Kết quả và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 64 - 68)

Như vậy sau khi thực hiện các kiểm định cho hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai thay đổi, tác giả nhận thấy các kiểm định đều thoả mãn điều kiện nên mô hình không có các tồn tại trên. Mô hình nghiên cứu cuối cùng có năm biến mang ý nghĩa thống kê: tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất cho vay, tỷ lệ lạm phát và dự phòng RRTD. Hệ số xác định bội là 68,01%.

- Tỷ lệ thanh khoản có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và trái với với giả thuyết đặt ra. Tỷ lệ thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) nên khi tỷ lệ LDR cao đồng nghĩa với việc việc tăng trưởng tín dụng ngân hàng cũng tăng. Tỷ lệ thanh khoản cao thì tăng trưởng tín dụng sẽ thấp và ngược lại, mối quan hệ này cũng được chứng minh trong nghiên cứu của Berrospide và Edge, 2010; Gambacorta và Marques-Ibanez, 2011. Trường hợp tỷ lệ này nhỏ hơn một, điều đó có nghĩa là ngân hàng sử dụng tiền gửi để cho vay đối với khách hàng của mình. Một tỷ lệ lớn hơn một nghĩa là để mở rộng cho vay, chính ngân hàng phải vay tiền từ nguồn bên ngoài, sau đó được cho vay lại với lãi suất cao hơn cho khách hàng của mình. Chính vì vậy ngân hàng sẽ gặp rủi ro về thanh khoản. Nguyên nhân xuất phát từ đặc thù VietinBank Chi nhánh 4 TP.HCM, với việc duy trì một lượng dư nợ ổn định tại các phân khúc, và phân vốn huy động tăng với cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng, ngoài ra Chi nhánh 4 tập trung tăng trưởng mạnh tín dụng với phân khúc KH DNVVN nên kiểm định đi ngược với giải thuyết đặt ra và các nghiên cứu trước đó.

- Tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả nghiên cứu của tác giả phù hợp với nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011); Đàm Văn Lộc (2016). Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng sự gia tăng

trong tỷ lệ nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sức mạnh của ngành ngân hàng, tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sử dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, làm tăng chi phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy lãi suất cho vay có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Tác động tích cực của yếu tố này đến tăng trưởng tín dụng trùng với kết quả trong nghiên cứu của Aydin, 2008 và Kadri, 2012. Khi lãi suất cho vay giảm, nhu cầu tín dụng của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là các khách hàng DNVVN sẽ tăng lên. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về việc đẩy mạnh phát triển sản xuất thương mại các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là các lĩnh vực xuất khẩu đối với các DNVVN, Vietinbank đã giảm lãi suất cho vay đối với loại hình khách hàng này. Vietinbank hội sở cũng như Vietinbank – CN 4 TPHCM đang kỳ vọng có thể tiếp tục phát triển và phục vụ tốt đối tượng khách hàng DNVVN, đảm bảo hài hòa lợi ích đôi bên giữa doanh nghiệp và ngân hàng; khơi thông nguồn vốn trong giai đoạn hiện nay và hỗ trợ các DNVVN trong hoạt động sản xuatg61 kinh doanh. Ngoài việc giảm lãi suất cho vay, Vietinbank đang giới thiệu tới các khách hàng DNVVN những sản phẩm cho vay tín chấp khác biệt, giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn lên tới 5 tỷ đồng từ ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp hoặc cấp cho các DNVVN sản phẩm thẻ tín dụng doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp vay nhanh từ ngân hàng tới 2 tỷ đồng.

- Lạm phát cũng là một yếu tố vĩ mô có tác động đến tăng trưởng tín dụng. Trong nghiên cứu này mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng tín dụng là ngược chiều. Kết quả một lần nữa phù hợp với giả thuyết đặt ra và kết quả nghiên cứu của Sharma và Gounder (2012); Đàm Văn Lộc (2016). Khi tỷ lệ lạm phát cao thường dẫn đến sự gia tăng các mức lãi suất danh nghĩa đối với các khoản cho vay,

từ đó nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ giảm, vì họ phải trả chi phí lãi cao hơn so với trường hợp lạm phát chưa tăng.

- Đối với tỷ lệ dự phòng RRTD, biến này mang ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có tương quan dương với tăng trưởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu của tác giả có sự trái ngược với giả thuyết đặt ra trong mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng RRTD và tăng trưởng tín dụng. Đồng thời mối quan hệ giữa tỷ lệ dự phòng RRTD và tăng trưởng tín dụng trong nghiên cứu này có sự trái chiều với kết quả mà các nhà nghiên cứu đã thực hiện như: Whalen, 1994; Beaver và Engel; 1996; Hasan và Wall, 2004; Bouvatier, V. và Lepetit, L, 2012. Tuy nhiên, để giải thích cho kết quả nghiên cứu này, tác giả nhìn nhận ở khía cạnh dữ liệu trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khi nền kinh tế xảy ra cú sốc chênh lệch sản lượng (tức là khủng hoảng về tổng cầu – AD) thì dẫn đến cú sốc về tín dụng và dẫn đến sự tăng trong tốc độ tăng trưởng tín dụng và từ đó cú sốc về trích lập dự phòng bằng với sự gia tăng thay đổi trong việc trích lập dự phòng theo tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản ngân hàng cũng tăng theo. Nhưng nếu nhìn nhận ở khía cạnh dự phòng phải trích lập trong tương lai thì việc tăng trích lập dự phòng là bộ đệm vốn và giúp ngân hàng dự toán các chi phí để xử lý rủi ro trong trường hợp tăng trưởng tín dụng có những khoản vay có vấn đề về khả năng chi trả của khách hàng hoặc giúp ngân hàng tránh khỏi các khoản lỗ không mong muốn trong tương lai.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Nội dung chương 4 đã phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh chung của Vietinbank – chi nhánh 4 TPHCM, trong đó, tình hình huy động vốn và cho vay của chi nhánh đã đạt được một số kết quả nhất định. Trên nền tảng cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các biến có ý nghĩa thống kê và có tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh 4 TPHCM. Các biến bao gồm tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất cho vay, tỷ lệ lạm phát và dự phòng RRTD. Sau khi thực hiện các kiểm định tương ứng, mô hình nghiên cứu sau cùng không tồn tại các hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và mô hình đảm bảo ước lượng không chệch. Từ kết quả nghiên cứu đạt được, tác giả sẽ tiến hành đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp Vietinbank – chi nhánh 4 TPHCM đạt được sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng DNVVN trong thời gian tới.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)