Các nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 25 - 26)

Tamirisa & Igan (2007) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của các ngân hàng thương mại tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi Châu Âu. Biến phụ thuộc trong nghiên cứu này được đại diện bởi chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tamirisa & Igan đã phát hiện được một số nhân tố có ảnh hưởng khá rõ ràng tới tăng trưởng tín dụng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tính chất sở hữu của ngân hàng, khả năng thanh khoản và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.

Burcu Aydin (2008) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt

động tín dụng của NHTM tại các nước Trung Âu và Đông Âu. Kết quả nghiên cứu

đã tìm thấy các yếu tố có ảnh hưởng mạnh và cùng chiều đến biến phụ thuộc hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng được đo lường bằng chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tín dụng bao gồm: tính chất sở hữu của ngân hàng, tỷ suất sinh lợi (ROE) và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

Roseline Oluwatoyin Oluitan (2013) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến kết quả tăng trưởng tín dụng đối với khu vực tư nhân của 33 quốc gia

châu Phi trong giai đoạn 1970 - 2006. Nghiên cứu chỉ ra rằng kim ngạch xuất khẩu

thực có mối liên hệ nghịch với dư nợ tín dụng của khu vực tư nhân, trong khi dòng vốn thực và kim ngạch nhập khẩu thực có mối quan hệ thuận với tín dụng thực tế của khu vực tư nhân.

Guo Kai & Stepanyan Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới

tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong giai

đoạn 10 năm từ 2000 đến 2010. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố phía cung và phía cầu đều có tác động tới tăng trưởng tín dụng, tuy nhiên, bài viết tập trung phân

tích chủ yếu phía cung. Đặc biệt nghiên cứu này nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng tạo ra ảnh hưởng có ý nghĩa và đồng biến tới tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng đã xác định được nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.

Crowley (2008) nghiên cứu tăng trưởng tín dụng ở khu vực Trung Đông, Bắc

Phi và khu vực Trung Á. Kết quả tìm thấy sự khác biệt trong tăng trưởng tín dụng

của khu vực tư nhân ở các quốc gia và ở các nhóm nước. Đồng thời xem xét một số yếu tố có khả năng gây ra sự gia tăng tín dụng khu vực tư nhân, bao gồm cả xuất khẩu dầu từ các nước và từ các khu vực xung quanh. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng có thể dễ dàng định lượng, trong khi một số yếu tố khác thì không thể định lượng được.

Gupta & Ashima (2010) thực hiện mô hình hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt

động cho vay của các ngân hàng khu vực tư nhân tại Ấn Độ. Mô hình được thực

hiện với mẫu là 24 NHTM trong 9 năm từ 2001 đến 2009. Nghiên cứu này đo lường hiệu quả hoạt động cho vay bằng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Quy mô ngân hàng, cấu trúc danh mục đầu tư, chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn và mở rộng chi nhánh là các biến được xác định có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Eliona Gremi (2013), Các yếu tố kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến hiệu quả cho

vay ở Albania. Nghiên cứu này phân tích mối liên hệ giữa sự phát triển kinh tế vĩ

mô đặc biệt là tăng trưởng kinh tế, lãi suất cho vay và rủi ro tín dụng ngân hàng với dữ liệu của các NHTM tại Albania trong khoảng thời gian theo quý từ 2005 đến 2013. Rủi ro tín dụng được sử dụng để đo lường cho biến phụ thuộc hiệu quả cho vay trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rủi ro tín dụng bị ảnh hưởng đáng kể bởi môi trường kinh tế vĩ mô: rủi ro tín dụng tăng khi tốc độ tăng trưởng GDP cao và cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự thay đổi của lãi vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)