Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 61 - 68)

Sau khi kiểm định tác động của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro của ngân hàng, nghiên cứu thực hiện kiểm tra tác động của việc đa dạng hoá thu nhập đến lợi nhuận của ngân hàng (bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân ROA và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ROE). Do hai biến này cùng đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng và để tránh hiện tượng đa cộng tuyến, tác giả phân chia thành hai mô hình. Trước tiên, bảng 4.8 thể hiện kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM cho dữ liệu bảng với biến phụ thuộc là ROA.

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy của mô hình ROA

Bảng 4.9: Kiểm định Sargan với phương pháp GMM mô hình ROA

Sargan test of overidentifying restrictions H0: overidentifying restrictions are valid

chi2(331) = 345.47 Prob > chi2 = 0.281

Nguồn: Kết quả Stata Tiếp đến, bảng 4.10 dưới đây sẽ thể hiện kết quả hồi quy bằng phương pháp ước lượng GMM cho dữ liệu bảng với biến phụ thuộc là ROE.

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy của mô hình ROE

Nguồn: Kết quả từ Stata Thực hiện kiểm định Sargan cho mô hình thứ hai như sau:

Bảng 4.11: Kiểm định Sargan với phương pháp GMM mô hình ROE

Sargan test of overidentifying restrictions H0: overidentifying restrictions are valid chi2(331) = 346.68

Prob > chi2 = 0.278

valid”) cho hai mô hình này ở bảng 4.9 và 4.11 cho thấy giá trị p-value trong kiểm định Sargan là lớn (p-value = 0.281 và p-value = 0.278), nên không có cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp. Đến đây, mô hình hoàn toàn không còn các khuyết tật như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan do sử dụng phương pháp ước lượng GMM. Do đó, phương pháp ước lượng GMM có giá trị và hiệu quả.

Kết quả hồi quy bảng 4.8 về mối quan hệ giữa đa dạng hoá thu nhập đến lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân cho thấy độ trễ của ROA có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số hồi quy là 0.4824. Tương tự kết quả hồi quy tại bảng 4.10 cũng thể hiện biến trễ ROE cũng có ý nghĩa thống kê, hệ số hồi quy là 0.4818. Nghĩa là hiệu quả hoạt động năm trước của ngân hàng sẽ tác động thuận chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng năm sau. Kết quả này phù hợp với giả thuyết của tác giả và các nghiên cứu Hồ Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Xuân Vinh và Phương Mai (2015). Như vậy phương pháp hồi quy sử dụng là phù hợp với mô hình bảng động, biến phụ thuộc ROA, ROE chịu tác động bởi độ trễ của chính nó.

Từ kết quả bảng 4.8 đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ROA, mô hình có 8 biến mang ý nghĩa thống kê, gồm biến đa dạng hóa Diversification (mức ý nghĩa 1%), tỷ lệ VCSH Equity (mức ý nghĩa 1%), biến trễ rủi ro ROA (mức ý nghĩa 1%), hiệu quả hoạt động Efficiency (mức ý nghĩa 5%), tăng trưởng GDPgrowth (mức ý nghĩa 1%), lạm phát Inflation (mức ý nghĩa 5%), tăng trưởng dư nợ vay Loangr (mức ý nghĩa 1%), tăng trưởng huy động Depositgrow (mức ý nghĩa 1%). Biến quy mô Size không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, với các biến có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ biến lạm phát, các biến còn lại có chiều hướng tác động phù hợp với kỳ vọng ban đầu tác giả đưa ra.

Kết quả bảng 4.9 đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến ROE, mô hình cũng có 8 biến mang ý nghĩa thống kê gồm: biến đa dạng hóa Diversification (mức ý nghĩa 1%), tỷ lệ VCSH Equity (mức ý nghĩa 1%), biến trễ rủi ro ROE (mức ý nghĩa 1%), hiệu quả hoạt động Efficiency (mức ý nghĩa 1%), quy mô Size (mức ý nghĩa 1%), tăng trưởng GDPgrowth (mức ý nghĩa 1%), tăng trưởng dư nợ vay Loangr

(mức ý nghĩa 1%), tăng trưởng huy động Depositgrow (mức ý nghĩa 1%). Biến lạm phát Inflation không có ý nghĩa thống kê. Trong đó, với các biến có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ biến Equity, các biến còn lại có chiều hướng tác động phù hợp với kỳ vọng ban đầu tác giả đưa ra.

Một trong những mục tiêu của nghiên cứu là đo lường, phân tích tác động của đa dạng hóa thu nhập lên lợi nhuận của ngân hàng. Trước đây tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu đo lường khả năng sinh lời và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam, cụ thể mới đây là nghiên cứu của Hồ Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), đã phân tích rất rõ mức độ và chiều hướng tác động của các nhân tố (bao gồm các nhân tố nội tại ngân hàng như vốn chủ sở hữu, tổng tài sản,…đến các nhân tố môi trường kinh tế vĩ mô, lạm phát). Phần lớn kết quả hai mô hình nêu trên có kết quả đồng thuận với nghiên cứu trước đó. Do vậy, thông qua kết quả hồi quy luận văn này sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2000-2017.

Kết quả của hai mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số đa dạng hóa thu nhập là âm và có ý nghĩa thống kê đối với biến phụ thuộc ROA, ROE với mức ý nghĩa là 1%. Khi các ngân hàng càng thực hiện đa dạng hóa thu nhập lợi nhuận sẽ càng tăng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Sanya và Wolfe (2010), Sissy, A.M., Amidu M., và Abor J.Y (2016), Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015)

Việc giảm biên lãi suất những năm gần đây đã làm thay đổi vai trò truyền thống của các ngân hàng và buộc các ngân hàng phải tìm kiếm nguồn thu mới, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực kinh doanh; tăng cường nguồn thu nhập ngoài lãi.

Ngân hàng càng đa dạng hóa và phân bổ trong việc đưa ra chính sách đầu tư của mình thì càng có nhiều khả năng thu được lợi nhuận từ việc sử dụng vốn chủ sở hữu và tài sản. Thực tế ngày nay nhiều các ngân hàng đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao thu nhập của mình. Đa dạng hoá danh mục hoạt động kinh doanh tuy không hoàn toàn có thể xoá bỏ được hết các loại hình rủi ro mà ngân hàng có thể đối mặt, nhưng có thể giảm bớt mức rủi ro đó theo nguyên tắc đầu tư “không nên để tất cả trứng vào cùng một rổ”. Ngân hàng thương mại cũng

là một doanh nghiệp, nhưng lĩnh vực kinh doanh là tài chính tiền tệ và hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao bởi đối tượng kinh doanh của Ngân hàng thương mại vì hoạt động của họ liên quan nhiều đối tượng khác nhau, thậm chí những khách hàng chưa từng giao dịch với ngân hàng. Chính vì vậy trong hoạt động của mình Ngân hàng cần nâng cao việc lưu giữ nhiều thông tin của các tổ chức kinh tế, hơn nữa ngân hàng còn tuyển dụng các nhân viên đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính tiền tệ. Điều này giúp cho các chuyên gia của ngân hàng có thể đưa ra các lời khuyên tối ưu cho các khách hàng, giúp cho họ giải quyết các vấn dề trong kinh doanh của mình một cách có hiêu quả nhất.

Đa đạng hóa thu nhập không chỉ còn là hướng đến mục tiêu lợi nhuận mà đó còn là yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập như hiện nay có rất nhiều ngân hàng với các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều ngân hàng liên doanh với nước ngoài và các tổ chức tài chính – tín dụng cùng hoạt động, đã tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng. Ngân hàng, tổ chức tín dụng nào muốn tồn tại, muốn phát triển, đạt được lợi nhuận cao và tạo vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải thay đổi, cải tiến hoạt động sao cho đáp ứng kịp thời, thuận tiện các nhu cầu đòi hỏi phong phú, đa dạng khách hàng để thu hút được nhiều khách hàng hơn. Muốn làm được điều này, thì cách tốt nhất phải đa dạng hoá loại hình dịch vụ, những ngân hàng hoạt động đơn điệu dễ bị phá sản, hoặc tự đóng cửa do không dễ dàng chuyển hướng kinh doanh hoặc giữ cho hoạt động ngân hàng đó luôn ổn định.

Những ví dụ thực tiễn về lợi nhuận đạt được của một số ngân hàng sẽ được tác giả phân tích như sau. Các ngân hàng như Techcombank, VCB, TPBank, VIB, VP Bank đạt được lợi nhuận cao trong năm 2018. Không chỉ với các ngân hàng có quy mô lớn mà ngay cả ngân hàng vừa và nhỏ, lợi nhuận thu về cũng đạt mức tăng trưởng tích cực trong 2018, thậm chỉ gấp đôi so với chỉ đưa ra ban đầu. VietBank đạt 400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm qua; Kienlongbank đạt hơn 300 tỷ đồng trước thuế; ABBank đạt 924 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm rồi. Đặc biệt, tại Nam A Bank đến hết năm 2018, tổng tài sản đạt 75.096 tỷ đồng; tăng 20.602 tỷ đồng tăng 37,8% so với

năm 2017, đạt 114% kế hoạch. Huy động thị trường 1 đạt 56.860 tỷ đồng; tăng 15.022 tỷ đồng (+35,9%) so với năm 2017, đạt 103% kế hoạch. Dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 50.815 tỷ đồng; tăng 14.469 tỷ đồng (+39,8%) so với năm 2017, đạt 121% kế hoạch. Là ngân hàng được NHNN cho phép tăng room cao nhất trong hệ thống đến 40%. Đáng chú ý, lợi nhuận đạt 740 tỷ, đạt 231% kế hoạch.

Lợi nhuận của các ngân hàng tăng lên bên cạnh sự tăng trưởng tín dụng, nguồn thu từ xử lý nợ xấu, các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng cũng được mở rộng và chú trọng, như kinh doanh ngoại hối, kinh doanh thẻ, dịch vụ thanh toán quốc tế… Việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh đã giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thu được lợi nhuận từ các nguồn khác nhau.

Một trong những nguồn thu quan trọng hiện nay mà ngân hàng có được là từ mảng dịch vụ, và phí. Tại Vietcombank, lãi từ dịch vụ đạt 2.628 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ. Theo TPBank, thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ của nhà băng này đạt 440 tỷ đồng, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập thuần từ các hoạt động dịch vụ tiếp tục được Maritime Bank đẩy mạnh, đạt gần 320 tỷ đồng, tăng gần 42%. Lãi thuần dịch vụ của Abbank đạt hơn 130 tỷ đồng, tăng 60% so với 6 tháng đầu năm 2018. Ở VPBank, nguồn thu từ phí tăng 38% so với quý II-2018. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có nguồn thu từ hoạt động khác, trong đó có giảm chi phí dự phòng rủi ro, xử lý nợ xấu và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. Chẳng hạn, tại ACB, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý III giảm tới 59%. Chi phí dự phòng rủi ro của KienLongBank cũng giảm tới 56% so với cùng kỳ. Tại Techcombank, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động do Techcombank đã xử lý xong nợ xấu bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Vietcombank có nguồn thu từ góp vốn mua cổ phần tới 581 tỷ đồng, gấp 3,6 lần cùng kỳ, góp phần giúp lợi nhuận đạt cao hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Từ những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm, Luận văn đã tìm kiếm đánh giá tác động của đa dạng hoá thu nhập đến rủi ro của ngân hàng và tác động của đa dạng hoá thu nhập đến lợi nhuận của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu đã trình bày mô hình nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến rủi ro của các NHTM tại Việt Nam trong đó biến đa dạng hóa thu nhập có tác động nghịch chiều với rủi ro phá sản. Tiếp theo, Luận văn sẽ sử dụng những dữ liệu thứ cấp thu thập được để xây dựng mô hình về nhân tố chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam và đưa ra kết quả theo đúng kỳ vòng, ngân hàng càng đa dạng hóa thu nhập lợi nhuận sẽ càng tăng. Thêm vào đó, tác giả đã lập luận về mối quan hệ giữa các biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu dựa trên tình hình thực tiễn của các ngân hàng và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định lượng, chương này sẽ đưa ra những kết luận chung và những hàm ý, đề xuất một số giải pháp để giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận đối với các NHTM tại Việt Nam. Ngoài ra, chương này sẽ tổng hợp lại những đóng góp của luận văn, trình bày những hạn chế và hướng đi tiếp theo trong tương lai. Cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)