Môi trườngPhát triển bền vững
4.1.2.5. Giáo dục môi trường
Vườn quốc gia Ba Vì đã quan tâm đến công tác giáo dục môi trường cho cán bộ, công nhân viên, cồng đồng dân cư các xã vùng đệm và đặc biệt là khách du lịch đến tham quan. Từ năm 1991-1995, Vườn đã thành lập trung tâm “Giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp”. Trung tâm có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp cho học sinh, sinh viên ở Hà Nội đồng thời tuyên truyền cho nhân dân vùng đệm quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học vườn quốc gia Ba Vì.
Năm 1993, Vườn thành lập ban “Dịch vụ du lịch”. Ban này có trách nhiệm tổ chức các hoạt động dịch vụ đón tiếp khách du lịch đến tham quan, học tập, nghiên cứu, làm việc tại Vườn. Ban dịch vụ du lịch có trách nhiệm
tuyên truyền, giới thiệu với du khách về công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học của Vườn, bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt, Vườn đã kết hợp với chính quyền địa phương, các trường phổ thông trung học, phổ thông cơ sở đóng trên địa bàn xung quanh Vườn tuyên truyền vận động, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về rừng, thi vẽ về các đề tài về bảo vệ rừng bảo vệ môi trường sinh thái, sáng tác các thông điệp về bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những hoạt động của Vườn quốc gia Ba Vì chưa đủ làm thay đổi nhận thức của đa số người dân về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học (bảng 4.3). Số người ít quan tâm đến bảo vệ rừng còn chiếm trên 30% số người được hỏi. Còn trên 60% số người được hỏi cho rằng bảo vệ rừng là của kiểm lâm, còn họ không có trách nhiệm liên quan.
Bảng 4.3. Nhận thức của người dân về bảo vệ rừng
Đơn vị: %
Tản
Lĩnh Ba Trại Yên Bài
Vân Hoà Minh Quang Khánh Thượng
Được biết về đa dạng sinh học 23 17,5 36,2 31,7 24,8 26,5 Được nghe phổ biến quy định về bảo vệ rừng 63,2 71,6 67,3 82,1 74,5 76,8 Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng 70,8 67,5 62,0 59,2 78,4 69,2 ít quan tâm đến vấn đề bảo vệ rừng 38,7 25,6 40,5 45,8 34,5 39,4 Bảo vệ rừng là việc của kiểm lâm
72,5 68,0 63,7 65,7 62,6 56,5