.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu gần đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 37 - 42)

Tác giả Dữ liệu Biến phụ

thuộc Biến độc lập Kết quả

Mercieca và cộng sự (2006) 755 ngân hàng nhỏ của 15 nước Châu Âu từ 1997 đến 2003 ROE, ROA có điều chỉnh rủi ro, Z- score

Đa dạng hóa, dư nợ

cho vay, tăng

trưởng tài sản, tiết kiệm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

Các ngân hàng nhỏ đa dạng hóa thu nhập sẽ làm giảm kết quả kinh doanh do khả năng không quản lý được rủi ro khi mở rộng hoạt động Sanya và Wolfe (2010) 226 ngân hàng ở 11 quốc gia ROE, ROA có điều chỉnh rủi ro, Z-

Biến trễ của biến phụ thuộc, đa dạng hóa, quy mơ, tỷ lệ

Đa dạng hóa thu nhập đem lại lợi ích cho các ngân hàng

mới nổi score vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tăng trưởng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay/tài sản, tăng trưởng GDP, lạm phát cụ thể là làm tăng chỉ số lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro và làm giảm rủi ro phá sản Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016) 320 ngân hàng của 29 nước tại Châu Phi từ năm 2002 đến năm 2013 ROE, ROA có điều chỉnh rủi ro, Z- score

Biến trễ của biến phụ thuộc, đa dạng hóa (gồm hai biến: đa dạng hóa thu nhập chỉ tính từ lãi và thu nhập ngoài lãi và đa dạng hóa tính thêm hoa hồng

phí, thu nhập

thương mại và hoạt động khác), hiệu quả, quy mô, tỷ lệ

vốn chủ sở

hữu/tổng tài sản, tăng trưởng GDP, lạm phát

đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng làm tăng chỉ số lợi nhuận trên tài sản đã điều chỉnh rủi ro (RAROA) nhưng lại khơng có ảnh hưởng lên rủi ro và chỉ số lợi nhuận trên VCSH đã điều chỉnh rủi ro (RAROE) Nguyễn Thị Cành và Hồ Thị Hồng Minh (2015) 22 NHTM tại Việt Nam từ giai đoạn năm 2007 đến 2013

ROA, ROE Đa dạng hóa thu

nhập, Dư nợ cho vay/tài sản, Nợ xấu/tổng dư nợ, VCSH/tổng tài sản, tiền gửi khách

Đa dạng hóa thu nhập có tương quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam

hàng/tổng nợ phải trả, chi phí hoạt động/thu nhâp hoạt động, quy mô, trưởng GDP, lạm phát Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) 37 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2013 ROA, ROE, ROA điều chỉnh rủi ro, ROE điều chỉnh rủi ro, chỉ số Z- score

Đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay/tài sản, quy mô, tốc độ tăng trưởng tài sản, tỷ lệ huy động, tốc độ tăng trưởng cho vay

Đa dạng hóa thu nhập hoạt động thì lợi nhuận thu về

càng cao. Tuy

nhiên, ngân hàng có mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro càng giảm

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã nêu lên cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu bao gồm lý thuyêt về lợi nhuận, các nguồn lợi nhuận và phương pháp đo lường; về rủi ro, rủi ro phá sản và phương pháp đo lường; về phân loại thu nhập NHTM, đa dạng hóa thu nhập và cách thức đo lường đa dạng hóa thu nhập NHTM. Bên cạnh, chương này cũng đã lược khảo các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước về ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Đây chính là cơ sở nền tảng cho nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Chương này tác giả sẽ trình bày giả thuyết nghiên cứu và mơ hình định lượng để lượng hóa mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và một số yếu tố khác lên rủi ro và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, chương này cũng sẽ trình bày mơ tả dữ liệu nghiên cứu thuộc 40 ngân hàng cùng các số liệu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2000 đến 2017.

3.1 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu định lượng: dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp.

 Dữ liệu thứ cấp: Đơi khi người nghiên cứu có thể sử dụng các dữ liệu có sẵn hoặc trong một phần số liệu từ các nghiên cứu trước để phân tích. Cách làm này có ưu điểm là tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu. Tuy nhiên các dữ liệu sẵn có thường khơng đầy đủ, tính cập nhật thấp. Mức độ tin cậy của các dữ liệu này phụ thuộc vào độ tin cậy của các nghiên cứu trước.

 Dữ liệu sơ cấp: Đây được hiểu là dữ liệu đã có trong thực tế nhưng chưa ai thu thập. Để thu thập dữ liệu, cần phải tiến hành khảo sát, điều tra. Công việc sẽ phức tạp hơn nhiều, tốn thời gian và chi phí. Tuy nhiên đây là trường hợp phổ biến của nghiên cứu định lượng. Độ tin cậy của thông tin thu thập phụ thuộc vào kỹ năng khảo sát, điều tra của nhà nghiên cứu.

Nghiên cứu này được thực hiện với mẫu dữ liệu không chỉ tập trung vào một vài ngân hàng thương mại như ở các nghiên cứu trước đây, phạm vi nghiên cứu của luận văn được mở rộng phân tích cho các NHTMCP tại Việt Nam, bao gồm các ngân hàng có vốn sở hữu Nhà nước, các ngân hàng tư nhân và kể cả các ngân hàng thương mại nước ngoài. Nếu phân chia theo cơ cấu sở hữu, các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm NHTMCP khơng có sở hữu Nhà nước và các NHTMCP nhà nước chiếm cổ phần đáng kể. Dữ liệu gồm các BCTC và BCTN của các NHTCM tại Việt Nam được lấy từ Bankscope cũng như các website của các ngân hàng. Dữ liệu bảng không cân bằng với số mẫu quan sát là 437. Dữ liệu GDP, INF được lấy từ trang của Tổng cục thống kê.

Dữ liệu tính tốn các biến nội tại bên trong ngân hàng của các mơ hình được ưu tiên thu thập từ báo cáo tài chính năm đã qua kiểm tốn, sau đó mới đến số liệu nội bộ của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu. Các báo cáo Tài chính được tác giả thu thập từ dữ Bankscope và từ công ty Cổ phần Stoxplus.

Về khoảng thời gian nghiên cứu, 18 năm tuy không quá dài nhưng cũng đủ để thấy được sự phát triển của các ngân hàng nói chung và sự thay đổi của hiệu quả kinh doanh nói riêng. Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu này vì đây là thời kỳ hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua 3 giai đoạn phục hồi, suy giảm, tăng trưởng, đặc biệt là việc thực hiện đề án 254 “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015”. Trước khi thực hiện đề án 254 là thời kỳ các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng đang dần phục hồi sau khủng hoảng tài chính và suy thối tồn cầu, NHNN điều hành nới lỏng chính sách tiền tệ nên tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng rất thấp, dưới 3%. Năm 2012 là năm bản lề quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng, Chính Phủ về ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội đi đôi với tăng trưởng và cơ cấu lại ngân hàng theo đề án 254, diễn biến nền kinh tế phức tạp, rủi ro gia tăng, NHNN đã thắt chặt chính sách tiền tệ. Năm 2013 -2015 là giai đoạn then chốt của đề án 254, kinh tế phục hồi và tích cực phát triển, nợ xấu cũng giảm xuống (2015: 2,55%), năm 2015 là năm bắt đầu hệ thống ngân hàng đi vào ổn định sau một thời gian thực hiện đề án 254, hệ thống ngân hàng phục hồi tích cực phát triển. Hơn nữa, nguồn số liệu của thời kỳ nghiên cứu này bảo đảm tính đồng bộ hơn, đẩy đủ hơn, có độ tin cậy cao hơn, và phản ánh tốt việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Từ bộ dữ liệu thu thập được, các chỉ tiêu cần thiết cho bài nghiên cứu được tính tốn bằng phần mềm Microsoft Excel 2013. Sau đó, các số liệu này được đưa vào phần mềm thống kê Stata 13 theo mơ hình Panel Data. Số liệu thu thập được tiếp tục được xử lý thơng qua việc phân tích tương quan giữa các biến độc lập và thống kê mơ tả các biến có trong mơ hình như việc quan sát phân tích các thống kê đặc trưng mơ tả từng biến như: trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn. Tiếp đến, phương pháp ước lượng trong xây dựng mơ hình hồi quy với số liệu mảng được

sử dụng, mà mơ hình được sử dụng là mơ hình GMM.

3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp định lượng 3.2.1 Phương pháp định lượng

Đây là Phương pháp nghiên cứu trọng tâm của luận văn này. Nghiên cứu định lượng dựa vào việc đo lường số lượng. Nghiên cứu định lượng được áp dụng đối với các hiện tượng có thể được diễn tả bằng số lượng (Kothari, 2004). Nghiên cứu định lượng thường gắn với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào quy trình suy diễn. Như vậy có thể đi đến một khái niệm khái quát về nghiên cứu định lượng như sau “Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau”.

Nghiên cứu định lượng thường hướng đến việc kiểm định các mơ hình giả thuyết được suy luận từ các lý thuyết đã có, từ đó củng cố hoặc bổ sung thêm các phát hiện mới (nếu có) cho lý thuyết đó. Ngồi mục tiêu trên, các nghiên cứu định lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và kinh doanh cịn có mục tiêu là đem đến cơ sở khoa học để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn.

Khi thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định lượng, để có cái nhìn tổng qt, đánh giá chuẩn xác về các chỉ tiêu, số liệu trong nghiên cứu, u cầu phải có phân tích thống kê mơ tả. Sau khi thực hiện các bước liên quan đến thu thập số liệu, có thể sử dụng phần mềm Stata để cho ra kết quả về thống kê mô tả bao gồm các đại lượng thống kê mô tả thường được sử dụng cụ thể trong bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)