Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 34 - 37)

Môi trườngPhát triển bền vững

3.3.3.3. Những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch sinh thá

Muốn phát triển du lịch sinh thái cần phải có những điều kiện sau đây:

Tồn tại các hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao

Đây là một điều kiện quyết định để phát triển du lịch sinh thái, bởi vì du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học là cơ sở tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch, nhờ đó du lịch sinh thái mới tồn tại và phát triển được. Có thể nói nếu không có sự đa dạng sinh học thì không thể có du lịch sinh thái.

Cán bộ quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái phải có trình độ chuyên môn và hiểu biết về đa dạng sinh học

Muốn du lịch sinh thái phát triển, cần phải có đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, không chỉ nắm bắt được các kiến thức về du lịch mà còn có trình độ hiểu biết nhất định về các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá ở địa

phương. Họ có khả năng tuyên truyền, giải thích cho khách du lịch về văn hoá, lịch sử và đa dạng sinh học, góp phần nâng cao nhận thức cho du khách về môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

Du lịch sinh thái đòi hỏi những người quản lý, điều hành du lịch phải nắm vững và tôn trọng các nguyên tắc của du lịch sinh thái. Một mặt, các nhà quản lý, điều hành du lịch sinh thái quan tâm đến lợi nhuận do du lịch mang lại nhưng mặt khác họ phải quan tâm đến việc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua các hạot động thiết lập quan hệ hợp tác với nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị thiên nhiên và văn hoá, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch [9]. Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác.

Giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực của du lịch sinh thái đến môi trường

Hoạt động du lịch sinh thái thường có những tác động tiêu cực đến tự nhiên và môi trường. Nếu không có các biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực sẽ làm mất đi cơ sở phát triển bền vững của du lịch sinh thái. Du khách sẽ không đến những nơi mà họ không có cơ hội thoả mãn về sự khám phá đa dạng sinh học cũng như các giá trị tự nhiên, lịch sử, văn hoá khác.

Để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường, du lịch sinh thái cần tính toán đến lượng khách tham quan một cách hợp lý, đảm bảo sự hài hoà giữa lượng khách tham quan và môi trường. Du lịch sinh thái cần phải tuân thủ các quy định của “Sức chứa”, tính toán số lượng khách đến một địa điểm trong cùng một thời điểm sao cho phù hợp về mặt vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và trình độ quản lý của các người làm du lịch.

Dưới góc độ vật lý: Sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách mà khu vực có thể tiếp nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn

tối thiểu về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của du khách.

Dưới góc độ sinh học:Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu số lượng du khách tham quan quá lớn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động bất lợi cho hệ sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi mà họ sử dụng. Sức chứa này sẽ đạt tới giới hạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có những ảnh hưởng tới tập tính của các loài thú hoang dã và làm cho môi trường sinh thái bị xuống cấp như: rác thải, đất đai xói mòn, ....

Dưới góc độ tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì du khách cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác. Khi đó, mức độ thoả mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tình trạng quá đông đúc.

Dưới góc độ xã hội: Sức chứa được hiểu là giới hạn về lượng du khách đến mà hoạt động du lịch tác động tiêu cực đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực, tập quán sinh hoạt và bản sắc văn hoá của cộng đồng người dân địa phương.

Dưới góc độ quản lý: Sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng tiếp nhận. Nếu số lượng khách du lịch vượt quá giới hạn cho phép thì năng lực quản lý của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội [11].

Thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch:

Việc thoả mãn những mong muốn được khám phá, hiểu biết của khách du lịch về kinh nghiệm, hiểu biết đối với tự nhiên của văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng sự hiểu biết của du khách có ví trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn. Những gì họ

đã nhìn thấy và khám phá được có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, quan niệm, tâm tư tình cảm của họ về môi trường, xã hội và cộng đồng [5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch sinh thái bền vững ở vườn quốc gia ba vì và vùng đệm trong nền kinh tế thị trường​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)