Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 47 - 51)

3.4.2.1 Tỷ lệ dự phòng

Dự phòng là bộ đệm vốn giúp ngân hàng giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong đó, dự phòng RRTD để đảm bảo an toàn của ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng cho khách hàng của họ. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Việc xác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được căn cứ vào việc phân loại nợ tại ngân hàng. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng căn cứ vào các tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay và các cam kết ngoại

tắc, việc trích lập dự phòng sẽ làm suy giảm giá trị tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Mối quan hệ này được xem là ngược chiều (Whalen, 1994; Beaver và Engel; 1996; Hasan và Wall, 2004; Bouvatier, V. và Lepetit, L, 2012).

Từ những lập luận trên, tác giả xây dựng giả thuyết H1: tỷ lệ dự phòng RRTD có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.

3.4.2.2 Tỷ lệ thanh khoản

Tỷ lệ thanh khoản được đo lường bằng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động. Bởi vì tỷ lệ thanh khoản cao sẽ làm giảm tỷ lệ của các khoản vay, qua đó giảm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Olokoyo (2011); Ivanović (2015) và Đàm Văn Lộc (2016). đã sử dụng tỷ lệ thanh khoản này để giải thích về việc cho vay ngân hàng ở Nigeria nhưng kết quả của nghiên cứu cho thấy không có tác động đối với tỷ lệ thanh khoản về việc cho vay ngân hàng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Berrospide và Edge, 2010; Gambacorta và Marques-Ibanez, 2011 cho thấy tương quan ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ thanh khoản.

Từ các lập luận trên, giả thuyết H2 được xây dựng như sau: tỷ lệ thanh khoản có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.

3.4.2.3 Nợ xấu

Nợ xấu được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu. Trong nghiên cứu, tỷ lệ nợ xấu được tính dành cho đối tượng khách hàng DNVVN. Nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011); Ivanović (2015), và Đàm Văn Lộc (2016) chỉ ra rằng sự gia tăng trong tỷ lệ nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sức mạnh của ngành ngân hàng, tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng. Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng xem xét lại trong việc giảm các mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, mong đợi mối quan hệ nghịch giữa hai biến số này. Khi nợ xấu tăng lên thì hoạt động tín dụng bị giới hạn và làm cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng giảm xuống. Do đó, mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu là ngược chiều.

Vì vậy, giả thuyết H3 được xây dựng là: tỷ lệ nợ xấu có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.

3.4.2.4 Lãi suất cho vay

Lãi suất có tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó tác động đến việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Việc tăng lãi suất dẫn tới gia tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay, dẫn đến việc ngân hàng sẽ không thể đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn bởi vì nguy cơ sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (Castro, 2013). Do đó, dự kiến mối quan hệ nghịch chiều giữa hai biến số này. Để các ngân hàng cân bằng các mục tiêu chính về thanh khoản, lợi nhuận và khả năng thanh toán, lãi suất cho vay phải được xử lý hiệu quả và các ngân hàng phải hành xử theo cách thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng (Kadri, 2012; Đàm Văn Lộc, 2016).

Giả thuyết H4: lãi suất cho vay có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.

3.4.2.5 Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Das và Khasnobis (2007) đã nghiên cứu cơ chế truyền tải từ mức độ trung gian tài chính đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc duy trì tín dụng ngắn hạn và dài hạn. Họ đã tìm thấy hai mối quan hệ hợp tác dài hạn - một liên kết phát triển tài chính và phân bổ tín dụng cho các mục đích khác nhau và liên kết tăng trưởng kinh tế với tín dụng ngắn hạn và dài hạn, tức là cơ chế truyền tải thông qua thị trường tín dụng.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa mở rộng tín dụng và tăng trưởng kinh tế là một chủ đề của một số cuộc tranh luận. Trong khi một số nhà kinh tế tranh luận rằng sự phát triển của hệ thống tài chính là sản phẩm của tăng trưởng kinh tế, những người khác khẳng định rằng việc tăng trưởng tín dụng là rất quan trọng cho chính sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nghiên cứu của Singh và cộng sự (2016) đã chỉ ra mối quan hệ mạnh mẽ giữa hai biến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng. tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc cho vay ngân hàng. Bởi vì tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao trong các hoạt động của nền kinh tế trong

Dự phòng RRTD

Thanh khoản

Nợ xấu

Lãi suất cho vay

Tăng trưởng tín dụng

kinh tế thực hiện các nhu cầu đầu tư, mua sắm cho chính doanh nghiệp. Nghiên cứu của Imran và Nishatm (năm 2013) nhận thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Như vậy, dự kiến rằng biến này có tác động tích cực tăng trưởng tín dụng.

Giả thuyết H5: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có quan hệ cùng chiều với tăng trưởng tín dụng.

3.4.2.6 Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát là một biến vĩ mô khác được đưa vào mô hình và được xem xét có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng. Một số nghiên cứu như Sharma và Gounder (2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng bởi vì sự tăng trưởng trong khối lượng tín dụng có thể là do tỷ lệ lạm phát cao chứ không phải vì sự gia tăng giá trị thực tế của các khoản vay. Trong lịch sử trong thời gian lãi suất tăng cao và / hoặc lạm phát, chúng tôi đã thấy mức tăng trưởng cho vay cao hơn đáng kể so với chúng tôi hiện nay (Schawel, 2013). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011); Shingjergji và Hyseni (2015), Đàm Văn Lộc (2016) mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tăng trưởng tín dụng là cùng chiều. Do đó, tác động của tỷ lệ lạm phát đến tăng trưởng tín dụng không rõ ràng, có thể cùng chiều hoặc ngược chiều.

Từ những cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước, tác giả xây dựng giả thuyết H6: tỷ lệ lạm phát có quan hệ ngược chiều với tăng trưởng tín dụng.

Từ các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm đã được tác giả biện luận ở trên, mô hình nghiên cứu cho đề tài như sau:

H1

H2

H4

H5 H3

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động tới sự tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam CN 4 tp hồ chí minh (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)