- Vietinbank – CN 4 cần chú trọng hơn nữa hoạt động huy động vốn tại chi nhánh. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài lẫn ngân hàng trong nước, chi nhánh 4 cần xem xét và thay đổi, bổ sung những chính sách đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ huy động vốn cũng như tăng cường các nguồn kênh huy động. Chi nhánh 4 có thể xin ý kiến của hội sở trong việc cung cấp lãi suất một cách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng và lãi suất huy động được xác định theo nguyên tắc thị trường, kết hợp với định hướng kinh doanh của Ban Lãnh đạo chi nhánh, cân đối vốn của ngân hàng và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu có thời hạn định lại lãi suất ngắn xác định lãi suất cho vay phản ánh đúng chi phí huy động vốn thực tế của ngân hàng. Có chính sách ưu đãi về lãi suất và các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền tại chi nhánh 4. Vì nguồn vốn huy động sẽ là cơ sở để ngân hàng lên kế hoạch và triển khai hoạt động cho vay ra nền kinh tế.
- VietinBank chi nhánh 4 cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định của NHNN về trích lập dự phòng RRTD, trong đó trích lập dự phòng riêng cho từng đối tượng khách hàng, như KHCN, KH DNVVN… Dự phòng RRTD được xem là bộ đệm vốn và là nguồn để chi nhánh xử lý khi rủi ro trong hoạt động tín dụng xảy ra mà không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Có thể nói, xét ở khía cạnh quản lý rủi ro, tỷ lệ DPRRTD là một trong những chính sách thiết lập của các ngân hàng để xử lý và khắc phục RRTD có thể xảy ra trong tương lai hay nói cách khác tỷ lệ DPRRTD được sử dụng như một công cụ để kiểm soát RRTD. Tuy nhiên, việc trích
lập dự phòng sẽ có tính hai mặt đối với các ngân hàng. Do đó, chi phí cho khoản dự phòng sẽ được lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng và được khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa quy mô lợi nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống. Nếu các NHTM trích lập dự phòng RRTD quá lớn thì sẽ làm tăng chi phí hoạt động và từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Trong trường hợp ngược lại, nếu ngân hàng trích lập dự phòng ít, điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không đủ chi phí để bù đắp rủi ro khi các khoản vay có vấn đề hoặc nợ xấu xảy ra. Do đó, các NHTM cũng Vietinbank và chi nhánh 4 cần có sự trích lập dự phòng hợp lý, ước lượng và tính toán chi phí dự phòng phù hợp để không ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong các hoạt động cũng như trong hoạt động cấp tín dụng.
- VietinBank – chi nhánh 4 xin chỉ đạo và hỗ trợ của hội sở trong việc cung cấp các công cụ và nguồn lực để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về thanh khoản tại chi nhánh nhằm đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ, cam kết và xây dựng kế hoạch dự phòng thanh khoản; thiết lập và duy trì quan hệ hạn mức giao dịch với các TCTD khác để hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Ngoài ra, chi nhánh 4 của Vietinbank yêu cầu hội sở ban hành chính sách quản lý các tài sản thanh khoản, trong đó đặc biệt chú ý đến việc định kỳ đánh giá lại các nỗ lực thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các chủ sở hữu, duy trì tính đa dạng hoá của các nguồn vốn. Việc xây dựng các mối quan hệ vững mạnh với những nhà cung cấp vốn then chốt (các đối tác, các ngân hàng đại lý, các khách hàng lớn…) sẽ cung cấp một nguồn thanh khoản dồi dào khi chi nhánh 4 gặp khó khăn về thanh khoản và xem đây là một chính sách quan trọng không thể thiếu trong chính sách quản lý thanh khoản. Do đó, để kiểm tra tính đa dạng đầy đủ của nguồn, cần phải kiểm tra mức độ phụ thuộc vào những nguồn vốn nhất định. Chi nhánh cần thành lập bộ phận nguồn vốn trong ngân hàng nhằm có trách nhiệm theo dõi lựa chọn các nguồn vốn khác nhau và quản lý cũng như kiểm soát các nguồn vốn hiệu quả.
- Trong năm 2019 và những năm tiếp theo, trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đan xen, bám sát mục tiêu kế hoạch kinh doanh trung hạn và phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 và phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngành. Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng, kiểm soát tốt chất lượng tăng trưởng các hoạt động trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng. Đẩy mạnh thu hồi nợ xử lý rủi ro, nợ xấu, nợ bán VAMC, nâng cao chất lượng tài sản. Với hệ thống ngân hàng Việt Nam, áp lực sẽ rất lớn khi lộ trình áp dụng Thông tư 41/2016/TTNHNN ban hành ngày 30/12/2016 về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đang đến gần. Các ngân hàng sẽ phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh doanh để đáp ứng tăng trưởng bền vững, hạn chế phát sinh nợ xấu song song với kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ nhằm đáp ứng các giới hạn an toàn vốn mà NHNN đã đề ra. Năm 2019, nhu cầu tín dụng đầu tư mới và/hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh tiếp tục gia tăng. Tuy nhiên, sức khỏe tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Trước những thách thức của nền kinh tế, VietinBank sẽ tiếp tục chú trọng quản trị rủi ro tín dụng từ cấp độ tổng thể đến cấp độ giao dịch, kiện toàn dữ liệu tính toán tài sản tính theo rủi ro tín dụng (RWA) và định hướng cơ cấu danh mục tín dụng theo hướng giảm rủi ro tập trung, đảm bảo mục tiêu tối ưu hoá hiệu quả kinh doanh trên cơ sở sử dụng hiệu quả vốn tự có, giảm thiểu chi phí vốn của ngân hàng. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, bền vững, VietinBank kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng vào những lĩnh vực rủi ro cao thông qua: Thiết lập hạn mức rủi ro tín dụng, định hướng chi nhánh trong quá trình phát triển khách hàng, áp dụng các bộ điều kiện chặt chẽ trong việc lựa chọn khách hàng để nâng cao chất lượng danh mục đầu tư.
- Ngoài ra, thực hiện theo chỉ đạo của Chính Phủ, NHNN và chia sẻ khó khăn đối với các doanh nghiệp, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, VietinBank đã cung cấp nhiều gói sản phẩm cho vay với lãi suất ưu đãi dành cho DNVVN như: Cho vay tạm trữ thóc, gạo vụ Đông xuân 2015; các chương trình “Tiếp sức thành công”, “Kết nối khách hàng tiềm năng”, “Chung sức
vươn xa cùng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, “Ưu đãi lãi suất kỳ hạn dưới 1 tháng”. Bên cạnh đó, Vietinbank – chi nhánh 4 cần xin ý kiến chỉ đạo của hội sở và đề xuất hướng cho vay theo nhu cầu của khách hàng và thực tế phát sinh. Cụ thể, VietinBank – chi nhánh 4 đưa ra cơ sở xem xét cho vay theo các phương thức khác nhau phù hợp với đặc điểm hoạt động của khách hàng trong từng thời kỳ và phù hợp với quy định của pháp luật như: Cấp tín dụng ngắn hạn cho doanh nghiệp vi mô có tài sản đảm bảo chắc chắn, triển khai gói sản phẩm dịch vụ dành cho doanh nghiệp chính và chuỗi nhà cung cấp là các DNVVN, cho vay chuỗi cung ứng thủy sản… Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hai quỹ bảo lãnh tín dụng dành cho DNVVN mà Chính phủ và NHNN đã giao phó (Vietinbank, 2018).
TÓM TẮT CHƯƠNG 5
Từ những kết quả đạt được từ chương 4, Chương 5 của luận văn đã tóm tắt và kết luận về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Bằng việc sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính (OLS), kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình bao gồm năm nhân tố có tác động đến tăng trưởng tín dụng tại Vietinbank – CN 4 TPHCM. Các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, trong đó các biến đều phù hợp với giả thuyết mà tác giả đặt ra ban đầu, trừ biến tỷ lệ dự phòng RRTD. Kết quả cho thấy mô hình không tồn tại các hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Các nhân tố có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ huy động, tỷ lệ dự phòng, tỷ lệ thanh khoản, nợ xấu, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ lạm phát. Qua đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng phân khúc khách hàng DNVVN tại Vietinbank – CN 4 TPHCM. Các kiến nghị được đề xuất liên quan đến NHNN, hội sở chính của Vietinbank và bản thân VietinBank - chi nhánh 4 TPHCM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Chính phủ, 2018. Nghị Định Quy Định Chi Tiết Một Số Điều Của Luật Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa. Hà Nội: Chính phủ.
Đàm Văn Lộc, 2016. Các Yếu Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Kinh tế
TPHCM.
Đoàn Tranh, 2015. VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEs) ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. Đại Học Duy Tân.
Lê Tấn Phước, 2017. Một số yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, 2(12), p. 1.
Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, 2016. Báo cáo nghiên cứu: doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị chính sách. Hà Nội: Ngân hàng Phát triển Châu Á.
Nguyễn Văn Ngọc, 2012. Từ Điển Kinh Tế Học. Hà Nội: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
Nguyễn Văn Tiến, 2013. Nguyên lý và nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Nhật Trung, 2010. Tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động – những thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân hàng, Volume 17, p. 1.
Phạm Quốc Việt và Nguyễn Văn Vinh, 2019. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, 1 (Tháng 5/2019)(704), pp. 1-10.
Phạm Thị Kim Ánh, 2019. Xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, Volume Kỳ 2 (Tháng 5), pp. 1-5.
Phạm Xuân Quỳnh và Trần Đức Tuấn, 2019. Nghiên cứu dự phòng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí tài chính, pp. 1-5.
Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Quốc hội.
Quốc hội, 2018. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Luật số: 04/2017/QH14.
Hà Nội: Chủ tịch Quốc hội.
Trần Thúy, 2019. Nợ xấu ngân hàng và trích lập dự phòng ra sao trong 3 tháng đầu năm?. Tạp chí tài chính.
Ủy ban Châu Âu, 2018. Commission and its priorities. [Online]
Available at: https://ec.europa.eu/growth/smes/business-friendly-environment/sme- definition_en [truy cập ngày 10/07/2019]
Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản, 2014. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM, 3(36), pp. 16-25.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
Awdeh, A., 2016. The Determinants of Credit Growth in Lebanon. International Business Research, 10(2), pp. 9-19.
Aydin, B., 2008. Banking Structure and Credit Growth in Central and Eastern European Countries. IMF.
Berrospide, Jose M., và Edge, Rochelle M., 2010. The Effects of Bank Capital on Lending: What Do We Know, and What Does It Mean?. International Journal of Central Banking, 6(4), pp. 5-54.
Bouvatier, V. và Lepetit, L, 2012. Effects of loan loss provisions on growth in bank lending: some international comparisons. International Economics, Volume 132, pp. 91-116.
Castro, V., 2013. Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking system: The case of the GIPSI. Econ. Model, Volume 31, p. 672–683.
Das, P. K. và Khasnobis, B. G., 2007. Finance and Growth: An Empirical
Assessment of the Indian Economy. United Nations University – World Institute for Development Economics Research.
Gambacorta, Leonardo, và Marques-Ibanez, David, 2011. The Bank Lending Channel: Lessons from the Crisis. Economic Policy, Volume 26, pp. 135-182. Guo, K., & Stepanyan, V, 2011. Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economies. International Monetary Fund Working Paper.
Guo, Kai và Stepanyan, Vahram , 2011. Determinants of Bank Credit in Emerging Market Economics. International Monetary Fund.
Ivanović, M., 2015. Determinants of Credit Growth: The Case of Montenegro.
Journal of Central Banking Theory and Practice , Volume 2, pp. 101-118. Kadri, M., 2012. Determinants of Bank Interest Spreading Estonia. Tallinn Eesti
Nayef, Al-Shammari và Mohammed, El-Sakka, 2018. Macroeconomic Determinants of Credit Growth in OECD Countries. International Journal of Business, 23(3), pp. 217-234.
Olokoyo, F., 2011. Determinants of Commercial Banks’ Lending Behavior in Nigeria. International Journal of Financial Research, 2(2), pp. 61-72.
Schawel, D., 2013. Why Loan Growth is Important and What it Says about Inflation and Interest Rates?. [Online]
Available at: https://blogs.cfainstitute.org/investor/2013/07/23/why-loan-growth-is- important-and-what-it-says-about-inflation-and-interest-rates/ [truy cập ngày 10/07/2019]
Shingjergji, Ali và Hyseni, Marsida, 2015. The Impact of Macroeconomic and Banking Factors on Credit Growth in the Albanian Banking System. European Journal of Economics and Business Studies, 1(2), pp. 113-120.
Singh, C., Pemmaraju, S. B. và Das, R, 2016. Economic Growth and Banking Credit in India.
Skala, D., 2012. Loan Growth In Banks: Origins And Consequences. FINANSE. RYNKI FINANSOWE. UBEZPIECZENIA, pp. 113-124.
Smith, P. F., 1964. Commercial Banks. In: Consumer Credit Costs. Princeton University Press, pp. 47 - 63.
Studenmund, A., 2011. Using Econometrics: A Practical Guide. New York: Pearson Publishers.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2018
ĐVT: %
Năm Tỷ lệ lạm phát Tổng sản phẩm quốc nội
2009 7.1% 5.3% 2010 9.2% 6.4% 2011 18.7% 6.2% 2012 9.1% 5.2% 2013 6.6% 5.4% 2014 4.1% 6.0% 2015 0.6% 6.7% 2016 2.7% 6.2% 2017 3.5% 6.8% 2018 3.5% 7.1%
PHỤ LỤC 2
DƯ NỢ CHO VAY VÀ LÃI SUẤT CHO VAY PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG DNVVN TẠI VIETINBANK – CN 4 TPHCM GIAI ĐOẠN 2009 – 2018
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm Dư nợ cho vay Lãi suất cho vay
2009 1775,36 14,21% 2010 2227,67 19,54% 2011 2568,06 14,09% 2012 2987,42 12,87% 2013 3488,12 12,03% 2014 4100,96 10,51% 2015 4855,24 9,87% 2016 5359,70 8,50% 2017 6401,18 6,47% 2018 7841,45 6,83%
PHỤ LỤC 3
TỶ LỆ NỢ XẤU TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DNVVN TẠI VIETINBANK – CN 4 TPHCM GIAI ĐOẠN 2009 – 2018
ĐVT: % Năm Tỷ lệ nợ xấu 2009 2,83% 2010 1,66% 2011 1,74% 2012 1,35% 2013 1,73% 2014 2,31% 2015 1,52% 2016 2,71% 2017 1,13% 2018 1,60%