Kiểm định giả thuyết hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 64 - 69)

Dựa trên các kết quả thu được thông qua việc xây dựng mô hình hồi quy đa biến phản ánh sự phụ thuộc của biến mở rộng tín dụng DNNVV đối với các biến độc lập, ta đưa ra bảng kết luận về các giả thuyết như sau:

Bảng 4.8: Kết luận các giả thuyết

Giả thuyết Nội dung ß T Sig. Kết luận

H4 Chính sách marketing .440 8.051 .000 Chấp nhận H3 Điều kiện cấp tín dụng .314 5.740 .000 Chấp nhận H2 Chính sách tín dụng .373 6.823 .000 Chấp nhận H6 Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương .264 4.838 .000 Chấp nhận H1 Uy tín, thương hiệu ngân hàng .190 3.468 .001 Chấp nhận H5

Mối quan hệ của doanh

nghiệp .191 3.490 .001 Chấp nhận

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả phần mềm SPSS 23.0 (xem phụ lục 06))

Chính sách marketing: Chính sách marketing là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến mở rộng tín dụng DNNVV. Hệ số Beta > 0 (mang dấu dương) cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố chính sách marketing và nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV là quan hệ cùng chiều. Nghĩa là khi biến chính sách marketing tăng thì biến mở rộng tín dụng DNNVV sẽ tăng theo. Kết quả hồi quy có mức Beta = 0.440 nghĩa là khi tăng nhân tố chính sách marketing lên 1 đơn vị (theo thang đo Likert) thì việc mở rộng tín dụng DNNVV tăng thêm 0.440 đơn vị. Giả thuyết H4 được chấp nhận.

Kết quả này là phù hợp với thực tế, thị phần tín dụng DNNVV của Agribank Tiền Giang giảm dần từ 32.05% (2014) xuống còn 24.31% (2018), giảm 7.74% trong 4 năm. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn với mức tăng trưởng chung trên địa bàn dẫn đến thị phần cho vay sụt giảm. Ngân hàng đánh giá công tác tiếp cận khách hàng mới tuy được quan tâm, chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, số lượng

khách hàng pháp nhân mới đặt quan hệ tín dụng còn hạn chế nên dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Chính vì vậy chính sách marketing là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự mở rộng tín dụng đối với DNNVV.

Chính sách tín dụng: Hệ số Beta > 0 nên quan hệ giữa chính sách tín dụng và

nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV là quan hệ cùng chiều. Với hệ số Beta = 0.373, thì khi tăng thêm nhân tố chính sách tín dụng 1 đơn vị thì nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV sẽ tăng thêm 0.373 đơn vị. Giả thuyết H2 được chấp nhận.

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều NHTM cùng hoạt động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhất là trong lĩnh vực tín dụng, nhiều NHTM khác giảm lãi suất để cạnh tranh, định giá đất nông nghiệp theo giá thị trường… và vận động khách hàng về quan hệ tín dụng. Trong khi đó Agribank Tiền Giang vẫn chưa đưa ra được chính sách tín dụng thật sự thu hút, định giá đất theo giá nhà nước… dẫn đến sự sụt giảm thị phần nghiêm trọng. Vì vậy, chính sách tín dụng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng là phù hợp tình hình thực tế.

Điều kiện cấp tín dụng: Dấu dương của hệ số Beta có nghĩa là nhân tố điều

kiện cấp tín dụng và nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV có mối quan hệ cùng chiều. Hệ số Beta = 0.314 nên khi tăng thêm nhân tố điều kiện cấp tín dụng 1 đơn vị thì nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV sẽ tăng thêm 0.314 đơn vị. Giả thuyết H3 được chấp nhận.

Thực tế tại tỉnh Tiền Giang, hoạt động kinh doanh của hầu hết DNNVV phần lớn vẫn còn đan xen giữa kinh doanh hộ và kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề nhưng chỉ báo cáo thuế một ngành nghề nào đó, chứng từ, hoá đơn không rõ ràng, chủ yếu là đối phó với cơ quan thuế. Ngân hàng cho vay khó quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, các doanh nghiệp tư nhân xay xát lúa gia công và kinh doanh lương thực, khi báo cáo quyết toán thuế chỉ báo cáo phần xay xát lúa gia công, kinh doanh lương thực nhằm hỗ trợ cho hoạt động xay xát nên không báo cáo. Vì vậy khách hàng không cung cấp được báo cáo tài chính có xác nhận của

cơ quan thuế cho ngân hàng, ngân hàng gặp khó khăn trong thu thập báo cáo tài chính có xác nhận của cơ quan thuế. Vì vậy nhân tố điều kiện cấp tín dụng có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng là phù hợp với tình hình thực tế.

Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương: Dấu dương của

hệ số Beta có nghĩa là nhân tố chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương và nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV có mối quan hệ cùng chiều. Hệ số Beta = 0.264 nên khi tăng thêm nhân tố chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương 1 đơn vị thì nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV sẽ tăng thêm 0.264 đơn vị. Giả thuyết H6 được chấp nhận.

Nhiều chính sách và chương trình hỗ trợ DNNVV đã được triển khai như: Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 Quyết định ban hành về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp của Thủ tướng Chính Phủ, bảo lãnh tín dụng của Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Tiền Giang, chính sách hỗ trợ lãi suất cho DNNVV trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã góp phần MRTD trên toàn địa bàn tỉnh. Vì vậy nhân tố chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV là phù hợp với tình hình thực tế.

Mối quan hệ của doanh nghiệp: Dấu dương của hệ số Beta có nghĩa là nhân tố

mối quan hệ của doanh nghiệp và nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV có mối quan hệ cùng chiều. Hệ số Beta = 0.191 nên khi tăng thêm nhân tố mối quan hệ của doanh nghiệp 1 đơn vị thì nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV sẽ tăng thêm 0.191 đơn vị. Giả thuyết H5 được chấp nhận.

Thực tế cho thấy DNNVV có mối quan hệ tốt với NHTM sẽ giúp NHTM có nhiều thông tin hơn về doanh nghiệp, giúp cho NHTM nắm được tình hình tài chính và kiểm soát dòng tiền của DNNVV, qua đó giám sát và đảm bảo khả năng trả nợ của DNNVV, đảm bảo an toàn vốn cho NHTM. DNNVV thường xuyên có các giao dịch, sử dụng các dịch vụ của NHTM thì sẽ dễ dàng tiếp cận vốn TDNH hơn. Ngoài ra, mối quan hệ với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp khác,… sẽ giúp

DNNVV dễ dàng nắm bắt được những cơ hội đầu tư, những chính sách ưu đãi của nhà nước,… Các hiệp hội doanh nghiệp sẽ là cầu nối giúp DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn TDNH. Vì vậy nhân tố mối quan hệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV là phù hợp với tình hình thực tế.

Uy tín, thương hiệu ngân hàng: Dấu dương của hệ số Beta có nghĩa là uy tín,

thương hiệu ngân hàng và nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV có mối quan hệ cùng chiều. Hệ số Beta = 0.190 nên khi tăng thêm nhân tố uy tín, thương hiệu ngân hàng 1 đơn vị thì nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV sẽ tăng thêm 0.190 đơn vị. Giả thuyết H1 được chấp nhận.

Trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Agribank Tiền Giang với vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn, Agribank nói chung và Agribank Tiền Giang nói riêng đã thực hiện tốt các chính sách được Đảng, Chính phủ và NHNN giao như cho vay nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP, cho vay đóng mới tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, cho vay nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg... Chính vì vậy Agribank luôn có những khách hàng truyền thống gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của ngân hàng. Vì vậy nhân tố uy tín, thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV là phù hợp với tình hình thực tế.

Tóm lại các nhân tố chính sách marketing, chính sách tín dụng, điều kiện cấp tín dụng, chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, mối quan hệ của doanh nghiệp, uy tín, thương hiệu ngân hàng đều có ảnh hưởng đến nhân tố mở rộng tín dụng DNNVV tại Agribank Tiền Giang. Trong đó nhân tố chính sách marketing và chính sách tín dụng có mức độ ảnh hưởng cao nhất, điều này phản ánh chính sách về lãi suất, phí và chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến mở rộng tín dụng. Tuy nhiên theo thực tế, thị trường tín dụng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang liên tục phát triển và mở rộng, nhưng thị phần của Agribank giảm dần qua các năm, mặc dù Agribank Tiền Giang vẫn chú trọng phát triển mảng này, điều này nói lên vướng mắc của Agribank Tiền Giang đang tập trung ở chính sách marketing và chính sách tín dụng.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trên cơ sở những số liệu và thông tin thu thập được tại vùng nghiên cứu với mẫu gồm 150 DNNVV trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các cán bộ tín dụng, các cấp quản trị hiện đang công tác tại Agribank Tiền Giang, một mô hình phân tích nhân tố khám phá với phần mềm SPSS 23.0 phù hợp với điều kiện thực tế đã được xây dựng và tiến hành phân tích. Kết quả kiểm định hổi quy đa biến đã giúp trả lời được các câu hỏi mà nghiên cứu đã đưa ra. Đề tài đã nhận diện được những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV tại Agribank Tiền Giang gồm: chính sách marketing, chính sách tín dụng, điều kiện cấp tín dụng, chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương, mối quan hệ của doanh nghiệp, uy tín, thương hiệu ngân hàng. Những phân tích, đánh giá từ kết quả chạy mô hình trong chương 4 sẽ là nền tảng quan trọng giúp nghiên cứu có những kiến nghị, giải pháp phù hợp trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong chương 5, đề tài sẽ trình bày các kết luận và một số kiến nghị dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được liên quan đến việc mở rộng tín dụng DNNVV tại vùng nghiên cứu. Bên cạnh đó, một số hạn chế của đề tài cũng sẽ được rút ra và nêu rõ hướng nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)