Kinh nghiệm của Hoa Kỳ:Chương trình hỗ trợ tín dụng của Hoa Kỳ sẽ do Cục Quản lý kinh doanh nhỏ của Hoa Kỳ (SBA) trực tiếp quản lý, nguồn vốn tài trợ cho chương trình này được lấy từ các khoản hỗ trợ, đầu tư của 5000 NHTM, công ty tài chính, 170 tổ chức phi chính phủ, Viện Tài chính phát triển cộng đồng và khoảng 300 công ty đầu tư tài chính tư nhân. Chương trình hỗ trợ tín dụng cho DNNVV của Hoa Kỳ được chia làm 3 chương trình cụ thể như sau:
- Chương trình cho vay 7(a): đây là chương trình có mức hỗ trợ tín dụng cao nhất cho các DN với các khoản bảo lãnh lên tới 5 triệu USD. Theo SBA, trung bình hàng năm có khoảng 50.000 khoản bảo lãnh với số tiền hàng chục tỷ USD được giải ngân thông qua chương trình này.
- Chương trình 504: đây là chương trình bảo lãnh lớn tiếp theo, mức hỗ trợ tín dụng tối đa cho chương trình này là 5 triệu USD phục vụ cho các mục đích mua sắm tài sản.
- Các chương trình hỗ trợ tín dụng nhỏ lẽ khác, trong đó đáng chú ý là chương trình hợp tác với Chính phủ Canada. Trong chương trình này Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp giải ngân các khoản vay cho DN mà trách nhiệm này sẽ do Canada đảm trách thông qua một cơ quan hỗ trợ tài chính ở Hoa Kỳ là Ngân hàng phát triển doanh nghiệp (BDB). Theo đó, một DN bắt đầu gia nhập thị trường có thể sẽ được hỗ trợ tối đa 25.000 đô Canada còn đối với các DN đang hoạt động thì có thể được hỗ trợ tối đa 50.000 đô Canada, thời gian hoàn trả vay vốn của chương trình này là 7 năm và DN được lựa chọn 2 hih2 thức trả lãi là linh hoạt hoặc cố định.
Bên cạnh hỗ trợ tín dụng thì Hoa Kỳ còn có chương trình hỗ trợ quản lý và đào tạo lao động, SBA thành lập và quản lý mạng lưới các Trung tâm phát triển DNNVV chịu trách nhiệm tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho các DNNVV. Chương trình Hỗ trợ công nghệ và xúc tiến xuất khẩu với việc thành lập các Chương trình chuyển giao công nghệ kinh doanh nhỏ, Quỹ hợp tác mở rộng chế tạo và chương trình nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ nhằm mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng triễn khai các
mô hình kinh doanh hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh cho DNNVV. Đối với xúc tiến xuất khẩu thì Hoa Kỳ thành lập Ủy ban điều phối xúc tiến xuất khẩu với nhiệm vụ cung cấp các thông tin về thị trường nước ngoài, pháp luật và thông lệ quốc tế cùng với các dịch vụ hỗ trợ khác thông qua 100 văn phòng trên khắp Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm Vương Quốc Anh: Từ những năm 1980, nước Anh đã triễn khai các chương trình hỗ trợ cho DNNVV, hiện nay, các chính sách hỗ trợ cho DNNVV được chia thành 6 nội dung chính.
- Hỗ trợ nhỏ: gồm các giải pháp hỗ trợ giảm lãi suất và hỗ trợ về thuế.
- Bãi bỏ các quy định: giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi cho các DNNVV.
- Các chính sách hỗ trợ cho từng khu vực. - Hỗ trợ tài chính
Hệ thống bảo lãnh các khoản vay cho các DN nhỏ tại vương quốc Anh (Small Firms Loan Guarantee Scheme) được thực hiện với các nội dung sau:
Bảng 2.1 Hệ thống bảo lãnh các khoản vay DN nhỏ tại Anh
Đối tượng xem xét bảo lãnh
Các công ty có mức doanh thu không vượt quá 1,5 triệu bảng (đối với ngành sản xuất là 3 triệu bảng)
Giá trị và kỳ hạn các khoản vay
Tổng giá trị khoản cho vay từ 5 nghìn bảng đến 100 nghìn bảng (đối với các DN đang hoạt động từ 2 năm trở lên giá trị khoản vay sẽ là từ 5 nghìn đến 250 nghìn bảng)
- Thời gian cho vay từ 2-10 năm
Tỷ lệ bảo lãnh 70% tổng giá trị khoản vay (85% đối với công ty đã hoạt động từ 2 năm trở lên)
Phí bảo lãnh 1.5% giá trị khoản vay (0.5% nếu trong trường hợp khoản vay có lãi suất cố định)
Các cơ quan liên quan
Có 19 cơ quan tài chính liên quan do Chính phủ bổ nhiệm
Khoản vay tài trợ cho các chương trình đào tạo DN nhỏ (Small Firm Training Loan): cung cấp khoản vốn vay cho chương trình đào tạo của các công ty có từ 50 (hoặc hơn) lao động.
Hệ thống đầu tư DN (Enterprise Investment Scheme): cung cấp các khoản ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư để họ đầu tư vào các công ty mà Nhà nước chỉ định.
- Hỗ trợ gián tiếp: cung cấp thông tin, tư vấn doanh nghiệp về công nghệ, thị trường xuất khẩu
- Xây dựng mối quan hệ giữa Chính phủ và DNNVV: Xây dựng đơn vị đảm nhận nhiệm vụ thực hiện chính sách DNNVV
Một đặc điểm nổi bật của các chính sách hỗ trợ DNNVV ở Anh là các chính sách này không dựa trên việc bảo hộ DNNVV mà tuân theo cơ chế, nguyên tắc của thị trường và được thực hiện theo trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ. Chính phủ Anh cũng rất chú trọng vào hoạt động đào tạo cho DN và thiết lập vườn ươm DN để duy trì và phát triển sự năng động của khu vực tư nhân nhằm thực hiện mục tiêu của quốc gia trong việc tạo công ăn việc làm cho xã hội, xúc tiến và cải thiện tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức
Giống như các quốc gia khác, hệ thống DNNVV cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, theo thống kê của nước này thì DNNVV đóng góp xấp xỉ 50% GDP tương ứng với số lượng doanh nghiệp chiếm 97%, chiếm 70% tổng số lao động, vì vậy, chính phủ Đức rất chú trọng đến việc hỗ trợ DNNVV. Ở Đức, có hai ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính dành cho DNNVV ở cấp liên bang là Ngân hàng đền bù Đức (DtA) - cung cấp các khoản vốn đầu tư khởi nghiệp cho doanh nghiệp và Ngân hàng tái xây dựng và phát triển (KfW) - cung cấp các khoản vay vốn cho các doanh nghiệp đang hoạt động. Điểm đặc biệt của hệ thống này là hai ngân hàng này không cho vay trực tiếp các DNNVV mà sẽ thực hiện cấp khoản vay thông qua hệ thống tài chính gián tiếp là “house bank” điều này sẽ giúp giảm được gánh nặng rủi ro trong việc phân tích và quyết định hồ sơ cho vay, qua đó giảm chi phí hoạt động. Đối với doanh nghiệp đã là khách hàng của “house bank” thì sẽ không cần phải giải trình một cách chi tiết về hoạt động kinh doanh của mình, do vậy vừa tiết kiệm thời gian, chi phí vừa nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của DN.
Tuy nhiên, việc có hai ngân hàng cùng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho DNNVV đã dẫn đến sự chồng chéo do vậy đã giảm hiệu quả của hệ thống này, vì vậy Chính phủ Đức tiến hành hợp nhất 2 ngân hàng DtA và KfW thành ngân hàng KfW mới, nhiệm vụ chính vẫn là hỗ trợ nguồn tài chính cho các DNNVV của Liên bang. Sau khi hợp nhất thì hệ thống “house bank” vẫn tiếp tục đóng vai trò trung gian cho các khoản vay hỗ trợ cho DNNVV.
Bảng 2.2 Hệ thống hổ trợ DNNVV “House bank” tại Đức
Kinh nghiệm của Nhật Bản
Với việc DNNVV chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp của toàn nền kinh tế, sử dụng 70% lao động và tạo ra hơn 50% giá trị gia tăng trong ngành sản xuất tại Nhật Bản, do vậy hệ thống DNNVV được xem là là xương sống của nền kinh tế tại quốc gia này. Hệ thống các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV ở Nhật Bản có lịch sử hoạt động lâu đời và rất hoàn thiện, hệ thống này được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa các cơ quan với nhau và đầu mối chỉ đạo chung là Tổng cục
Kỳ hạn Thời gian gia hạn Chính sách lãi suất Tỷ lệ khoản cho vay Giá trị lớn nhất của khoản vay Phí ngân hàng Quỹ Phát triển ERP 15 năm 3 năm Cố định trong 10 năm 50%/tổng số nhu cầu 500.000 Euro 1% Quỹ Phát triển DtA 10 năm 2 năm Cố định trong 10 năm 75%/ tổng số nhu cầu 2 triệu Euro/năm 1% Vốn hoạt động DtA 5-6 năm 1 năm hoặc không gia hạn Cố định Không có tỷ lệ 2 triệu Euro/năm 1% Quỹ phát triển cầm cố ERP
20 năm 10 năm Thay đổi theo năm Không có tỷ lệ 500.000 Euro 0.4% (10 năm đầu) và 0.2% (giaiđoạn sau) Khoản vay nhỏ
10 năm 2 năm Cố định Không có tỷ lệ 50.000 hoặc 250.000 Euro 500-600 Euro
doanh nghiệp vừa và nhỏ (Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp). Tại Nhật, việc hỗ trợ tài chính cho DNNVV sẽ do 3 tổ chức tài chính thực hiện, gồm: Tập đoàn Tài chính Nhật Bản Phục vụ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa, Tập đoàn Tài chính Quốc gia và Ngân hàng Hợp tác Trung ương Công Thương Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của nước này thì các khoản cho vay của 3 tổ chức tài chính này dành cho các DNNVV chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn đầu tư của Nhật Bản.
- Tập đoàn Tài chính Nhật Bản Phục vụ cho các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa: đây là tổ chức có quy mô lớn nhất trong 3 tổ chức trên, đối tượng hỗ trợ phổ biến là các DNNVV có quy mô lớn nhất, các khoản vay của tổ chức này được chia làm 2 dạng là: phục vụ cho nhu cầu mua sắm trang thiết bị (bao gồm đất đai, nhà xưởng và máy móc thiết bị) và các khoản cho vay đặc biệt phục vụ cho việc đầu tư phát triển công nghệ mới vì lợi ích xuất khẩu.
- Ngân hàng Hợp tác Trung ương Công Thương Nhật Bản: tổ chức này chủ yếu cung cấp vốn cho các DN thành viên, các điều kiện phê duyệt, lãi suất và chính sách ưu đãi sẽ phụ thuộc vào lượng vốn vay. Nhìn chung, những DN mới thành lập có thể được Ngân hàng này chấp thuận cho vay không cần TSĐB tối đa khoảng 10 triệu Yên. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp đặc biệt, các DN mới thành lập cũng có thể nộp đơn xin vay vốn tới Tập đoàn Tài chính Nhật Bản Phục vụ các Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa với lãi suất thường là thấp, kỳ hạn dài. Thậm chí, khi gặp thua lỗ, các DN mới thành lập có thể nộp đơn xin chính phủ trợ giúp tài chính.
- Các tổ chức bảo lãnh tín dụng: Ban đầu, các hiệp hội bão lãnh tín dụng được thành lập tại các địa phương nhằm bảo lãnh các khoản vay của DNNVV với các TCTC phi chính phủ. Các hiệp hội này ủy thác cho các TCTC hoặc các cơ quan xã hội thẩm định các DN xin cấp bảo lãnh, phí bảo lãnh thường nằm ở mức từ 0.5% đến 1% giá trị vay vốn và được trích trực tiếp từ khoản vay. Sau đó, chính phủ đã thành lập quỹ bảo hiểm tín dụng vào năm 1958. Quỹ này một mặt sẽ đảm bảo cho các khoản cho vay được cấp bởi các hiệp hội bảo hiểm tín dụng (trường hợp các DN không còn khả năng trả nợ, các hiệp hội
này vẫn có thể được hoàn trả từ 70-80% tiền bảo hiểm), mặt khác, quỹ này cũng cấp những khoản vốn cả ngắn lẫn dài hạn cho các hiệp hội bảo lãnh tín dụng. Với các vai trò đặc biệt của mình, Quỹ bảo hiểm tín dụng đã đảm bảo sự vận hành ổn định và hiệu quả của các hiệp hội bảo lãnh tín dụng.
Các tổ chức hỗ trợ tài chính trên không chỉ cung cấp các khoản vay bằng tiền cho DNNVV mà còn thực hiện hỗ trợ các DN dưới các hình thức khác như cho thuê tài chính, cấp bù lãi suất chênh lệch cho DN khi đi vay ở các TCTD, hoặc trả toàn bộ phần lãi suất cho DN khi vay vốn ở các TCTD để thực hiện đầu tư…
Bên cạnh đó, việc cho vay không cần tài sản thế chấp tương đối phổ biến và hiệu quả: Các TCTC Nhật Bản sẽ tiến hành cho vay tín chấp chỉ thông qua việc đánh giá PASXKD của DN. Để việc cấp tín dụng tín chấp diễn ra một cách hiệu quả thì các TCTD cần phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa cấp quận vì đây là cơ quan nắm rõ nhất hoạt động thực tế của một DN trên địa bàn. Việc DN thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ thuế được coi là bằng chứng chứng minh hiệu quả kinh doanh của DN và những DN làm ăn tốt sẽ được tạo điều kiện để hưởng những ưu đãi của nhà nước. Điều này đã cho thấy, sự liên kết giữa chính quyền và các TCTC trong việc hỗ trợ tài chính cho DNNVV rất chặt chẽ, qua đó, việc triễn khai các chương trình hỗ trợ tài chính cho các DNNVV tại quốc gia này rất hiệu quả.
Kinh nghiệm của Mexico
Chương trình bao thanh toán trực tuyến NAFIN
Mexico đã giúp các DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn TD một cách hiệu quả thông qua chương trình bao thanh toán trực tuyến NAFIN. Bao thanh toán là một dạng tài trợ đối với nhà nhà cung cấp, trong đó các công ty sẽ bán các khoản phải thu của mình cho ngân hàng với giá thấp hơn giá trị thực để nhận lấy tiền mặt tức thì. Khác với các hình thức tín dụng thông thường, rủi ro của bao thanh toán chỉ dựa trên mức độ rủi ro của các khoản phải thu mà không dựa vào rủi ro của người đi vay. Do vậy, bao thanh toán trở thành công cụ tài trợ hữu hiệu cho người đi vay có rủi ro cao hay chưa được biết đến rộng rãi trên thị trường. Bao thanh toán có 2 dạng: bao thanh
toán truyền thống là các DNNVV sẽ bán các khoản phải thu cho TCTC có DN bao thanh toán, bao thanh toán ngược là các TCTC chủ động mua các khoản phải thu của DN, bao thanh toán trực tuyến NAFIN là một dạng của bao thanh toán ngược. Cụ thể, chương trình NAFIN sẽ cung cấp dịch vụ bao thanh toán trực tuyến cho các nhà cung cấp là các DNNVV thông qua hệ thống internet hiệu quả, chương trình tạo này đã tạo ra một cầu nối hữu hiệu giữa người mua là những DN lớn với tình hình tài chính lành mạnh, rủi ro tín dụng thấp và người bán là những DN nhỏ rủi ro tín dụng cao không thể tiếp cận được nguồn tài trợ từ khu vực ngân hàng chính thức. Chương trình NAFIN giúp các nhà cung cấp nhỏ bán các khoản phải thu của họ từ những khách hàng lớn cho ngân hàng để có được nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Điều này vừa giúp các NH có thể cung cấp các khoản tín dụng của mình vừa giúp DNNVV có thể vay vốn NH một cách hiệu quả và tiết kiệm.
Hoạt động của NAFIN
NAFIN cung cấp dịch vụ bao thanh toán trực tuyến dựa trên việc ứng dụng nền tảng điện tử. Trong Website của NAFIN, mỗi DN lớn được dành riêng một trang web còn các DN nhỏ được nhóm lại thành các nhóm khác nhau theo tiêu chí phân loại là mối quan hệ kinh doanh với các DN lớn. Các DN và NAFIN sẽ ký kết một bản hợp đồng về việc thực hiện bán hàng điện tử và giao dịch các khoản phải thu. Khi bên bán hàng thực hiện giao hàng và hóa đơn cho bên mua thì bên mua sẽ có trách nhiệm đăng một văn bản chấp nhận chuyển nhượng thương phiếu lên trang web của mình, trong đó phải nêu rõ số tiền được bao thanh toán, thông thường số tiền này sẽ bằng với giá trị của khoản phải thu. Sau đó, bên bán sẽ truy cập vào trang Web của người mua trên Website của NAFIN để xác định những khoản phải thu nào được chấp nhận bao thanh toán và lãi suất đi kèm là bao nhiêu. Do có thể có nhiều TCTC cùng chấp nhận một khoản phải thu nhưng các điều kiện và lãi suất đưa ra là khác nhau, khi đó bên báng hàng sẽ chọn lựa xem điều kiện của TCTC nào là có lợi nhất cho mình rồi