Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 29 - 32)

Qua phần lược khảo cơ sở lý thuyết và kế thừa mô hình từ các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến chủ đề, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Đồng Tháp, mô hình có dạng như sau:

Biến phụ thuộc

Y: đại diện mức độ hiệu quả cho vay của Ngân hàng được dẫn xuất (proxy)

bằng tỷ lệ tăng trưởng tín dụng.

Qua đánh giá thực trạng về hoạt động tín dụng tại Ngân hàng VietinBank – Chi nhánh Đồng Tháp, đồng thời kết hợp lược khảo các chỉ tiêu đo lường về hiệu quả cho vay, tác giả tiếp cận đo lường hiệu quả cho vay của ngân hàng theo chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng tín dụng trong nghiên cứu này. Bởi vì, chỉ tiêu này là phù hợp với bối cảnh thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Chỉ tiêu này càng cao thì Ngân hàng càng được đánh giá cao về mức độ hiệu quả cho vay, và ngược lại.

Các biến độc lập

X1: Khối lượng tiền gửi (KLTG) tại NHTM là toàn bộ số tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó, tiền gửi bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn.

X2: Dự trữ bắt buộc (DTBB), hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc (đơn vị tính %) là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản, là một phần số dư tiền gửi các loại mà các ngân hàng thương mại (NHTM) phải dự trữ dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc = Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước/ Tiền gửi của khách hàng.

X3: Hạn mức tín dụng (HMTD) là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn áp dụng phổ biến hiện nay tại các ngân hàng thương mại. Điểm cơ bản của loại cho vay này là một hồ sơ xin vay dùng để xin vay cho nhiều món vay. Hạn mức tín dụng mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, và áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên và được ngân hàng tín nhiệm. Thường khi cho vay loại này, ngân hàng không yêu cầu đảm bảo tín dụng.

Hạn mức tín dụng = Nhu cầu vốn lưu động - vốn chủ sở hữu tham gia.

Trong đó:

Nhu cầu vốn lưu động = giá trị tài sản lưu động - nợ ngắn hạn phi ngân hàng (1) - Nợ dài hạn có thể sử dụng (2)

(1) gồm : Phải trả người bán, Phải trả công nhân viên, Phải trả khác.

(2) giá trị tài sản lưu động do nguồn dài hạn tài trợ.

X4: Lãi suất cho vay (LSCV): (đơn vị tính %/năm)

Lãi suất là tỷ lệ phần trăm giữa khoản tiền người đi vay phải trả thêm cho người cho vay trên tổng số tiền vay đầu một thời hạn nhất định để được sử dụng tiền vay đó.

X5: Tỷ lệ thanh khoản (TLTK)

Đây là hệ số dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của DN, được xác định bằng công thức:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)