Hoạt động của Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái và Giáo Dục Môi Trường Vườn Quốc Gia Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 69 - 73)

Môi trườngPhát triển bền vững

4.2.2.1. Hoạt động của Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch Sinh Thái và Giáo Dục Môi Trường Vườn Quốc Gia Ba Vì

Dục Môi Trường Vườn Quốc Gia Ba Vì

Năm 1993, vườn quốc gia Ba Vì đã thành lập ban dịch vụ du lịch, là ban đầu tiên chuyên trách việc tổ chức các hoạt động dịch vụ đón tiếp khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, làm việc tại Vườn.

Ngày 21/05/2003, trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường vườn quốc gia Ba Vì được thành lập nhằm phát triển du lịch sinh thái ở Vườn, tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường và hướng nghiệp lâm nghiệp, hợp tác nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và thi công các công trình liên quan đến cảnh quan môi trường, tư vấn hướng dẫn và giám sát các hoạt động có tác động đến môi trường rừng của các doanh nghiệp du lịch có thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái.

Dịch vụ du lịch sinh thái

Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì đã tổ chức được nhiều hoạt động tiếp thị, quảng cáo như phát tờ rơi giới thiệu về thông tin của vườn quốc gia Ba Vì nói chung và các dịch vụ du lịch sinh thái. Hoàn

thành trang web giới thiệu về vườn quốc gia Ba Vì (hoạt động tại địa chỉ: www.VuonquocgiaBavi.com). Kết hợp với đài truyền hình kỹ thuật số VTC cho ra đời đĩa VCD “Du lịch sinh thái vườn quốc gia Ba Vì” (Được phát sóng trên đài VTC năm 2005). Ngoài ra, văn phòng đại diện trung tâm (tại 114, Hoàng Quốc Việt) còn tổ chức nhiều chương trình marketing, trực tiếp khai thác và đưa đón khách du lịch lên vườn quốc gia Ba Vì.

Hướng dẫn khách du lịch tham quan Vườn và tổ chức tuyên truyền, giới thiệu về môi trường thiên nhiên và đa dạng sinh học, qua đó nâng cao nhận thức về môi trường cho du khách.

Tổ chức, quản lý kinh doanh các dịch vụ du lịch sinh thái tại cốt 400 và cốt 1.100 bao gồm: 25 phòng nghỉ, 1 nhà sàn phục vụ hội thảo, 2 khu cắm trại đốt lửa trại sân khấu ngoài trời, 2 sân tennis, 1 bể bơi lớn, 5 nhà hàng phục vụ ăn uống. Tổ chức các buổi tham quan cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc Dao, Mường ở vùng đệm.

Các hoạt động kinh doanh du lịch của Trung Tâm đều phát triển trong những năm qua. Lượng khách đến tham quan ngày càng đông nên nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ tăng lên (bảng 4.4 ).

Bảng 4.4. Kết quả kinh doanh ở Trung tâm du lịch sinh thái

Đơn vị: triệu đồngNguồn: [13]

Năm Nguồn thu

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Thu phí thắng cảnh 180 195 210 218 225 378 434 Thu phí gửi xe 60 62 65 67 68 102 115 Kinh doanh dịch vụ ăn uống 50 60 70 85 95 67 81 Kinh doanh buồng phòng 60 75 90 95 112 60 67 Kinh doanh các loại hình dịch

vụ khác

20 30 35 30 25 13 22

Từ các số liệu ở bảng 4.4 cho thấy, từ năm 1999 đến nay hầu hết các hoạt động dịch vụ du lịch sinh thái đều tăng, trong đó tăng đều và ổn định là tham quan cảnh quan thiên nhiên. Điều này nói lên thành công của vườn quốc gia Ba Vì trong việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch sinh thái theo nguyên tắc bền vững. Nó cũng phản ánh nhu cầu tham quan cảnh quan, khám phá những bí ẩn thiên nhiên của khách du lịch có xu hướng gia tăng. Kết quả phân tích số liệu trên còn cho thấy, mặc dù số lượng khách du lịch đến Vườn tăng nhưng số khách lưu lại qua đêm không tăng nhiều nên doanh thu từ cho thuê phòng tăng không đáng kể. Doanh thu từ các dịch vụ tăng không dáng kể trong khoảng thời gian từ 1999 - 2005, nói lên sự yếu kém về các dịch vụ du lịch của Vườn đặc biệt là các công trình tham quan vui chơi giải trí và lưu giữ khách lại trong khu vực.

Giáo dục môi trường

Trung tâm đã tổ chức tuyên truyền giáo dục môi trường cho hàng ngàn lượt người đến tham quan Vườn dưới nhiều hình thức như nói chuyện chuyên đề, tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, viết thông điệp vẽ logo vườn quốc gia Ba Vì cho các em học sinh trung học cơ sở. Nội dung tuyên truyền, giáo dục môi trường toàn diện gồm:

 Phát triển lâm nghiệp bền vững.

 Giới thiệu các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh quan, khu bảo tồn văn hoá lịch sử.

 Các văn bản pháp luật về bảo tồn thiên nhiên,

 Giới thiệu đặc điểm, tập quán văn hoá truyền thống của các dân tộc trong vùng.

 Đa dạng sinh học và kế hoạch tồn đa dạng sinh học của các vườn quốc gia hiện nay.

Hộp 4.1. Tuyên truyền môi trường còn hạn chế

Hiện nay, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học còn nhiều bất cập. Có đến 75% người dân xã tôi không biết đến những vấn đề liên quan đến môi trường và đa dạng sinh học. Họ chưa được cơ quan, tổ chức nào giúp đỡ mà họ cũng không quan tâm nữa. Chúng tôi đành bó tay vì “lực bất tòng tâm”. Muốn tuyên truyền thì cần có tiền, có người hướng dẫn nhưng chúng tôi lấy đâu ra. Chúng tôi thấy cần thiết phải tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp với người dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, tổ chức các buổi sinh hoạt văn nghệ, thi vẽ cho các em nhỏ, phát thanh tuyên truyền. Người dân ở đây thích xem văn nghệ lắm.

Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thu, Chủ tịch xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Tây ngày 15 - 2 - 2006

Trung tâm phối hợp với các hội “Các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam” tổ chức các buổi toạ đàm về: du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại phòng hội thảo số 114, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

Các hoạt động giáo dục môi trường do Vườn quốc gia Ba Vì tiến hành đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn hẹp, thiếu nhân lực nên các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên và chưa có chiều sâu. Đối tương tác động mới chủ yếu là khách du lịch. Đối với người dân các xã vùng đệm thì việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường còn rất hạn chế. Phần lớn người dân chưa được tập huấn hoặc phát tài liệu về môi trường (hộp 4.1).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)