STT Đại lượng Ý nghĩa
1 Trung bình Trung bình cộng các giá trị
2 Trung vị Giá trị chia số lượng quan sát trong mẫu ngẫu nhiên
nghiên cứu ra làm đôi
3 Mode Giá trị có tần số xuất hiện lớn nhất
4 Phương sai Bình phương độ lệch chuẩn
5 Độ lệch chuẩn Đo mức độ phân tán xung quanh giá trị trung bình
6 Khoảng biến
thiên
7 Giá trị lớn nhất Giá trị lớn nhất
8 Giá trị nhỏ nhất Giá trị nhỏ nhất
Ngoài ra, trong phương pháp định lượng, các nghiên cứu kết hợp sử dụng phân tích hồi quy đa biến. Việc thực hiện này dùng để kiểm tra các giả thuyết mà tác giả đã đặt ra và kiểm tra sự tương quan trong mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mơ hình hồi quy tuyến tính (Ordinary Least Squares - OLS) có dạng tổng qt của mơ hình tuyến tính như sau:
Yi = β0 + β1 x Xi + εi Trong đó,
i: chạy từ 1 đến n và là số quan sát Yi: biến phụ thuộc
Xi: biến độc lập β0: hệ số chặn β1: độ dốc εi: phần dư
Nghiên cứu này thực hiện mơ hình mà các nhà nghiên cứu trước đã sử dụng và thực hiện nhiều biến độc lập. Vì vậy mơ hình đa biến bao gồm:
Yi = β0 + β1 x X1i + β2 x X2i + … + βn x Xni + εi
3.2.2 Mơ hình nghiên cứu
3.2.2.1 Xây dựng mơ hình nghiên cứu
Để xem xét các yếu tố tác động, trong đó có đa dạng hóa thu nhập, lên lợi nhuận và rủi ro của các NHTM tại Việt Nam, tác giả sử dụng mơ hình động, dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng.
Kế thừa các nghiên cứu liên quan, trong đó chủ yếu là mơ hình nghiên cứu của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016), tác giả đã xây dựng gồm hai mơ hình phân tích các yếu tố tác động lên lợi nhuận và rủi ro của các NHTM. Tác giả lựa chọn mơ hình của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016) để làm cơ sở chính yếu
vì các lý do sau: (1) Đây là nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu nước ngồi có kinh nghiệm, am hiểu lĩnh vực chun môn và được thực hiện trong thời gian gần đây nhất; (2) Nghiên cứu này cũng đã kế thừa mơ hình và kết quả của nhiều nghiên cứu có liên quan trước đó như Mercieca và cộng sự (2006), Acharya và cộng sự (2006), Sanya và Wolfe (2010); (3) Dữ liệu nghiên cứu là các ngân hàng ở các quốc gia Châu Phi, trong đó bao hàm cả các quốc gia đang phát triển, có đặc điểm tương tự Việt Nam.
Theo mơ hình của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016) khi nghiên cứu sự tác động của đa dạng hóa trong thu nhập (Diversification) đến rủi ro (Risk) và lợi nhuận (Return) có thêm vào mơ hình các yếu tố khác như biến trễ của rủi ro (Riskt- 1) (khi phân tích tác động đến rủi ro), biến trễ của lợi nhuận (Returnt-1) (khi phân tích tác động đến lợi nhuận). Ở cả hai mơ hình lợi nhuận và rủi ro đều có thêm các biến độc lập gồm: hiệu quả hoạt động (Efficiency), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity), quy mơ tổ chức tín dụng (Size), và các biến yếu tố vĩ mô là tăng trưởng GDP (GDPgrowth) và lạm phát (Inflation).
Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế, cho thấy khi khách hàng có dư nợ vay hoặc tiền gửi sẽ là cơ sở để NHTM phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ khác đối với khách hàng. Nói cách khác, việc tăng trưởng dư nợ cho vay hay tăng trưởng tiền gửi đều dẫn đến tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động khác; việc đa dạng hóa thu nhập cũng là dựa trên việc phát triển các sản phẩm truyền thống cho vay, huy động. Từ đó cũng sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận và đi kèm tăng cho vay cũng sẽ dẫn đến tăng rủi ro. Ngoài ra, các nghiên cứu về tác động của thu nhập ngoài lãi lên hiệu quả kinh doanh của NHTM (nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)) cũng cho thấy các yếu tố tăng trưởng dư nợ cho vay, tăng trưởng nguồn vốn có ảnh hưởng đến rủi ro và lợi nhuận của NHTM. Do đó, so với mơ hình của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016) tác giả bổ sung thêm 02 biến độc lập là tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay ngân hàng (loangr) và tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn ngân hàng (depositgr).
Mơ hình 1: Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập lên rủi ro của NHTM
Riskit =α +β1Riski,t−1+β2Diversificationi,t+β3Efficiencyi,t +β4Equityi,t
+β5Sizei,t+β6GDPgrowthi,t +β7Inflationi,t+β8Loangri,t +β9Depositgri,t+εi,t
Mơ hình 2: Ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập lên lợi nhuận của NHTM
Returnit = α + β1Returni,t−1+ β2Diversificationi,t+ β3Efficiencyi,t + β4Equityi,t+ β5Sizei,t + β6GDPgrowthi,t+ β7Inflationi,t +β8Loangri,t+β9Depositgri,t+ εi,t
Trong đó:
+ Riskitlà rủi ro phá sản của NHTM thứ i tại năm thứ t.
+ Riski,t−1là biến trễ của Riskit, là rủi ro phá sản của NHTM thứ i tại năm t-1. + Returnitlà lợi nhuận thể hiện bằng chỉ số ROA và ROE của NHTM thứ i tại năm thứ t.
+ Returni,t−1là biến trễ của Returnit, là chỉ số ROA và ROE của NHTM i tại
năm thứ t-1.
+ Diversificationi,t là sự đa dạng hóa thu nhập của NHTM thứ i tại năm thứ t + Efficiencyi,t là biến hiệu quả hoạt động của NHTM thứ i tại năm thứ t. + Equityi,t là tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của NHTM thứ i tại năm thứ t. + Sizei,t là quy mô của NHTM thứ i tại năm thứ t
+ GDPgrowth là tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế. +Inflationi,t là tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dung (CPI) + Loangri,t: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay ngân hàng i, năm t.
+ Depositgri,t: tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn ngân hàng i, năm t
3.2.2.1 Các biến phụ thuộc
Rủi ro (Risk) là rủi ro phá sản của NHTM, đây là rủi ro nghiêm trọng nhất, dẫn
đến tổn thất bất lợi tài chính, mất mát nguồn lực, tài sản và thu nhập kỳ vọng. Rủi ro phá sản được đo lường bằng chỉ số Z-score và được tính tốn như sau:
Z − score =ROA + Equity
σROA
với ROA là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, σROA là độ lệch chuẩn của ROA, và Equity là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Khoản mục tổng tài sản và vốn chủ sở hữu được lấy trên bảng cân đối kế toán, lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM. Z-score càng lớn thể hiện rủi ro phá sản càng thấp.
Lợi nhuận (Return) thể hiện bằng chỉ số ROA và ROE của NHTM, cụ thể: ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, thước đo hiệu quả sử dụng tài sản
của NHTM, chỉ số này cho biết lợi nhuận sau thuế đạt được của NHTM từ một đồng tài sản, được đo lường như sau:
𝑅𝑂𝐴 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑥 100%
ROE là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thước đo hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu của NHTM, được đo lường như sau:
ROE =Lợi nhuận ròng sau thuế
VCSH x 100%
3.2.2.2 Các biến độc lập
Đa dạng hóa thu nhập (𝐃𝐢𝐯𝐞𝐫𝐬𝐢𝐟𝐢𝐜𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧𝐢,𝐭)
Là biến độc lập, cũng là đối tượng chính của nghiên cứu thể hiện sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập của NHTM. Trong hầu hết các nghiên cứu trước đây đều đo lường biến đa dạng hóa thơng qua chỉ số Herfindahl Hischman (HHI) do Mercieca và các cộng sự (2006) đã xây dựng, cụ thể:
HHI = ( NON
NETOP)2+ ( NET
NETOP)2với NETOP = NON + NET, trong đó: NETOP là
thu nhập hoạt động thuần, NON là thu nhập thuần ngoài lãi và NET là thu nhập thuần từ lãi. HHI càng nhỏ thể hiện đa dạng hóa càng cao.
Như đã trình bày tại Chương 2, các nghiên cứu khác nhau ở những thời điểm, vị trí khác nhau cũng cho ra các kết quả khác nhau về ảnh hưởng của sự đa dạng hóa thu nhập lên lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Mercieca và cộng sự (2006) cho rằng
các ngân hàng nhỏ đa dạng hóa thu nhập sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh và làm gia tăng rủi ro do khả năng quản lý kém khi mở rộng hoạt động. DeYoung và Roland (2001) cũng đưa ra kết luận tương tự. Tuy nhiên, ngược lại Sanya và Wolfe (2010) đã phân tích dữ liệu của 226 ngân hàng ở 11 quốc gia mới nổi thì đưa ra kết luận tác động của đa dạng hóa thu nhập có chiều hướng tích cực lên lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Nghiên cứu của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016) lại cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm tăng chỉ số lợi nhuận trên tài sản nhưng lại khơng có ảnh hưởng lên rủi ro và chỉ số lợi nhuận trên VCSH.
Ở Việt Nam, các NHTM hầu như đã tiến hành thực hiện đa dạng hóa thu nhập gần một thập kỷ qua, một ngân hàng khơng cịn chỉ duy trì hoạt động cho vay, huy động truyền thống mà còn mở rộng thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng phong phú. Nhiều ngân hàng đã lập ra các cơng ty con để chun mơn hóa từng mảng (bảo hiểm, chứng khốn, định giá,….). Điều này cho thấy xu hướng chung các ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh đa dạng hóa thu nhập, giảm dần tỷ trọng thu nhập truyền thống trong cơ cấu hoạt động của NHTM. Qua đó cũng thể hiện các nhà quản trị NHTM đang rất lưu tâm và cho rằng đa dạng hóa sẽ mang lại lợi ích. Vì vậy, tác giả kỳ vọng, biến đa dạng hóa thu nhập sẽ có tác động làm tăng lợi nhuận (ROA và ROE) và giảm rủi ro của các NHTM.
Hiệu quả hoạt động (𝐄𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐞𝐧𝐜𝐲𝐢,𝐭)
Hiệu quả hoạt động thể hiện hiệu quả làm việc của các NHTM trong các hoạt động thông thường và được đo lường bằng tỷ lệ chí phí trên tổng thu nhập. Các khoản mục chi phí và thu nhập được trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh của các NHTM.
Efficiency = Tổng chi phí Tổng thu nhập
Nhiều nghiên cứu trước đây tìm ra tác động đáng kể của hiệu quả hoạt động lên khả năng sinh lời của ngân hàng (Alexiou và Sofoklis 2009, Hồ Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành 2015). Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập càng thấp thì ROE và ROA càng cao và ngược lại. Tác giả đồng tình với kết quả các nghiên cứu và đưa ra giả thuyết: NHTM càng làm việc hiệu quả thì lợi nhuận (ROA và ROE) càng tăng
(tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ chi phí/thu nhập với ROA và ROE)
Về phương diện rủi ro, tác giả cho rằng càng làm việc hiệu quả thì rủi ro càng giảm (tương quan ngược chiều giữa tỷ lệ chi phí/thu nhập với Risk). Hiệu quả hoạt động càng thấp có nghĩa chi phí tạo ra lớn và tiệm cận với thu nhập, dẫn đến lợi nhuận thấp, khả năng tạo tiền thấp sẽ dễ dàng dẫn đến các rủi ro thanh toán, mất khả năng thanh khoản. Kết quả nghiên cứu của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016) cũng thể hiện mối tương quan này.
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (𝐄𝐪𝐮𝐢𝐭𝐲𝐢,𝐭)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn, được đo lường bằng giá trị vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản cuối mỗi kỳ kế toán.
Equity = Tổng vốn chủ sở hữu Tổng tài sản
Tại Việt Nam, các ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn chủ yếu tập trung ở các ngân hàng có vốn nhà nước, đây cũng là những ngân hàng nằm trong top đầu về lợi nhuận và an toàn vốn. Vốn chủ sở hữu lớn, các ngân hàng càng có điều kiện mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo niềm tin cho khách hàng tạo cơ hội gia tăng thu nhập. Bên cạnh, vốn chủ sở hữu lớn góp phần tăng tính an tồn vốn, rủi ro thấp hơn. Như vậy, tác giả kỳ vọng Equity càng lớn, lợi nhuận càng tăng và rủi ro sẽ càng giảm.
Quy mô ngân hàng (𝐒𝐢𝐳𝐞𝐢,𝐭)
Quy mô ngân hàng là tổng giá trị tài sản của NHTM. Vì ảnh hưởng của quy mơ lên các biến lợi nhuận và rủi ro gần như là phi tuyến tính nên tác giả dùng logarit tổng tài sản như hầu hết các nghiên cứu để biểu hiện cho biến này: Size = ln (Tổng tài sản).
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý quy mô tương quan thuận với lợi nhuận của NHTM, nhưng cũng có nghiên cứu chỉ ra tương quan ngược chiều giữa quy mô và ROE (Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y 2016). Tuy nhiên, ở Việt Nam quy mô ngân hàng càng lớn sẽ là lợi thế cho các ngân hàng để tăng lượng khách hàng dẫn đến tìm kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh, quy mô ngân hàng càng lớn, sẽ là nền
tảng để hạn chế một số rủi ro nhất định, giúp giảm thiểu rủi ro. Đây cũng là giả thuyết của tác giả về chiều hướng tác động của quy mô đến lợi nhuận và rủi ro ngân hàng.
Các biến tốc độ tăng trưởng dư nợ vay (𝐋𝐨𝐚𝐧𝐠𝐫𝐢,𝐭) và tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn (𝐃𝐞𝐩𝐨𝐬𝐢𝐭𝐠𝐫𝐢,𝐭)
Loangri,t: tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay, được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng dư
nợ cho vay của năm hiện hành so với năm trước đó. Tăng dư nợ cho vay giúp ngân hàng tăng thu nhập từ lãi, đồng thời cũng tạo cơ hội tăng lượng giao dịch các sản phẩm dịch vụ khác, góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách ln duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức nhất định, một phần vì tăng tín dụng cũng làm tăng rủi ro tín dụng. Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết Loangri,t có tương quan thuận với cả lợi nhuận và rủi ro.
Depositgri,t: tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn; được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng
huy động vốn của năm hiện hành so với năm trước đó. Tiền gửi tăng làm tăng nguồn vốn cho vay dẫn đến gia tăng thu nhập. Lượng khách hàng tiền gửi cũng là cơ sở để tăng các sản phẩm dịch vụ khác, giúp tăng thu nhập. Tuy nhiên, tiền gửi tăng cũng đồng nghĩa ngân hàng phải trả chi phí lãi nhiều hơn, trường hợp khơng thể cho vay ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và thu nhập của ngân hàng. Tác giả giả thuyết Depositgri,t có tương quan nghịch chiều với cả lợi nhuận và rủi ro của NHTM.
Các biến: Tăng trưởng GDP (𝐆𝐃𝐏𝐠𝐫𝐨𝐰𝐭𝐡) và Lạm phát (𝐈𝐧𝐟𝐥𝐚𝐭𝐢𝐨𝐧𝐢,𝐭)
Tăng trưởng kinh tế GDP: tình hình kinh tế khơng tốt có thể ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay, các thành phần kinh tế cũng sẽ ít sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng dẫn đến làm giảm thu nhập của ngân hàng và ngược lại. Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực nhiều hơn, nên sẽ giúp giảm thiểu được các rủi ro. Các nghiên cứu của Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y (2016), Sanya và Wolfe (2010) cũng cho thấy điều đó. Do đó, tác giả kỳ vọng GDPgrowth sẽ có tương quan thuận với lợi nhuận và tương quan nghịch với rủi ro.
Lạm phát: là yếu tố thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô thể hiện mức độ tăng giá chung của nền kinh tế và sự mất giá trị của tiền tệ, đo lường bằng chỉ số CPI hàng năm. Tác giả đồng tình với kết quả của các nghiên cứu trước (Sissy, A. M., Amidu
M., và Abor J. Y 2016, Sanya và Wolfe (2010)), lạm phát có tương quan thuận với rủi ro và tương quan nghịch với lợi nhuận.
Bảng 3.2 Chiều hướng tác động các biến trong mơ hình nghiên cứu
3.2.3 Phương pháp ước lượng
Với dữ liệu bảng động thì việc sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính OLS sẽ có nhiều khuyết tật trong mơ hình. Đồng thời, mơ hình tác động trực tiếp (FEM – Fixed Effects Model) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM – Random Effects Model) đều không vững và kết quả sẽ bị chệch (bias). Hầu hết các nghiên cứu trước đây về vấn đề các nhân tố tác động đến rủi ro và khả năng sinh lời ở các quốc gia trên thế giới đều tồn tại các khuyết tật như hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hay hiện tượng nội sinh. Để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, tác giả sử dụng phân tích dữ liệu bảng động (Dynamic panel data analysis). Điều này có nghĩa mơ hình là mơ hình dữ liệu bảng động, trong đó biến độ trễ của rủi