Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 56 - 61)

Kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM cho dữ liệu bảng với biến phụ thuộc là rủi ro (Risk).

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy của mô hình rủi ro

Bảng 4.7: Kiểm định Sargan với phương pháp GMM mô hình rủi ro

Sargan test of overidentifying restrictions H0: overidentifying restrictions are valid

chi2(331) = 235.45 Prob > chi2 = 1.000

Nguồn: Kết quả Stata Trong mô hình này, giá trị p-value trong kiểm định Sargan (với giả thuyết “H0: overidentifying restrictions are valid”) là lớn (p-value = 1.000), nên không có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Đến đây, mô hình hoàn toàn không còn các khuyết tật như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan do sử dụng phương pháp ước lượng GMM. Do đó, phương pháp ước lượng GMM có giá trị và hiệu quả.

Từ kết quả bảng 4.6, mô hình có 5 biến mang ý nghĩa thống kê, gồm biến đa dạng hóa Diversification (mức ý nghĩa 1%), Tỷ lệ VCSH Equity (mức ý nghĩa 1%), biến trễ rủi ro Riski,t-1 (mức ý nghĩa 1%), quy mô Size (mức ý nghĩa 5%), tăng trưởng GDP (mức ý nghĩa 10%).

Hệ số hồi quy của biến Riski,t-1 là 0.6784 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy rủi ro phá sản của NHTM năm nay có phụ thuộc vào rủi ro phá sản của năm trước; và cũng cho thấy phương pháp hồi quy sử dụng là phù hợp. Hệ số hồi quy dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận Z-score năm nay với năm trước, nếu Z-score năm trước tăng tức rủi ro giảm thì Z-score năm nay tăng, rủi ro năm nay sẽ giảm và ngược lại. Kết quả chiều hướng tác động đồng thuận với nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2010); Sissy, A. M., Amidu M., và Abor J. Y., (2016). Trong ngân hàng, RRTD chiếm tỷ trọng cao nhất so với các rủi ro khác trong các rủi ro của ngân hàng. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu năm sau có xu hướng giảm khi tỷ lệ nợ xấu trong năm trước giảm. Điều này cũng đúng trong các nghiên cứu của Việt Nam khi cho rằng: các rủi ro mang tính chất liên tục và nối tiếp nhau trong các thời kỳ (Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015)).

phụ thuộc rủi ro (Risk) của các NHTM tại Việt Nam chịu tác động đáng kể bởi mức độ rủi ro của năm trước (Riski,t-1), các yếu tố đặc thù của ngân hàng, môi trường kinh tế vĩ mô.

Trọng tâm phân tích của nghiên cứu là biến đa dạng hoá thu nhập (Diversification), biến này có tác động đáng kể với hệ số hồi quy là 7.74648 và tương quan cùng chiều với rủi ro phá sản của NHTM. Khi Diversification càng giảm, các ngân hàng càng đa dạng hóa nguồn thu nhập thì Zscore càng giảm, rủi ro phá sản của ngân hàng càng tăng. Điều này trái ngược với kỳ vọng đã đặt ra ban đầu của tác giả. Tuy nhiên, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Mercieca và cộng sự (2006) và nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001).

Các NHTM tại Việt Nam chỉ mới thực hiện đa dạng hóa trong vài năm gần đây mà trước tiên là các ngân hàng có quy mô lớn. Trong giai đoạn 2000-2017, hệ thống ngân hàng Việt Nam phần lớn là các ngân hàng nhỏ, việc thực hiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong khi năng lực quản trị chưa tốt, chưa đề ra được các biện pháp kiểm soát rủi ro toàn diện, sẽ làm gia tăng rủi ro. Mặc khác, tương tự lập luận của DeYoung và Roland (2001), rủi ro tăng là do thu nhập từ cho vay có tính ổn định cao, nhất là với thị trường Việt Nam, tâm lý khách hàng khó thay đổi quan hệ tín dụng khi sợ mất thêm chi phí, trong khi hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi thì dễ biến động. Bên cạnh, khi ngân hàng mở rộng hoạt động thu nhập ngoài lãi sẽ làm tăng chi phí cố định, với khả năm kiểm soát còn kém dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng và rủi ro sẽ cao hơn.

Một đặc điểm khác có thể dễ dàng nhận ra tại Việt Nam, các mảng kinh doanh phi truyền thống đều phát triển dựa trên cơ số khách hàng sử dụng sản phẩm truyền thống tín dụng và huy động. Do vậy, nguồn thu nhập ngoài lãi tạo ra cũng đi liền với rủi ro vốn có từ họat tín dụng truyền thống. Các khoản mục khác ngoài tín dụng thì NHNN lại không yêu cầu trích lập dự phòng một cách tỉ mỉ như tín dụng. Khi dự phòng rủi ro tăng cao, các ngân hàng ước tính được người vay sẽ vỡ nợ hoặc khoản cho vay sẽ khó đòi. Khi các khoản dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên thì ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn, tức ngân hàng có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro trong

các khoản cho vay. Tài sản có rủi ro sẽ tăng lên nếu các ngân hàng sẵn sàng xử lý nợ xấu do các khoản dự phòng rủi ro tăng lên.

Ngoài ra, các biến như tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity), quy mô ngân hàng (Size) và tăng trưởng GDP (GDPgrowth) cũng là các biến mang ý nghĩa thống kê trong mô hình GMM.

Hệ số hồi quy của biến Size là – 0.3014 âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô ngân hàng và Z-score, khi mô ngân hàng càng tăng thì Z-score giảm, rủi ro của ngân hàng càng tăng. Kết quả này trái ngược với kỳ vọng ban đầu của tác giả, nhưng nó phù hợp với các nghiên cứu De Nicolo (2000), Fu & ctg (2014). Tổng tài sản của ngân hàng cao thể hiện quy mô hoạt động lớn, trong đó tại Việt Nam huy động và cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, tổng tài sản cao chứng tỏ khả năng huy động tiền gửi của khách hàng tốt và dư nợ cho vay cao. Tuy nhiên, việc mở rộng và tăng trưởng quá nhanh hoạt động huy động và cho vay cũng sẽ gia tăng rủi ro và nguy cơ mất an toàn. Tổng tài sản tăng nhưng nếu đi kèm với chất lượng của tài sản không đảm bảo, dư nợ tín dụng và nợ xấu tăng cao, khó thu hồi thì sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng cao, kéo theo rủi ro thanh khoản, rủi ro thu nhập và làm suy giảm mức độ ổn định tài chính của các ngân hàng.

Kết quả nghiên cho thấy hệ số hồi quy của Equity là 0.4273 dương và có ý nghĩa thống kê thể hiện mối tương quan thuận chiều giữa Equity và Z-score, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng thì Z-score tăng, rủi ro càng giảm. Kết quả này phù hợp với giả thuyết ban đầu và nghiên cứu của Hoàng Công Gia Khánh và Trần Hùng Sơn (2015); nó cũng phù hợp với lý thuyết kinh tế và góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về việc ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì rủi ro phá sản sẽ càng giảm.

Theo quy định tại thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Tỷ lệ an toàn vốn (CAR = Vốn tự có/Tổng tài sản có rủi ro) tối thiểu phải đạt 9%. Các NHTM buộc phải hoặc là tăng vốn tự có, hoặc giảm tài sản có rủi ro nhằm đảm bảo tỷ lệ an toàn này. Việc duy trì một tỷ lệ vốn sở hữu phù hợp sẽ giúp ngân hàng ổn định khả năng thanh toán, là mức đệm dự phòng trong các tình huống rủi ro, do đó mức độ ổn định

sẽ cao hơn.

Cuối cùng, là biến liên quan đến vĩ mô, tốc độ tăng trưởng GDP (GDPgrowth). Hệ số hồi quy của biến GDPgrowth là -0.3710 âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tăng trưởng GDP và Z-score. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng thì Z-score giảm, rủi ro tăng. Kết quả nghiên cứu này đi ngược với giả thuyết của tác giả, nhưng đồng thuận với nghiên cứu của icivic & ctg (2008). Tuy kết quả này đi ngược với nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2010), Sissy, A.M, Amidu,.M và cộng sự (2016), nhưng cũng không ít nghiên cứu cho ra kết quả tương tự như Khemraj và Pasha (2009); Dash và Kabra (2010); Nkusu, 2011. Kết quả này được đưa ra trong các tài liệu thực nghiệm và đã chứng minh rằng mức tăng trưởng GDP thực tế cao hơn thường dẫn đến mức thu nhập cao hơn. Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng thu nhập của người đi vay và nâng cao khả năng trả nợ của người đi vay. Tuy nhiên, khi tác giả nghiên cứu lại trong bối cảnh giai đoạn khủng hoảng đã qua: tập trung cho vay quá nhiều, khiến cho vay tiêu dùng tăng lên, và phân tán rủi ro chậm khiến quá trình thu hồi vốn chậm, làm rủi ro tăng lên. Theo Wong et al. (2005), các sự kiện không mong muốn trong nền kinh tế ảnh hưởng đến toàn ngành ngân hàng; kết quả là các ngân hàng có xu hướng nắm giữ nhiều vốn hơn để giảm bớt những tổn thất tiềm ẩn và kỳ vọng tiêu cực trong nền kinh tế. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước phát triển và ổn định, nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên để mở rộng sản xuất. Vì vậy, các NHTM sẽ có xu hướng cho vay nhiều hơn và rất có thể làm tăng rủi ro thanh khoản. Thêm vào đó, do tình hình kinh tế ổn định và phát triển, việc quản trị rủi ro và các quy định được nới lỏng hơn cũng như các ngân hàng trong nước sẽ tin tưởng hơn vào các hoạt động đầu tư của khách hàng. Các hoạt động đó có thể làm tăng số lượng tài sản có rủi ro và làm tỷ lệ an toàn vốn giảm xuống. Minh chứng cho việc này là tăng trưởng GDP và CAR (vốn được cho là an toàn của hệ thống).

Bên cạnh tăng trưởng kinh tế, mặc dù không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, nhưng căn cứ theo các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm trước đó, tỷ lệ lạm phát cũng có mối tương quan ngược chiều đến rủi ro của các NHTM Việt Nam. Kết quả này tương tự như kết quả thực nghiệm của Akhter và Daly (2009), Shaddady

và Moore (2015). Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, mối quan hệ giữa lạm phát và rủi ro phụ thuộc vào thu nhập của các ngân hàng, do đó sự gia tăng kỳ vọng về lợi nhuận của các nhà đầu tư là do bối cảnh lạm phát cao. Thay vì giữ vốn cao để chống lại những rủi ro tiềm ẩn, các ngân hàng buộc phải đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)