Tổng hợp kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 54 - 56)

Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả hồi quy

Biến Hệ số p-value C 0.635164 0.0463 KLTG -1.40E-20 0.0022 *** DTBB 0.545914 0.6463 HMTD 3.82E-21 0.4132 LSCV -1.521647 0.0076 *** TLTK -0.261261 0.4409

*, ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1% Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Với kết quả trình bày ở bảng trên, biến khối lượng tiền gửi có dấu ngược với kì vọng ban đầu. Biến khối lượng tiền gửi tỷ lệ nghịch với tăng trưởng tín dụng. Và ta có giá trị p = 0.0022, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Biến dự trữ bắt buộc tỷ lệ thuận với tăng trưởng tín dụng, và có dấu ngược với kì vọng ban đầu. Biến dự trữ bắt buộc có p = 0.6463 > 0.1 nên không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, so với thực tế, thì biến dự trữ bắt buộc có tác động đáng kể đến tăng trưởng tín dụng. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng cao thì ngân hàng hạn chế cho vay đồng nghĩa với việc tăng trưởng tín dụng cũng giảm.

Biến hạn mức tín dụng có dấu giống với dấu kì vọng ban đầu và tỷ lệ thuận với tăng trưởng tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc khi hạn mức tín dụng tăng thì tăng trưởng tín dụng cũng tăng lên theo. Nhưng biến dự trữ bắt buộc có p = 0.4132 > 0.1 nên không có ý nghĩa thống kê.

Ngoài ra, biến tỷ lệ thanh khoản cũng tương tự với biến hạn mức tín dụng, không có ý nghĩa thống kê vì có p > 0.1 và có cùng dấu với dấu kì vọng ban đầu nhưng nó tác động nghịch chiều với tăng trưởng tín dụng.

Cuối cùng là biến lãi suất cho vay, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% với p = 0.0076, nó tác động nghịch chiều với tăng trưởng tín dụng. Khi lãi suất cho vay giảm do chính sách nới lỏng tiền tệ của ngân hàng Nhà nước thì tăng trưởng tín dụng tăng lên nhanh chóng. Biến lãi suất cho vay có dấu cùng với dấu kì vọng ban đầu.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận

Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của VietinBank – Đồng Tháp. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews, đề tài đã xác định được các yếu tố có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc tăng trưởng tín dụng, dẫn xuất đại diện hiệu quả cho vay của Chi nhánh, đồng thời trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của Chi nhánh trong tương lai.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Biến Lãi suất cho vay thể hiện mối tương quan ngược chiều và có ý nghĩa

thống kê với biến phụ thuộc Tăng trưởng tín dụng. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết, lãi suất là giá cả của khoản vay, do vậy khi lãi suất cho vay tăng cao dẫn đến khả năng cạnh tranh và mở rộng tín dụng của Chi nhánh giảm và ngược lại. Do vậy, lãi suất cho vay càng cao, tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh càng giảm và do đó làm giảm hiệu quả cho vay của Chi nhánh.

- Biến Khối lượng tiền gửi thể hiện mối tương quan ngược chiều và có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Tăng trưởng tín dụng. Điều này đồng nghĩa rằng, tăng trưởng khối lượng tiền gửi không thúc đẩy, mà ngược lại làm giảm tăng trưởng tín dụng tại Chi nhánh. Có thể giải thích là do trong giai đoạn nghiên cứu, Chi nhánh đã sử dụng lãi suất huy động vốn cao để thu hút khách hàng, và do vậy tạo áp lực cao lên lãi suất cho vay nên kém cạnh tranh so với các đối thủ trên địa bàn hoạt động và khả năng thu hút để mở rộng cho vay, dẫn đến tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh giảm và góp phần làm giảm hiệu quả cho vay của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)