Sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 40)

Các DNNVV rất cần sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương trong việc thành lập và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển. Chính quyền địa

phương sẽ vận dụng các cơ chế, chính sách chung của Nhà nước vào đặc thù của mỗi địa phương. Sự quan tâm của chính quyền địa phương còn thể hiện ở việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ riêng của địa phương đối với DNNVV như cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tiếp cận vốn TDNH, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ về đào tạo,… Ngoài ra, sự quan tâm chỉ đạo giải quyết các vướng mắc của các DNNVV trong quá trình thực thi các cơ chế chính sách có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của DNNVV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, nghiên cứu đã khái quát và hệ thống hóa về những vấn đề cơ bản về DNNVV, Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV. Đồng thời, xác định sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNNVV, qua đó xác định các chỉ tiêu phản ánh mở rộng tín dụng DNNVV.

Bên cạnh đó, nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV của NHTM, cũng như đã lược khảo các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mở rộng tín dụng DNNVV làm tiền đề để khảo sát và đưa ra mô hình nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV tại Agribank Tiền Giang trong chương 3.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG 3.1. Quy trình xây dựng mô hình

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Từ những cơ sở lý thuyết, kết quả các nghiên cứu thực nghiệm cũng như căn cứ vào tình hình thực tế tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất lựa chọn các biến ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV như bảng sau:

Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu định lượng, khảo sát n = 150 Thang đo nháp Thang đo chính thức

Ý kiến nhân viên, PV thử

Điều chỉnh

Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá

Thang đo hoàn chỉnh

Phân tích hồi quy

-Loại các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ

-Kiểm tra hệ số KMO

-Kiểm phương sai trích được -Loại các biến có hệ số tương

quan biến tổng nhỏ

-Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha

Bảng 3.1: Tổng hợp và đề xuất biến ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV

STT Tác giả Nội dung

nghiên cứu Biến có ý nghĩa

Đề xuất lựa chọn biến của tác giả 1 Stiglitz & Weiss (1981) Lý thuyết phân bổ tín dụng Tình hình tài chính Mục đích và quá trình sử dụng vốn vay của DNNVV Thông tin về DNNVV Các dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh của DNNVV Tài sản thế chấp Điều kiện cấp tín dụng 2 Jankowicz & Hisrich (1987) Nghiên cứu “Intuition in small business lending decisions” (Phán xét và cảm nhận trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ). Khả năng tiếp cận vốn TDNH của doanh nghiệp phụ thuộc vào 5 nhân tố đó là:

- Vốn của doanh nghiệp. - Tài sản thế chấp. - Năng lực trả nợ. - Phẩm chất của chủ doanh nghiệp - Các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng 3 Trần Trọng Huy (2013) Tín dụng ngân hàng đối với DNNVV tại các Chi nhánh Nguyên nhân dẫn đến các DNNVV tại thành phố Hồ Chí Minh không tiếp cận được vốn TDNH thì có tới 96,9%

Agribank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

thuộc về DNNVV (không đủ điều kiện cấp tín dụng, năng lực tài chính thấp,…), các nguyên nhân từ phía NHTM chiếm khoảng 2,1% (thiếu vốn, khả năng thẩm định thấp), còn lại chỉ 1% nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách 4 Nguyễn Thị Kim Lý (2013) Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV ở tỉnh Thái Bình Lý do làm cho NHTM không yên tâm khi cấp tín dụng cho DNNVV là do:

- Năng lực của nhà quản lý doanh nghiệp còn hạn chế. - Doanh nghiệp chưa xây dựng được dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh khả thi

- Tình hình tài chính thiếu lành mạnh, báo cáo tài chính thiếu minh bạch

- Tài sản đảm bảo không đủ về mặt giá trị và thiếu tính pháp lý 3 North (1991) Nghiên cứu “Institutions, Institutional Change and Economic DNNVV chưa có thương hiệu, chưa tạo được lòng tin với NHTM hoặc thiếu các mối quan hệ cần thiết

Mối quan hệ của doanh nghiệp

Performance” (Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế) 4 Granovetter (1973) Nghiên cứu “The strength of Weak Ties” (Sức mạnh của các mối liên kết yếu)

Mối quan hệ xã hội

5 Keynes (1936) Nghiên cứu “The General Theory of Employment, Interest and Money” (Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ)

Nhà nước cần can thiệp mạnh vào kinh tế bằng cách tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dùng, sử dụng ngân sách nhà nước để bảo đảm hiệu quả ở mức có lợi cho các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư và áp dụng những biện pháp như giảm lãi suất, giảm thuế, thực hiện tín dụng ưu đãi với các doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư.

Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương 6 Võ Thành Danh (2008) Nghiên cứu “Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh

Loại hình doanh nghiệp Ngành nghề kinh doanh Khả năng thanh toán

Mức độ tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp

Uy tín, thương hiệu Ngân hàng

nghiệp tư nhân ở đồng bằng sông Cửu Long” Tổng vốn chủ sở hữu 7 International Finance Corporation (2009). Nghiên cứu “The SME Banking Knowledge Guide” (Cẩm nang kiến thức dịch vụ ngân hàng cho DNNVV)

Thiếu hụt thông tin

DNNVV không đủ tài sản thế chấp

Chi phí phục vụ cao hơn các doanh nghiệp lớn

NHTM thường cố gắng tránh rủi ro khi cấp tín dụng cho DNNVV

NHTM ở các quốc gia đang phát triển có nhiều yêu cầu thế chấp hơn, quy mô tín dụng thấp và mức lãi suất cho vay cao hơn ở các quốc gia phát triển Chính sách marketing 8 Nghiêm Văn Bảy (2010) Các giải pháp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển DNNVV ở Việt Nam Các DNNVV Việt Nam gặp phải rất nhiều trở ngại về quy trình, thủ tục đi vay

Chính sách tín dụng

Sau khi nghiên cứu, tham khảo các ý kiến của chuyên gia, tác giả chia các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV thành 3 nhóm nhân tố như sau:

- Nhóm nhân tố thuộc về Ngân hàng + Uy tín, thương hiệu của Ngân hàng + Chính sách tín dụng

+ Chính sách Marketing

+ Điều kiện cấp tín dụng + Mối quan hệ của DNNVV

- Nhóm nhân tố thuộc về chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu của đề tài

Dựa vào một số nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đã được giới thiệu, trên nguyên tắc kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu đã công bố trước đó cùng với kết quả khảo sát, tác giả điều chỉnh các biến quan sát sao cho phù hợp với thực tế tại vùng nghiên cứu, các số biến được đề xuất và đưa vào mô hình như sau: MRTD = f (UTTH, CSTD, ĐKTD, MAR, QHDN, CSHT) Trong đó: Nhóm nhân tố liên quan đến ngân hàng  Uy tín thương hiệu  Chính sách tín dụng  Chính sách marketing Nhóm nhân tố liên quan đến khách hàng  Điều kiện cấp tín dụng

 Quan hệ doanh nghiệp

Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường

 Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương

Mở rộng tín dụng DNNVV

- Biến phụ thuộc: MRTD – Mở rộng tín dụng DNNVV. - Biến độc lập:

+ UTTH: Uy tín, thương hiệu ngân hàng. + CSTD: Chính sách tín dụng.

+ ĐKTD: Điều kiện cấp tín dụng.

+ MAR: Chính sách marketing.

+ QHDN: Mối quan hệ của doanh nghiệp.

+ CSHT: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương

Kết quả tác giả đã xây dựng được 6 thang đo đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng (với 23 biến quan sát) và 1 thang đo đại diện cho mở rộng tín dụng DNNVV tại Agribank Tiền Giang (với 3 biến quan sát).

- Thang đo 1: Uy tín, thương hiệu ngân hàng. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ UTTH1 đến UTTH4 (Phụ lục 02).

- Thang đo 2: Chính sách tín dụng. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CSTD1 đến CSTD4 (Phụ lục 02).

- Thang đo 3: Điều kiện cấp tín dụng. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ ĐKTD1 đến ĐKTD4 (Phụ lục 02).

- Thang đo 4: Chính sách marketing. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ MAR1 đến MAR4 (Phụ lục 02).

- Thang đo 5: Mối quan hệ của doanh nghiệp. Gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ QHDN1 đến QHDN3 (Phụ lục 02).

- Thang đo 6: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương. Gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ CSHT1 đến CSHT4 (Phụ lục 02).

- Thang đo 7: Mở rộng tín dụng DNNVV. Gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ MRTD1 đến MRTD3 (Phụ lục 02).

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở kết quả đạt được từ các nghiên cứu thực nghiệm đã được tìm hiểu và chứng minh, kế thừa và vận dụng vào bối cảnh thực tế tại vùng nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu sử dụng trong đề tài:

H1: Uy tín, thương hiệu ngân hàng có ảnh hưởng thuận chiều đến mở rộng tín dụng DNNVV.

H2: Chính sách tín dụng có ảnh hưởng thuận chiều đến mở rộng tín dụng DNNVV.

H3: Điều kiện cấp tín dụng có ảnh hưởng thuận chiều đến mở rộng tín dụng DNNVV.

H4: Chính sách marketing có ảnh hưởng thuận chiều đến mở rộng tín dụng DNNVV.

H5: Mối quan hệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều đến mở rộng tín dụng DNNVV.

H6: Chính sách hỗ trợ DNNVV của Chính phủ và địa phương có ảnh hưởng

thuận chiều đến mở rộng tín dụng DNNVV.

3.3. Dữ liệu nghiên cứu

3.3.1. Xác định kích cỡ mẫu

Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo nghiên cứu của Bentler và Chou (1987) đã chỉ ra rằng trong phân tích nhân tố khám phá (EFA) thì số lượng mẫu được xác định ≥ 5 lần số biến quan sát thì đủ độ tin cậy. Trong nghiên cứu này, có 26 biến quan sát, nên số lượng mẫu cần thiết phải ≥ 5*26= 130 là đủ để phân tích nhân tố khám phá (EFA).

- Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường là số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc). Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức:

n ≥ 8k + 50

 Trong đó, n là kích cỡ mẫu

Như vậy, để đảm bảo đủ độ tin cậy tác giả đã chọn mẫu có kích thước n = 150 (có bổ sung thêm 20 mẫu để đảm bảo kết quả điều tra được chính xác)

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu trong số các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Phương pháp chọn mẫu áp dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu khoa học của nghiên cứu. Từ danh sách tổng thể các khách hàng đang quan hệ tín dụng, khách hàng chưa có quan hệ tín dụng cũng như khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng được Agribank Tiền Giang cung cấp, thực hiện bước nhảy k để đảm bảo sự phân bố đồng đều trong đối tượng điều tra.

Phương pháp lấy mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian hoặc chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không xác định được sai số do lấy mẫu.

3.4. Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài nghiên cứu này sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để tham khảo và phân tích phục vụ cho việc tiến hành nghiên cứu.

3.4.1. Dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau:

- Thu thập số liệu về hoạt động tín dụng DNNVV của Agribank Tiền Giang từ phòng Kế hoạch – Nguồn vốn và phòng Khách hàng doanh nghiệp.

- Tham khảo các tài liệu, văn bản hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ tín dụng DNNVV của Agribank Tiền Giang tại phòng Khách hàng doanh nghiệp.

- Thu thập tài liệu, thông tin về đối thủ cạnh tranh, môi trường hoạt động, các văn bản pháp lý và tình hình hoạt động tín dụng DNNVV tại Việt Nam ... từ báo, tạp chí, internet, website www.agribank.com.vn.

3.4.2. Dữ liệu sơ cấp

Đối với dữ liệu sơ cấp, thì đây là loại dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi khảo sát:

- Số lượng: 150

- Đối tượng khảo sát là các DNNVV trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Hình thức điều tra: phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đang quan hệ tại ngân hàng và gửi phiếu khảo sát trực tuyến với Google Docs đến email của khách hàng. Thông qua các email phản hồi, những bảng hỏi khảo sát phù hợp sẽ được thu thập để phục vụ phân tích số liệu, những bảng hỏi khảo sát chưa đảm bảo yêu cầu thì tác giả phản hồi lại cho DNNVV để có được phiếu khảo sát hoàn thiện.

3.5. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng mô hình EFA để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng DNNVV tại Agribank Tiền Giang.

Sau khi thu thập xong dữ liệu từ khách hàng, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 23.0 với các phương pháp sau:

3.5.1. Phân tích thống kê mô tả

Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu.

3.5.2. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo nhân tố (Cronbach‘s Alpha)

Chúng ta cần tính toán Cronbach‘s Alpha xem câu hỏi có đóng góp vào việc đo lường khái niệm lý thuyết mà ta đang nghiên cứu. Hệ số Cronbach‘s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Hệ số Cronbach‘s Alpha phải có giá trị từ 0,6 đến gần 1 thì mới đảm bảo các biến trong cùng một nhân tố có tương quan với nhau (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong mỗi thang đo, hệ số tương quan

biến tổng thể hiện sự tương quan giữa một biến quan sát với tất cả các biến khác nhau trong thang đo. Do đó, hệ số này càng cao thì sự tương quan các biến quan sát này với các biến khác trong thang đo càng cao. Theo Nunnally và Burnsterin (1994) các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 được xem là biến rác và bị loại khỏi thang đo.

3.5.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích nhân tố nhằm rút gọn một tập hợp gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn (nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998). Phân tích nhân tố khám phá được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thỏa điều kiện: Tiêu chuẩn quan trọng đối với Factor Loading lớn nhất cần được quan tâm theo lý thuyết của Hair và cộng sự (1998, 111), Factor Loading là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Factor Loading > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, Factor Loading > 0.5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)