Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 40 - 45)

Môi trườngPhát triển bền vững

3.3.4.3. Các biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học

Công ước quốc tế về đa dạng sinh học đã được thông qua tại hội nghị Thượng đỉnh về môi trường và phát triển do Liên Hợp Quốc tổ chức năm 1992 tại Rio de Janeiro (Braxin) là công cụ quốc tế chính được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến đa dạng sinh học. Đến tháng 8 năm 2005, đã có 168 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia công ước đa dạng sinh học.

Việt Nam phê chuẩn và trở thành thành viên của công ước này từ ngày 16 tháng 11 năm 1994. Kể từ đó, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của mình nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.

Thông qua hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, bảo tồn và sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học đã được xây dựng và ban hành tương đối đầy đủ, chi tiết nhiều mảng khác nhau của lĩnh vực bảo tồn, tạo cơ sở pháp lý cho việc

thực hiện công ước đa dạng sinh học. Từ năm 1995 đến năm 2005, có khoảng 140 văn bản quy phạm pháp luật ở tầm quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học được công bố, những văn bản quan trọng đáng kể là: Luật bảo vệ môi trường

(1993 và được sửa đổi năm 2005 ), Luật thuỷ sản (2003), Luật đất đai (1998 và sửa đổi 2003), Luật bảo vệ và phát triển rừng (Sửa đổi 2004), Luật du lịch

(2005), Pháp lệnh thuế tài nguyên (1998), Pháp lệnh giống cây trồng (2004),

Pháp lệnh giống vật nuôi(2004).v.v…

Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Namđã được ban hành năm 1995 ngay sau khi chính phủ phê chuẩn công ước đa dạng sinh học. Hàng loạt các hoạt động ưu tiên của kế hoạch này được thực hiện có kết quả. Văn kiện này vẫn đang được sử dụng để định hướng cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Hiện nay, kế hoạch hành động đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 đã được xây dựng và đang chờ chính phủ phê duyệt.

Nhiều chính sách, chiến lược, chương trình và kế hoạch trực tiếp liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học đã được ban hành và thực hiện như: Chính sách đóng cửa rừng (1997), Chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (2003), Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (2003),Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã giai đoạn 2001-2010 (2003), Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn phát triển bền vững các vùng đất ngập nước đến năm 2010 (2004), và Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng(1998) [10].

Vấn đề đa dạng sinh học đã được lồng ghép ở một mức độ nhất định trong các chương trình chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở tầm quốc gia như chương trình nghị sự 21 của Việt Nam (Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam), Chiến lược quốc gia về tăng trưởng toàn diện

và xoá đói giảm nghèo, chương trình 135 về hỗ trợ phát triển cho các xã nghèo vùng sâu, vùng xa.

Kết quả thực hiện công ước đa dạng sinh học của Việt Nam có sự góp phần đáng kể từ việc tham gia và thực hiện các cam kết quốc tế khác như công ước Ramsar (về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật nguy cấp (CITES), nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học, nghị định thư Kyoto về biến đổi khí hậu, Hiệp định hợp tác và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông [6].

Việt Nam chúng ta đã có nhiều nỗ lực cố gắng và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cho đất nước cũng như bảo vệ ngôi nhà chung cho thế giới, song chúng vẫn còn có những hạn chế nhất định như luật về đa dạng sinh học vẫn chưa được xây dựng. Hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học vẫn còn nhiều chồng chéo, thiếu hụt và thiếu tính thống nhất. Nhiều mảng nội dụng quan trọng liên quan đến đa dạng sinh học chưa được đề cập hoặc đề cập thiếu đầy đủ như: An toàn sinh học, sinh vật lạ, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chưa lồng ghép thoả đáng yêu cầu bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Chưa có chính sách hay kế hoạch đáp ứng giữa bảo tồn đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều biện pháp khác nhau để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chính phủ mỗi quốc gia lựa chọn những biện pháp thích hợp với đất nước mình.

Biện pháp bảo tồn nguyên vị

Là hình thức bảo tồn loài, bảo tồn các sinh cảnh ngay tại chỗ và là biện pháp bảo tồn mang lại hiệu quả cao nhất thông qua việc thành lập các khu bảo tồn.

Việt Nam số lượng và diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên toàn quốc tăng nhanh hệ thống các khu khu bảo tồn thiên nhiên bước đầu được kiện toàn và tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng diện tích theo Chiến lược quản lý hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2010 đã được chính phủ phê duyệt năm 2003.

Bảng 3.2. Các khu bảo tồn ở Việt Nam

TT Phân loại khu bảo tồn Số lượng Diện tích(ha)

1 Vườn quốc gia 28 957,330

2

Khu bảo tồn thiên nhiên 59 1.369,058

Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.283,209

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh 11 85,849

3 Khu bảo vệ cảnh quan 39 215,287

Tổng cộng 126 2.541,675

Tính đến năm 2005, số lượng các khu bảo tồn của Việt Nam là 126 khu bảo tồn đã tăng 58% so với năm 1995 (87 khu bảo tồn) và đạt tổng diện tích trên 2,5 triệu ha, chiếm gần 7,5% diện tích tự nhiên.

Các khu bảo tồn thiên nhiên đến nay đã được quy hoạch và quản lý chủ yếu thuộc hệ thống quản lý rừng đặc dụng. Hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước (68 khu), Khu bảo tồn biển và ven biển (26 khu) đã được đề xuất và chờ chính phủ phê duyệt. Bước đầu một số mô hình về quản lý đất ngập nước (như khu Ramsar: Xuân Thuỷ- Nam Định, khu Bàu Sấu-Đồng Nai) và khu bảo tồn biển (Hòn Mun, Cù Lao Chàm) đã được tiến hành thí điểm, xây dựng luận cứ để mở rộng hệ thống.

Phương pháp tiếp cận bảo tồn nguyên vị đa dạng từ bảo tồn loài, quần thể đến sinh cảnh, hệ sinh thái và vùng sinh thái. Xu hướng mở rộng không gian bảo tồn thông qua các liên kết (hành lang tự nhiên) giữa các khu bảo vệ

bước đầu được chú trọng (ví dụ như: Chương trình bảo tồn vùng sinh thái Trung Trường Sơn, hành lang xanh Bạch Mã-Phong Điền).

Hỗ trợ và phát triển vùng đệm xung quanh khu bảo tồn, khuyến khích sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên đã được xác định như là một “Nguyên tắc” cốt lõi.

Theo thống kê, giai đoạn 1995-2005 có khoảng 25 dự án bảo tồn và phát triển đồng bộ chú trọng tăng cường quản lý vùng đệm, phát triển cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của người dân vào việc bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn như ở Phù Mát (Nghệ An), Vũ Quang (Hà Tĩnh), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Cát Tiên (Đồng Nai), Chư Mom Rây (Kon Tum), U Minh Thượng (Kiên Giang).

Nhiều hình thức bảo tồn nguyên vị khác đã được chú trọng. Như đầu tư bảo vệ, khoanh nuôi súc tiến tái sinh và trồng bổ sung hoặc trồng rừng bằng các loài cây bản địa cho hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ đầu nguồn, xây dựng rừng giống chuyển hoá, bảo tồn trang trại các giống gia súc, gia cầm, cây ăn quả, cây thuốc bản địa có giá trị [10].

Biện pháp bảo tồn chuyển vị

Đây là biện pháp di chuyển để bảo tồn loài hoặc các vật chất di truyền của chúng đến nơi không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của chúng mà là một môi trường mới [2]. Biện pháp này bao gồm việc thành lập:

 Trạm đa dạng sinh học.  Vườn thực vật.

 Vườn động vật.

 Trạm cứu hộ động vật.

 Ngân hàng giống ở Việt Nam.

Ơ’ Việt Nam hệ thống các vườn thực vật, vườn động vật được củng cố và phát triển. Các loài thực vật sưu tập chủ yếu là các loài cây bản địa, bao gồm cây lâm nghiệp, cây thuốc, cây ăn quả và cây công nghiệp. Hai vườn thú

lớn nhất nước ta là: Vườn Thú Thủ Lệ – Hà Nội và Thảo Cầm Viên – TP Hồ Chí Minh hiện đang nuôi dưỡng nhiều loài động vật quý hiếm, đặc hữu, phục vụ mục đích tham quan, nghiên cứu và nâng cao nhận thức. Các ngân hàng giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật tiếp tục được duy trì ở các cơ sở nghiên cứu (viện, trường đại học… ).

Đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn đã thành lập được 11 vườn thực vật, điển hình như vườn Trảng Bom (Đồng Nai) với 180 loài, vườn Cầu Hai (Vĩnh Phú) với 110 loài và vườn Cẩm Quỳ (Hà Tây) với 61 loài, vườn Eaklac (Đăk Lăk) với 100 loài cây, vườn Bách Thảo (Hà Nội) gần 200 loài.

Hoạt động của các trung tâm cứu hộ động vật bước đầu đã có những kết quả tích cực, như trung tâm cứu hộ Linh trưởng và trung tâm cứu hộ Rùa Cúc Phương. Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Sóc Sơn – Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)