ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 74)

5.2.1. Định hướng chung

- Phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trường về dư nợ vay;

- Xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức và quy trình, chính sách trong hoạt động cấp tín dụng KHCN, mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam;

- Tập trung tái cơ cấu toàn diện hoạt động cho vay KHCN (tập trung xử lý nợ xấu/nợ quá hạn, cơ cấu sản phẩm vay, đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, kỳ hạn vay....) nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trưởng bền vững;

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam, bao gồm: triển khai các quy tắc Basel II, hoàn thiện và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ KHCN;

- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác trong quy trình cấp tín dụng. Đổi mới phong cách làm việc, không gian giao dịch và kỹ năng làm việc của CBCNV bộ phận tín dụng nói chung và từng mảng nghiệp vụ của BIDV nói riêng.

5.2.2. Định hướng cụ thể

Để đạt được các mục tiên như trên, BIDV chi nhánh Ninh Thuận đã đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như sau:

- Tăng trưởng dư nợ vay KHCN: bình quân 20%/năm;

- Xếp hạng về quy mô cho vay cá nhân: Đến năm 2020 đứng thứ 10 về dư nợ cho vay KHCN trong hệ thống BIDV và duy trì vị trí đó trong các năm tiếp theo;

- Tỷ trọng nguồn thu từ lãi cho vay KHCN: bình quân 36%/năm;

- Tăng trưởng tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN: đến năm 2020 đạt 20%, và tăng trưởng 10%/năm trong các năm tiếp theo;

- Số lượng KHCN: tăng tối thiểu 15%/năm;

- Tỷ lệ nợ xấu KHCN: năm 2020 < 1,5% và duy trì trong các năm tiếp theo;

- Tỷ lệ nợ nhóm 2 KHCN: năm 2020 < 2%, và duy trì trong các năm tiếp theo.

5.3. HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào các phân tích tại chương 3, kết luận tại phần đầu chương 4 và định hướng trong hoạt động phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận , tác giả đưa ra những khuyến nghị đối với ngân hàng như sau:

Thứ nhất, xét trên khía cạnh tác nghiệp, ngân hàng cần chú trọng tới việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin về khách hàng cá nhân một cách chính xác ngay từ ban đầu, tránh để xảy ra trường hợp số liệu và thông tin bị bóp méo (ví dụ các thông tin về thu nhập của khách hàng, trình độ học vấn...). Hơn nữa đội ngũ cán bộ tín dụng

và được giám sát. Bởi hiện nay trong hoạt động kinh doanh về cho vay của các ngân hàng, các cán bộ tín dụng đều bị áp chỉ tiêu KPIs vì thế họ luôn bị đặt trong tình trạng phải tìm mọi cách để hoàn thành chỉ tiêu, điều này dẫn đến một hệ luỵ là cán bộ tín dụng và khách hàng thông đồng để một bên vừa “có tiền” mà một bên vừa có “chỉ tiêu”.

Thứ hai, xét về từng nhân tố cụ thể. Đối với yếu tố về số người phụ thuộc, ngân hàng cần thận trọng hơn trong việc cho vay đối với những khách hàng có số người phụ thuộc nhiều hơn 2. Bởi gánh nặng chi phí của những người này là rất lớn, tỷ lệ khai khống thu nhập của những khách hàng này cũng cao hơn. Đối với yếu tố về độ tuổi, ngân hàng cần kết hợp xét thêm cả yếu tố giới tính, bởi quy định hiện hành về độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ là khác nhau, điều này có ảnh hưởng tới thời gian trả nợ và lượng thu nhập mà khách hàng có thể kiếm được trong tương lai. Nên ưu tiên cho vay các khách hàng có độ tuổi từ 28 - 50, họ đã có trình độ học vấn và kinh nghiệm đời sống nhất định, các biến động về số người phụ thuộc là ít nên khả năng trả nợ cũng cao hơn. Đối với yếu tố về thu nhập, ngân hàng cần thu thập một cách chính xác thông tin này, bởi nó ảnh hưởng đến gía trị khoản vay được đáp ứng bởi ngân hàng. Nên ưu tiên đối với các khách hàng có thể chứng minh thu nhập trả lương qua tài khoản, đối với những khách hàng chứng minh qua bảng lương hoặc hợp đồng lao động cần xác minh tính trung thực của những tài liệu này. Đương nhiên thu nhập của khách hàng càng cao thì ngân hàng càng tỏ ra ưa thích, nhưng cần chú trọng việc kiểm chứng thông tin này. Về trình độ học vấn, đây là yếu tố mang tính chất khẳng định rằng khách hàng có kiến thức, có thể tiếp thu và hiểu được các quy định trong hoạt động cho vay của ngân hàng, bao gồm cả trách nhiệm trả nợ của họ. BIDV hoàn toàn có thể sử dụng tiêu chí về trình độ học vấn để xây dựng thêm các mức điểm cho khách hàng cá nhân trong hệ thống chấm điểm tín dụng. Đối với yếu tố quy mô khoản vay, BIDV chi nhánh Ninh Thuận cần đối chiếu với mục đích vay vốn của khách hàng để đánh giá chính xác số tiền mà khách hàng muốn vay đó có hợp lý không? Là nhiều hay ít so với mỗi mục đích vay? Điều này cũng làm giảm thiểu khả năng rủi ro không trả được nợ của khách hàng cá nhân. Cuối cùng là lãi suất, BIDV chi nhánh

Ninh Thuận và BIDV nói chung nên xây dựng các gói lãi suất linh hoạt hơn, ưu đãi hơn và phù hợp với từng mục đích vay vốn để vừa có khách hàng đến vay (phát triển dư nợ cho vay) mà vẫn bảo đảm được các yêu cầu về an toàn trả nợ.

Thứ ba, BIDV chi nhánh Ninh Thuận cần đặc biệt chú ý tới các khoản vay hàm chứa rủi ro. Xét theo khía cạnh hình thức cho vay, các khoản vay tín chấp khách hàng cá nhân thể hiện mức độ rủi ro rất cao. Để hạn chế vấn đề này, ngoài việc thẩm định khách hàng kỹ lưỡng, ngân hàng cũng cần có những biện pháp hạn chế cho vay, ví dụ đưa ra cơ cấu cho vay hợp lý giữa tín chấp và thế chấp. Tiếp theo là những khoản vay đã quá hạn, việc giải quyết nhanh chóng những khoản vay này là vấn đề ưu tiên hàng đầu, cần được tiến hành song song cùng với việc phát triển dư nợ tại chi nhánh.

5.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

Đề tài còn một số điểm hạn chế như sau:

(i). Số liệu về thu nhập và trình độ học vấn có thể không chính xác như đã mô tả dẫn tới việc mô hình có thể bị sai lệch. Lý do là vì đa số đây là các số liệu trích ra từ Mẫu phiếu chấm điểm tín dụng của khách hàng, như đã trình bày ở các phần trước, các dữ kiện về thu nhập và trình độ học vấn có thể không trung thực và chính xác. Khách hàng có thể khai báo sai thu nhập thông qua cách chứng minh thu nhập bằng hợp đồng lao động hoặc bảng lương; trình độ học vấn cũng không phải là một tài liệu cần cung cấp trong quá trình làm hồ sơ tín dụng, nên những khách hàng cá nhân hoàn toàn có thể khai khống thông tin này.

(ii). Việc xét trình độ học vấn theo số năm đi học chưa thực sự thuyết phục, vì có những khách hàng do thời kỳ trước còn khó khăn nên đi học không nhiều, nhưng họ lại có thời gian tích luỹ và học hỏi kinh doanh khá lớn nên thu nhập và khả năng trả nợ nhìn chung lại tốt. Hơn nữa, khả năng khách hàng đi học “nhiều năm” nhưng lại không thể đạt được đến mức giới hạn phân loại (học lại, học không ra được trường, học bảo lưu...) hoàn toàn có thể xảy ra.

(iii). Biến phụ thuộc được đưa ra chỉ có 2 biểu hiện đối nghịch, đó là trả nợ đúng hạn (nhận giá trị 1) và trả nợ trễ hạn (nhận giá trị 0). Điều này chưa thể hiện được các vấn đề liên quan đến nợ xấu, bởi cũng có những khách hàng vì lý do đặc biệt nên chậm trả một vài ngày cũng bị coi là trả nợ trễ hạn.

5.5. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu này tác giả chỉ chọn 6 yếu tố để đưa vào mô hình nghiên cứu, thực tế còn một số nhân tố khác nhưng do sự khó khăn trong vấn đề lượng hoá và thời gian nên tác giả chưa đưa vào. Trong các nghiên cứu sau, đối với cùng đối tượng được xét là khả năng trả nợ của các khách hàng cá nhân, các tác giả sau hoàn toàn có thể nghiên cứu thêm các nhân tố khác, đưa thêm biến độc lập vào mô hình để làm mô hình càng chính xác và giải thích được nhiều hơn sự thay đổi của biến phụ thuộc vào biến độc lập.

Các nghiên cứu sau cũng có thể căn cứ vào quy mô tại đơn vị nghiên cứu mà bổ sung thêm số mẫu nghiên cứu cho phù hợp với nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả được thực hiện tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận là một chi nhánh hạng 2 của BIDV, do đó xét về các tiêu chí kinh doanh, hoạt động cho vay chưa thực sự tốt. Đối với các ngân hàng khác với quy mô lớn hơn có thể đưa ra số mẫu nghiên cứu là 400 -500 mẫu quan sát để có được đánh giá thêm phần khách quan.

TÓM TẮT CHƯƠNG 5

Mục đích cuối cùng của việc thành lập mô hình hồi quy là xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tín dụng thể nhân tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận. Sau khi phân tích kết quả hồi quy ở chương 4, tác giả tiến hành nghiên cứu các nhân tố và giải thích mô hình. Ở chương cuối của bài luận văn này, để nâng cao tính ứng dụng của mô hình, từ kết quả của chương 4, tác giả đã đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao khả năng trả nợ của khách hàng, đồng thời với những hạn chế hiện đang tồn tại của mô hình, tác giả đưa ra hướng phát triển mới cho các công trình nghiên cứu sau này.

KẾT LUẬN

Đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách

hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận” đã giải quyết được các vấn đề sau:

a) Hệ thống hóa và hoàn thiện các lý luận về KNTN vay và các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của KHCN;

b) Đề tài đã phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay đối với KHCN tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận. Bằng cách đối chiếu với các nghiên cứu trước đây về các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN của khách hàng cá nhân, đề tài nghiên cứu đề ra một mô hình mới dựa ra nền tảng mô hình hiện hữu và thực trạng hoạt động cho vay tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận.

c) Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những giải pháp cần thiết để giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay.

Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu, giới hạn về trình độ, kiến thức của tác giả và khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng nên đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để có thể đưa vào vận dụng trong thực tiễn. Hướng nghiên cứu phát triển đề tài này trong tương lai là xây dựng một mô hình XHTD đối với cả KHCN phù hợp với hoạt động tại BIDV nói chung, và các đặc trưng riêng của BIDV chi nhánh Ninh Thuận dựa trên các nhân tố ảnh hưởng đến KNTN vay của KHCN.

Vấn đề đổi mới/hoàn thiện hệ thống XHTD đang và sẽ được các NHTM đặt nặng quan tâm nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nâng cao chất lượng công tác tín dụng của ngân hàng mình, đây chính là thuận lợi giúp đề tài này có thể tiếp tục phát triển nghiên cứu trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Peter S.Rose (2004). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính.

2. Phạm Thị Thu Hà (2009). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản giao thông.

3. Đường Thị Thanh Hải (2014). “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng cá nhân ở Việt Nam”. Tạp chí Tài chính, 4/2014.

4. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011). “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ vay đúng hạn của nông hộ ở tỉnh Hậu Giang”. Tạp chí công nghệ ngân

hàng, 64/2011.

5. Trần Thế Sao (2017). “Các yếu tố ảnh hưởng khả năng trả nợ của nông hộ trên địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An”. Khai thác từ http://m.tapchicongthuong.vn/cac- yeu-to-anh-huong-kha-nang-tra-no-ngan-hang-cua-nong-ho-tren-dia-ban-huyen- ben-luc-tinh-long-an-20170328092040751p0c488.htm

6. Tài liệu khác

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010

- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN Việt Nam

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Việt Nam

7. Kenneth Ogol Ochung (2011). Factors affecting loan repayment among customer of commercial banks in Kenya: Case of Barclay Bank of Kenya, Nairobi county. Trích http://erepository.uonbi.ac.ke/bitstream/handle/11295/56493/Ochung_Factors%20A ffecting%20Loan%20Repayment%20Among%20Customers%20Of%20Commercia l%20Banks%20In%20Kenya%20.pdf?sequence=3

8. Robert Fanuel Makorere (2014). Factors affecting loan repayment behaviour in Tanzaniza: Emirical evidence from Dar es Salaam and Morogoro regions. Khai thác từ https://isdsnet.com/ijds-v3n3-6.pdf

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

Chấm điểm tín dụng khách hàng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh: Ninh Thuận

Phòng: KHCN

THÔNG TIN CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

KIÊM TỜ TRÌNH CẤP TÍN DỤNG

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG

Sản phẩm Vay mua nhà ưu đãi

Loại khách hàng Cá nhân Mục đích Vay mua nhà Tên khách hàng Phùng Quốc H Giới tính Nam Số CIF 9660240 ID 264504978 Số điện thoại di động 0986***211 Địa chỉ email

Địa chỉ nhà riêng 162 đường Thống Nhất, TP.Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận

Đơn vị công tác PVGAS

Số tiền đề nghị vay 1.200.000.000 đồng

2. CHẤM ĐIỂM KHÁCH HÀNG VÀ KẾT QUẢ XẾP HẠNG TÍN DỤNG

Chấm điểm khách hàng

Tuổi 42

Trình độ học vấn Đại học

Tình trạng sở hữu nhà Có nhà riêng

Tình trạng hôn nhân Có gia đình

1. Số người phụ thuộc 2 người

Loại hình cơ quan công tác Tổng công ty nhà nước

Thời gian làm việc trong lĩnh vực

chuyên môn hiện tại 12 năm

Tính chất công việc hiện tại Cán bộ quản lý tầm trung

Hình thức thanh toán lương Qua tài khoản BIDV

Hình thức hợp đồng lao động Hợp đồng không xác định thời hạn

Tổng thu nhập hàng tháng của người đi

vay 38.000.000 VND

Tình hình trả nợ gốc và lãi các khoản tín dụng trong vòng 12 tháng (tính từ thời điểm đánh giá)

Nợ đủ tiêu chuẩn

Kết quả chấm điểm khách hàng

Tổng điểm 93.44

Điểm thông tin thân nhân 99

Điểm thông tin trả nợ 92.6

Xếp hạng AAA

4. THÔNG TIN TÀI SẢN BẢO ĐẢM

Bất động sản

Quyền sử dụng đất

Tên Quyền sử dụng đất ở và nhà ở của chủ sử

dụng đất

Mã TSBĐ R03

Tên loại TSBĐ Quyền sử dụng đất ở và nhà ở (nếu có)

của chủ sử dụng đất ở

Nguồn hình thành TSBĐ Khác

Giá trị định giá tại thời điểm đề xuất 1.833.028.000 VND

Định giá theo Giá thị trường

Giấy chứng nhận QSDĐ

Số 440373***8

Tên chủ sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở Phùng Quốc H và Nguyễn Ngọc H

Địa chỉ thửa đất 162 đường Thống Nhất, TP.Phan Rang –

Tháp Chàm, Ninh Thuận

Diện tích 56m2

5. ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG THEO TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM

Giá trị nhà/đất ở 1.833.028.000 VND

Mục đích vay vốn Vay mua nhà ở, đất ở

Thời gian điều chỉnh lãi suất 03 tháng/lần

Thu nhập của vợ hoặc chồng (nếu vợ

hoặc chồng là người đồng trách nhiệm) Thu nhập vợ: 8.200.000 VND

Thu nhập bình quân của khách hàng 03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)