Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu có liên quan được thực hiện, như đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng: trường hợp tại Montenegro” được thực hiện bởi Ivanović (2015). Bài viết này tập trung vào việc xác định và ước tính các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng ở Montenegro. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự phát triển kinh tế tích cực và sự gia tăng của các ngân hàng tiềm năng tiền gửi của ngân hàng dẫn đến tăng trưởng tín dụng cao hơn. Hơn nữa, tác giả còn nhấn mạnh rằng sự lành mạnh và ổn định của hệ thống ngân hàng là quyết định để thúc đẩy các hoạt động cho vay của ngân hàng hơn nữa. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng các khoản nợ xấu cao và tỷ lệ khả năng thanh toán thấp, có ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung tín dụng (tăng trưởng tín dụng). Tác giả thu thập yếu tố nợ xấu và thanh khoản để đưa vào mô hình, việc kiểm định thực hiện đối với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM.
Nghiên cứu của tác giả Singh và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về sự tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. Bài viết đưa ra những bằng chứng về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mở rộng tín dụng và tăng trưởng kinh tế và đây cũng là chủ đề mà nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Các nhà kinh tế cho rằng sự phát triển của hệ thống tài chính là sản phẩm của tăng trưởng kinh tế, đồng thời những người khác khẳng định rằng việc mở rộng tín dụng là rất quan trọng cho chính sự tăng trưởng của nền kinh tế. Singh và cộng sự đã đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng tại Ấn Độ liệu rằng có tồn tại mối quan hệ giữa chúng với nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai biến. Tác giả thu thập yếu tố tăng trưởng kinh tế (GDP) để đưa vào mô hình, việc kiểm
định thực hiện đối với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM.
Một nghiên cứu khác trong năm 2016 của Awdeh về “Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại Lebanon”. Nghiên cứu này của Awdeh nhằm xác định các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng ở Lebanon bằng cách khai thác dữ liệu bảng của 34 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2000-2015. Kết quả thực nghiệm cho thấy tăng trưởng tiền gửi, tăng trưởng GDP, lạm phát và cung tiền, tất cả đều thúc đẩy tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân. Ngược lại, rủi ro tín dụng, lãi suất cho vay, lãi suất tín phiếu, cho vay khu vực công và dòng tiền chuyển vào làm giảm tăng trưởng cho vay. Awdeh đã phân tích và phát hiện tác động của độ trễ một năm của tất cả các biến được khai thác để tìm hiểu xem chúng có tác động chậm đến tăng trưởng tín dụng hay không, và một số kết quả khác nhau đã được tìm thấy. Chẳng hạn, độ trễ của tỷ lệ dự phòng (LLP) đã có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng; lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) không ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, trong khi độ trễ của ROA làm giảm tăng trưởng tín dụng; tác động của thay đổi cung tiền khuếch đại đáng kể sau một năm; và cuối cùng, tác động tiêu cực của kiều hối và mất dần sau một năm. Tác giả thu thập yếu tố lạm phát, dự phòng để đưa vào mô hình, việc kiểm định thực hiện đối với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM.
Nghiên cứu của Nayef và Mohammed (2018) đã điều tra các yếu tố chính quyết định tăng trưởng tín dụng đối với khu vực tư nhân. Nghiên cứu được xem như một trường hợp quan trọng vì nhiều lý do sau đây. Đầu tiên, xác định các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng giữa các quốc gia OECD giúp kiểm tra hiệu ứng lan tỏa ở khu vực này do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Điều này đạt được bằng cách xác định các yếu tố cung và cầu ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, những phát hiện của nghiên cứu này có thể cho thấy vai trò của chính sách tiền tệ trong việc xác định tăng trưởng tín dụng ở khu vực này. Hơn nữa, bằng cách nhấn mạnh các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở các nước OECD, nghiên cứu này đóng góp vào tài liệu hiện có bằng cách liên quan các yếu tố quyết định này
đến thời điểm khủng hoảng tài chính 2008. Nghiên cứu đã cung cấp một phân tích về các yếu tố quyết định tăng trưởng tín dụng ngân hàng nội địa trong khu vực tư nhân tại 24 quốc gia OECD với dữ liệu hàng quý trong khoảng thời gian từ quý IV năm 2001 đến quý IV năm 2013. Kết quả chỉ ra rằng, trong dài hạn, các yếu tố chính quyết định tăng trưởng tín dụng ngân hàng ở các nước OECD là tỷ giá hối đoái, tỷ lệ huy động vốn, nợ nước ngoài, cung tiền, lãi suất, lạm phát, GDP và hình thành vốn cố định (FCF). Tác giả thu thập yếu tố thanh khoản để đưa vào mô hình, việc kiểm định thực hiện đối với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM.
3.3.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và tìm ra giải pháp phát triển DNVVN ở nước ta, đặc biệt là giải pháp tăng cường hỗ trợ, phát triển các dịch vụ tín dụng đối với DNVVN, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước dưới những góc độ và quy mô khác nhau. Một số công trình nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài luận văn như:
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Lê (2014) về “Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn”. Tác giả xây dựng mô hình hồi quy giữa các biến phụ thuộc là tỷ trọng vốn vay ngân hàng. Tỷ trọng vốn vay ngân hàng được lựa chọn làm đại diện cho tăng trưởng tín dụng khi xét trên bình diện số tương đối thay vì số tuyệt đối. Các biến độc lập tác động tới tỷ trọng vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong mẫu bao gồm quy mô, khả năng sinh lời, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản, tấm chắn thuế phi nợ, và các biến giả đại diện cho ngành nghề kinh doanh. Luận án đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã trình bày cơ sở luận về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN, về bất ổn kinh tế vĩ mô, và về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín
dụng ngân hàng đối với DNVVN trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Luận án đã phân tích, đánh giá một cách toàn diện thực trạng tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Việc phân tích đã được tiến hành từ việc đánh giá định tính thực trạng tăng trưởng tín dụng ngân hàng cho DNVVN tại Việt Nam đến đánh giá định lượng thông qua mô hình thực nghiệm đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tới tỷ trọng vay ngân hàng của DNVVN. Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra một số đánh giá khách quan về những thành công, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại của tăng trưởng tín dụng đối với DNVVN của Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tác giả xác định và ghi nhận các yếu tố của bài nghiên cứu trên áp dụng kiểm định thực hiện đối với biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diệp và Lê Thu Thuỷ (2018), “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của các DNVVN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” đã tìm ra các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), bao gồm khối lượng tiền gửi, lãi suất cho vay. Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp ngân hàng tìm ra các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng. Đề tài sử dụng phân tích hồi quy để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng bằng phần mềm Eviews. Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của Sacombank theo quý từ năm 2007 đến năm 2014. Việc nghiên cứu này rất có ý nghĩa đối với các nhà quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung và ngân hàng Sacombank nói riêng dựa vào để tìm ra chính sách tín dụng thích hợp để cung cấp được nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng như cho vay tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo nghiên cứu của Đàm Văn Lộc (2016) về “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam”, tác giả đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng bao gồm: nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và lạm phát. Trên cơ sở
đó, tác giả đề xuất một số biện pháp đối trong việc phát triển tín dụng đó là: Nâng cao chất lượng cấp tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng về cả phạm vi và đối tượng để tìm kiếm khác tiềm năng, theo dõi sát sao chính sách của NHNN để có kế hoạch thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng và mục tiêu chính sách của NHNN và kiến nghị với NHNN một số giải pháp để hỗ trợ phát triển hoạt động tín dụng của các NHTM một cách bền vững, có hiệu quả.
Nghiên cứu của Lê Tấn Phước (2017) về vấn đề tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng trong bài viết “Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Khi các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao, vấn đề tăng trưởng tín dụng cần phải xem xét, vì nếu không quản lý tốt, các khoản tín dụng sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng. Các NHTM có được tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ quản lý tốt được các khoản tín dụng, từ đó giảm bớt việc tăng trưởng tín dụng. Như vậy, việc tăng vốn có thể giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng vì ngân hàng có khoản đệm vốn tốt và khối lượng tín dụng giảm; Các NHTM có tỷ lệ tài sản thanh khoản cao sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, khi tăng trưởng tín dụng, các NHTM cần chú ý đến công tác quản trị nhằm tránh tổn thất cho ngân hàng. Hơn nữa, bài viết còn tìm ra được mối quan hệ cùng chiều giữa lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP với tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi lãi suất danh nghĩa và GDP tăng sẽ khiến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng tăng lên.
Như vậy hầu hết các công trình nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để ước lượng và kiểm định các yếu tố bao gồm yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng hoặc chất lượng cho vay tại các ngân hàng khác nhau ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, đề tài thực hiện trong phạm vi tăng trưởng tín dụng của đối tượng khách hàng DNVVN tại Vietinbank – CN 4 TPHCM. Theo đó, tăng trưởng tín dụng của đối tượng khách hàng DNVVN tại chi nhánh 4
tính hồi quy bội được sử dụng với dữ liệu chuỗi thời gian được dùng cho nghiên cứu, trong khi các nghiên cứu trước sử dụng dữ liệu bảng với các mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên hoặc phương pháp mô ment tổng quát (GMM).
3.4 Mô hình nghiên cứu
3.4.1 Các biến trong mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở biện luận cơ sở lý thuyết về tăng trưởng tín dụng và phân tích một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng mà tác giả đã tổng hợp bên trên, một số yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô có khả năng tác động đến tăng trưởng tín dụng trong phân khúc DNVVN tại Vietinbank – CN 4 TPHCM. Từ nghiên cứu của Ivanović (2015), tác giả nhận thấy nhân tố nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu của Đàm Văn Lộc (2016), một số nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam bao gồm nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ huy động, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát. Kết hợp giữa hai nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số nhân tố ảnh hưởng đến TTTD trong phân khúc KH DNVVN: (1) dự phòng RRTD; (2) nợ xấu; (3) thanh khoản; (4) lãi suất cho vay; (5) tăng trưởng GDP; (6) tỷ lệ lạm phát. Nhân tố quy mô và huy động vốn không được đưa vào mô hình bởi vì:
Thứ nhất, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu chuỗi thời gian và xem xét tại một chi nhánh ngân hàng cụ thể nên nhân tố quy mô ngân hàng bị loại bỏ khỏi mô hình đề xuất. Yếu tố này chỉ được xem xét trong trường hợp dữ liệu bảng có nhiều ngân hàng khác nhau để so sánh.
Thứ hai, đối với huy động vốn, nhân tố này cũng không được tác giả sử dụng để nghiên cứu tác động đến tăng trưởng tín dụng vì sự hiện diện của nhân tố này trong mô hình sẽ có khả năng mô hình tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến, do mô hình đã có sự tồn tại của nhân tố tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động.
3.4.1.1 Các yếu tố vi mô
Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại bảng, trên cơ sở đó phân loại các khoản nợ vào các nhóm nợ thích hợp.
Theo đó, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (RRTD). Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng, dự phòng phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí phi tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng quá nhanh dễ dẫn đến không kiểm soát được chất lượng tín dụng và gây ra một số hệ lụy cho hệ thống ngân hàng như nợ xấu tăng cao, lợi nhuận sụt giảm, khả năng thanh toán giảm. Rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt khi đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng là RRTD, do đó trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để bù đắp những tổn thất mà RRTD gây ra. Đây cũng được xem là bộ đệm vốn nhằm làm giảm tổn thất mà RRTD gây ra cho ngân hàng. Khoản dự phòng RRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD). Việc xác định mức trích lập