Các biến trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 42 - 47)

Trên cơ sở biện luận cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng và phân tích một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng mà tác giả đã tổng hợp bên trên, một số yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô có khả năng tác động đến tăng trưởng tín dụng trong phân khúc DNVVN tại Vietinbank – CN 4 TPHCM. Từ nghiên cứu của Ivanović (2015), tác giả nhận thấy nhân tố nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu của Đàm Văn Lộc (2016), một số nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam bao gồm nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ huy động, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Kết hợp giữa hai nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số nhân tố ảnh hưởng đến TTTD trong phân khúc KH DNVVN: (1) dự phòng RRTD; (2) nợ xấu; (3) thanh khoản; (4) lãi suất cho vay; (5) tăng trưởng GDP; (6) tỷ lệ lạm phát. Nhân tố quy mô và huy động vốn không được đưa vào mô hình bởi vì:

Thứ nhất, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu chuỗi thời gian và xem xét tại một chi nhánh ngân hàng cụ thể nên nhân tố quy mô ngân hàng bị loại bỏ khỏi mô hình đề xuất. Yếu tố này chỉ được xem xét trong trường hợp dữ liệu bảng có nhiều ngân hàng khác nhau để so sánh.

Thứ hai, đối với huy động vốn, nhân tố này cũng không được tác giả sử dụng để nghiên cứu tác động đến tăng trưởng tín dụng vì sự hiện diện của nhân tố này trong mô hình sẽ có khả năng mô hình tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến, do mô hình đã có sự tồn tại của nhân tố tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động.

3.4.1.1 Các yếu tố vi mô

Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.

Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD). Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng quá nhanh dễ dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng và gây ra một số hệ lụy cho hệ thống ngân hàng như nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm, khả năng thanh toán giảm. Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt khi đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là RRTD, do đó trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà RRTD gây ra. Đây cũng được xem là bộ đệm vốn nhằm làm giảm tổn thất mà RRTD gây ra cho ngân hàng. Khoản dự phòng RRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xác định mức trích lập dự phòng RRTD được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các TCTD, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp. Sau khi đã phân loại các khoản vay thành 5 nhóm nợ khác nhau, các ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng chung và cụ thể đối với RRTD (Phạm Xuân Quỳnh và Trần Đức Tuấn, 2019). Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng; dự phòng cụ thể được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.

Theo khoản 8, điều 3, thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 và theo thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. nợ xấu ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, làm tăng chi phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến RRTD. tỷ lệ nợ xấu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của TCTD. Theo nghiên cứu của Brownbridge (1998), lãi suất cho vay cao sẽ làm lượng nợ xấu ngân hàng tăng lên làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng thì tỷ lệ DPRRTD của ngân hàng cũng tăng để có thể bù đắp những rủi ro có thể xảy ra (Hasan & wall, 2003). Từ đó làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng và làm giảm lợi nhuận của chính ngân hàng.

(iii)Yếu tố thanh khoản

Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác, vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên liên tục và đầy đủ. Đây được xem là hệ số dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng những nhu cầu tức thời về tiền như rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết, chi trả chi phí hoạt động hay những nhu cầu cần phải thanh toán bằng tiền khác. Sau khủng hoảng tài chính thế giới (2007-2009), Ủy ban Basel đã đưa ra các quy định về quản lý thanh khoản, nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng có thể được đo lường bằng tài sản thanh khoản trên tổng tài sản; tài

sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn; dư nợ cho vay trên tổng tài sản (Phạm Quốc Việt và Nguyễn Văn Vinh, 2019).

Trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM sử dụng các khoản tiền gửi của khách hàng để cho vay hoặc đầu tư một cách khá linh hoạt. Trong hoạt động cho vay, các hợp đồng cho vay đều có kỳ hạn nhất định và khách hàng phải hoàn trả các khoản nợ đến hạn, tuy nhiên nhiều hợp đồng tín dụng bị kéo dài hơn dự kiến vì đến hạn thu nợ, khách hàng vay vẫn không trả được nợ. Trong khi đó, đối với nguồn tiền gửi của khách hàng thì các ngân hàng lại rất khó khăn trong việc kiểm soát thời hạn, ngay cả khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng gửi tiền vẫn có thể rút tiền trước khi đến hạn; tình trạng tiền cho vay ra chưa thu hồi về nhưng khách hàng gửi tiền lại có nhu cầu rút tiền trước hạn là tình huống luôn xảy ra trong ngân hàng... Điều này cho thấy rủi ro thanh khoản luôn là mối lo của các NHTM. Mặt khác, trên thực tế, thời hạn cho vay còn dài hơn thời hạn của các khoản tiền gửi tiết kiệm, từ đó làm cho sự chênh lệch giữa kỳ hạn cho vay và kỳ hạn tiền gửi đã dẫn đến vấn đề rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Khi rủi ro thanh khoản xảy ra, ngân hàng mất khả năng thanh toán, và không thể thực hiện hoạt động cho vay đối với nền kinh tế.

(iv)Lãi suất cho vay

Lãi suất ngân hàng là tỷ lệ phần trăm giữa tiền vốn gửi vào hoặc cho vay với mức lãi trong một thời kỳ nhất định do ngân hàng quy định hoặc thỏa thuận phù hợp với hệ thống ngân hàng. Như vậy, lãi suất thể hiện tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong khoảng thời gian thường là một năm. Lãi suất là một trong những công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ.

Thực tế cho thấy, NHNN có thể sử dụng công cụ lãi suất để điều hành chính sách tiền tệ. Dựa vào các loại lãi suất đã được ấn định, ngân hàng trung gian áp dụng để giao dịch kinh doanh với khách hàng. Cơ chế này đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ áp dụng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, cũng như ở các nước đang phát triển khác trước đây. Một trong những lý do chính để giải thích tại sao NHNN không để thị trường quyết định lãi suất mà phải quy định chặt chẽ lãi suất như vậy là

trung gian còn yếu kém. Trong xu thế nhội nhập, việc thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất là cần thiết, song cần tiến hành một cách thận trọng, cân nhắc kỹ càng, tránh nóng vội để có thể loại bỏ được những tác động tiêu cực của nó đối với nền kinh tế xã hội. Đối với NHTM, khi lãi suất tăng cao thì sẽ không kích thích các doanh nghiệp cũng như các cá thể, tổ chức vay vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc kìm hãm tăng trưởng tín dụng của NHTM. Ngược lại, khi NHNN mở rộng chính sách tiền tệ thì lãi suất sẽ giảm để kích cầu, khi đó tăng trưởng tín dụng sẽ tăng cao. Trong đó, lãi suất cho vay là lãi suất mà người đi vay tiền của ngân hàng phải trả cho ngân hàng. Mức lãi suất này tùy thuộc vào uy tín của khách hàng, sự thỏa thuận của hai bên và tùy vào hình thức, mục đích vay, kỳ hạn vay...

Tại Việt Nam, NHNN đã quy định trần lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển, trong đó có DNVVN được hưởng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ thấp hơn 1%-2%/năm so với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường (hiện nay là 6,5%/năm). Thậm chí với các DN tốt, ngân hàng cho vay với mức 6%/năm. Đồng thời ban hành các Thông tư hướng dẫn TCTD phối hợp với Ngân hàng Phát triển, Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương trong cho vay DNVVN có bảo lãnh của các tổ chức này.

3.4.1.2 Các yếu tố vĩ mô

(i) Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế. Khi GDP tăng cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu tư cũng tăng cao. Vì vậy mà tăng trưởng tín dụng của các NHTM cũng tăng cao. Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng đình trệ hoặc phá sản khiến nợ xấu của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng. Hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng DNVVN cũng là một trong những hoạt động tín dụng của NHTM, và phân khúc thị trường được giới hạn ở các doanh

nghiệp nhỏ và vừa, do đó khi nền kinh tế tăng trưởng hoặc suy thoái đều có ảnh hưởng đáng kể đến việc tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng DNVVN.

Hơn nữa, như tác giả đã trình bày về đặc điểm của các DNVVN với số lượng doanh nghiệp hiện nay lớn, nhưng quy mô về vốn, nguồn lực và hoạt động kinh doanh còn hạn chế. Vì thế một sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế sẽ có tác động đến hiệu quả kinh doanh và nhu cầu vay vốn của chính bản thân các DNVVN.

Từ các nghiên cứu trước đây có liên quan, có thể nói nhận thất rằng tăng trưởng GDP có tác động thuận chiều đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM.

(ii) Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là một yếu tố vĩ mô khác được xem xét trong nghiên cứu. Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, nếu không có chính sách lãi suất thực dương, thì người dân có xu hướng chạy chốn khỏi tiền mặt, thay vào đó nắm giữ tài sản thực, điều này khiến cho tỷ lệ tiết kiệm giảm, làm giảm tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, kết quả ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn để cho vay, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng, cụ thể ở phân khúc khách hàng DNVVN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)