Chính phủ, bộ ngành, hiệp hội liên quan cũng sớm ban hành hướng dẫn Luật hỗ trợ DNNVV; theo đó, tập trung các khó khăn, vướng mắc của DNNVV hiện nay: Đẩy mạnh triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã ban hành (công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp - nông thôn…); Nâng cao năng lực triển khai tại địa phương và bộ, ngành liên quan; Đẩy mạnh hoạt động của Quỹ bảo lãnh DNNVV (phối hợp tốt hơn giữa Quỹ, NHTM, Hiệp hội, chính quyền địa phương….); Quỹ hỗ trợ DNNVV; Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, sản phẩm, đối tác trợ giúp DNNVV; hệ thống thông tin Doanh nghiệp; Đôn đốc quyết liệt cải thiện môi trường kinh doanh - đầu tư (nhất là thủ tục thuế, hải quan, cấp phép, phá sản Doanh nghiệp, kết cấu hạ tầng, dịch vụ logistics, hỗ trợ tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0...); Đẩy mạnh các chương trình cụm liên kết ngành, liên kết vùng, liên kết 3 khối Doanh nghiệp; Phát triển cân bằng thị trường tài chính (nhất là thị trường chứng khoán, trái phiếu, tài chính vi mô, quỹ đầu tư…); Tăng cường vai trò Hiệp hội DNNVV, thúc đẩy gắn kết VINASMEs với các hiệp hội SMEs địa phương; Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển, hỗ trợ SMEs (khuôn khổ APEC, AEC...).
Điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định cho các DNNVV.
Tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP và Nghị quyết số 33/NQ-CP, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và DNNVV tiếp cận nguồn vốn TDNH.
Chỉ đạo các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ các quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản hướng dẫn Luật, đặc biệt là chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tổ chức tín dụng thông qua Quỹ Bảo lãnh tín dụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chính phủ.
Có cơ chế chia sẻ thông tin của các bên liên quan, bao gồm cả các cơ quan thuế, đăng ký Doanh nghiệp, thông tin tín dụng ngân hàng..., giúp các ngân hàng và
DNNVV chia sẻ, minh bạch thông tin; phục vụ việc đánh giá, xếp hạng tín nhiệm DNNVV tốt hơn.
Về phía Ngân hàng Nhà nước:
Điều kiện kinh tế địa phương cũng góp phần ảnh hưởng rất lớn trong việc mở rộng hoạt động tín dụng DNNVV của ngân hàng. NHNN cần phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các DNNVV và các văn bản hướng dẫn Luật. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Doanh nghiệp, nhất là DNNVV trong quan hệ tín dụng ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh.
NHNN cũng đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020; Tăng cường phối hợp chính sách (Chính sách tài khóa; phát triển Nông nghiệp – Nông thôn; bảo lãnh/hỗ trợ DNNVV; phát triển tài chính vi mô, thị trường vốn; thông tin về DNNVV…); Tiếp tục định hướng các lĩnh vực ưu tiên cấp tín dụng (trong đó có DNNVV); cải tiến quy trình tái cấp vốn cho các ĐCTC tham gia; Tăng vai trò của CIC trong việc thu thập, quản lý và cung cấp thông tin về DNNVV; Định hướng, hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, nâng cao kiến thức của DNNVV về tài chính - tín dụng.
Các ĐCTC đã thiết kế các sản phẩm đặc thù đối với SMEs; Xây dựng phương thức thẩm định phù hợp với SMEs; tăng cường phối hợp; Các tổ chức/hiệp hội, chuyên gia ngành nghề để nâng cao chất lượng thẩm định; Tăng cường cung cấp các dịch vụ (tư vấn, đào tạo, thông tin, hội thảo…) cho khách hàng SMEs; Rà soát, đẩy mạnh cho vay các gói tín dụng đã thiết kế; Đẩy nhanh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu; giảm thiểu chi phí, thủ tục hành chính (qua đó, có thể tăng khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV); Phối hợp các cơ sở bán lẻ, hiệp hội, quỹ bảo lãnh…nhằm giảm thiểu chồng chéo trong thẩm định, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng; Tăng cường
ứng dụng CNTT, nhất là quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu khách hàng DNNVV; Hỗ trợ đào tạo, nâng cao kiến thức của DNNVV về tài chính - tín dụng.
Thực hiện các giải pháp hỗ trợ TCTD mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.
Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ. Tiếp tục thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong việc triển khai các chương trình cho vay; Tích cực triển khai chương trình kết nối ngân hàng – Doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa phương trực tiếp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
Khuyến khích các TCTD phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp người dân, Doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.
Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực; Nghiên cứu đề xuất các chính sách hỗ trợ tín dụng với các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu, dễ đi vào đời sống xã hội, đời sống của Doanh nghiệp...
Chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành Ngân hàng chủ động và thường xuyên triển khai các giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp, đặc biệt là Chương trình kết nối ngân hàng - Doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về vốn cho Doanh nghiệp. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng quán triệt, phổ biến, hướng dẫn trong toàn hệ thống; Tập trung triển khai có kết quả các giải pháp về cải tiến thủ tục, hồ sơ trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ…
Đối với UBND các tỉnh, thành phố:
Tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ DNNVV quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và hướng dẫn của các bộ, ngành.
Ban hành chính sách và bố trí nguồn lực hỗ trợ DNNVV tại địa phương; quyết định dự toán ngân sách hỗ trợ DNNVV theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất, thủ tục giao dịch bảo đảm và các thủ tục hành chính liên quan, nhằm tạo điều kiện cho Doanh nghiệp nhanh chóng hoàn tất hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Đẩy nhanh tiến độ thi hành án và quá trình xử lý tài sản đảm bảo đối với các tài sản đã có quyết định thi hành án, hỗ trợ các TCTD trong việc thu hồi vốn.