Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phát triển DNVVN ở nước ta, đặc biệt là giải pháp tăng cường hỗ trợ, phát triển các dịch vụ tín dụng đối với DNVVN, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Một số công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài luận văn như:

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê (2014) về “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn”. Tác giả xây dựng mô hình hồi quy giữa các biến phụ thuộc là tỷ trọng vốn vay ngân hàng. Tỷ trọng vốn vay ngân hàng được lựa chọn làm đại diện cho tăng trưởng tín dụng khi xét trên bình diện số tương đối thay vì số tuyệt đối. Các biến độc lập tác động tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mẫu bao gồm quy mô, khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản, tấm chắn thuế phi nợ, và các biến giả đại diện cho ngành nghề kinh doanh. Luận án đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã trình bày cơ sở luận về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN, về bất ổn kinh tế vĩ mô, và về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín

dụng ngân hàng đối với DNVVN trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Việc phân tích đã được tiến hành từ việc đánh giá định tính thực trạng tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNVVN tại Việt Nam đến đánh giá định lượng thông qua mô hình thực nghiệm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ trọng vay ngân hàng của DNVVN. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số đánh giá khách quan về những thành công, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại của tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN của Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tác giả xác định và ghi nhận các yếu tố của bài nghiên cứu trên áp dụng kiểm định thực hiện đối với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Lê Thu Thuỷ (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã tìm ra các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), bao gồm khối lượng tiền gửi, lãi suất cho vay. Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp ngân hàng tìm ra các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng. Đề tài sử dụng phân tích hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng bằng phần mềm Eviews. Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của Sacombank theo quý từ năm 2007 đến năm 2014. Việc nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung và ngân hàng Sacombank nói riêng dựa vào để tìm ra chính sách tín dụng thích hợp để cung cấp được nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như cho vay tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Theo nghiên cứu của Đàm Văn Lộc (2016) về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam”, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng bao gồm: nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát. Trên cơ sở

đó, tác giả đề xuất một số biện pháp đối trong việc phát triển tín dụng đó là: Nâng cao chất lượng cấp tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng về cả phạm vi và đối tượng để tìm kiếm khác tiềm năng, theo dõi sát sao chính sách của NHNN để có kế hoạch thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng và mục tiêu chính sách của NHNN và kiến nghị với NHNN một số giải pháp để hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM một cách bền vững, có hiệu quả.

Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017) về vấn đề tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng trong bài viết “Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Khi các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao, vấn đề tăng trưởng tín dụng cần phải xem xét, vì nếu không quản lý tốt, các khoản tín dụng sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Các NHTM có được tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ quản lý tốt được các khoản tín dụng, từ đó giảm bớt việc tăng trưởng tín dụng. Như vậy, việc tăng vốn có thể giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì ngân hàng có khoản đệm vốn tốt và khối lượng tín dụng giảm; Các NHTM có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, khi tăng trưởng tín dụng, các NHTM cần chú ý đến công tác quản trị nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. Hơn nữa, bài viết còn tìm ra được mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lãi suất danh nghĩa và GDP tăng sẽ khiến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng tăng lên.

Như vậy hầu hết các công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng và kiểm định các yếu tố bao gồm yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng hoặc chất lượng cho vay tại các ngân hàng khác nhau ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đề tài thực hiện trong phạm vi tăng trưởng tín dụng của đối tượng khách hàng DNVVN tại Vietinbank – CN 4 TPHCM. Theo đó, tăng trưởng tín dụng của đối tượng khách hàng DNVVN tại chi nhánh 4

tính hồi quy bội được sử dụng với dữ liệu chuỗi thời gian được dùng cho nghiên cứu, trong khi các nghiên cứu trước sử dụng dữ liệu bảng với các mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên hoặc phương pháp mô ment tổng quát (GMM).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)