khoản chi phí cho chuyến du lịch, nhắm khám phá cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, môi trường hấp dẫn, bản sắc văn hoá bản địa độc đáo....

Đặc trưng thứ 7:Xã hội hoá các hoạt động du lịch

Du lịch sinh thái thu hút nhiều người, nhiều tổ chức kinh tế, xã hội, cộng đồng trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia hoạt động du lịch. Lợi ích do du lịch sinh thái mang lại được được xã hội hoá rộng rãi. Nhiều ngưòi, nhiều tổ chức, cộng đồng được hưởng lợi từ du lịch sinh thái.

Đặc trưng thứ 8:Giáo dục nhận thức về môi trường

Du lịch sinh thái giúp con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và nhạy cảm về môi trường. Qua các hoạt đông du lịch sinh thái, nhận thức của khách du lịch, của người dân, cộng đồng dân cư về đa dạng sinh học và môi trường được nâng cao.

Đặc trưng thứ 9: Bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học

Du lịch sinh thái bao gồm cả hoạt động giáo dục, nâng cao nhận thức và hình thành ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho khách du lịch, những người tham gia các hoạt động du lịch. Qua đó, thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng cường nguồn lực duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

Đặc trưng thứ 10: Sự tham gia của cộng đồng địa phương

Sự tham gia của cộng đồng là một đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái. Cộng đồng địa phương với tư cách là chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên nên sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái có ý nghĩa quan trọng. Một mặt, sự tham gia của cộng đồng mang lại sự phong phú, đa dạng của du lịch sinh thái trên cơ sở phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử của địa phương, mặt khác tăng thêm khả năng quản lý, bảo tồn các nguồn tài nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)