tăng 92.514 triệu đồng, tỷ lệ tăng 102,59% so với năm 2017. Trong khi thu nhập thuần tăng hơn 19% so với năm trước thì chi phí chỉ tăng 4%. Trong đó, chi phí hoạt động khác giảm 9.886 triệu đồng. Cũng nằm trong xu thế chung của toàn hệ thống BIDV bị dự phòng rủi ro tín dụng “ăn mòn” lợi nhuận, từ ngân hàng có lợi nhuận thuần cao nhất hệ thống trở thành ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đứng thứ 3 sau Vietcombank và Techcombank, BIDV Ninh Thuận cũng có 1 năm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cực lớn. Trong năm chi nhánh đã trích lập 82.248 triệu đồng chi phí dự phòng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Chi phí này chủ yếu là do chuyển nợ của công ty CP Xuất khẩu Nông sản Ninh Thuận từ nhóm 2 sang nhóm 5 như đã đề cập ở phần trên.
4.1.4. Một số chỉ tiêu tín dụng bán lẻ của BIDV Ninh Thuận giai đoạn 2016 – 2018 2018
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu tín dụng bán lẻ trong giai đoạn 2016 - 2018
ĐVT: triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Dư nợ bán lẻ 1.600.000 1.820.000 2.005.000 Tăng trưởng % 24 14 10 Nợ xấu 7.840 18.930 13.701 Tỷ lệ % 0,49 1,04 0,68 Tăng giảm (%) 0,05 0,55 -0,36 Nợ nhóm 2 400 2.550 1.520 Tỷ lệ % 0,03 0,14 0,08 Tăng giảm(%) -0,12 0,11 -0,06
Tốc độ tăng trưởng tín dụng bán lẻ của chi nhánh: năm 2016 tăng 24% tương đương số tăng tuyệt đối là 308.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng này đã loại trừ các khoản vay cầm cố của KH lớn vào thời điểm cuối năm 2015. Dư nợ tín dụng bán lẻ đến 31/12/2016 đạt 1.600.000 triệu đồng; đến 31/12/2018 đạt 2.005.000 triệu đồng. Mặc dù vẫn có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng bán lẻ đang dần chậm lại so với các năm trước. Tuy nhiên, thu nhập từ tín dụng lại tăng tốt 20% so với năm 2016 (10%), do tăng dư nợ ngay từ các tháng đầu năm với dư nợ bình quân tăng đến 19%, chi nhánh tập trung hơn vào hiệu quả mang lại của khoản vay hơn là phát triển số lượng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng có giảm nhưng hiệu quả từ hoạt động tín dụng tăng lên đáng kể.
Chất lượng tín dụng bán lẻ: đến 31/12/2018, tổng nợ xấu bán lẻ chiếm 0,68%
so với tổng dư nợ bán lẻ toàn chi nhánh và giảm so với năm 2017 với số giảm tuyệt đối 5.220 triệu đồng tương đương giảm 0,36%; Nợ nhóm 2 cũng giảm tuyệt đối 1.030 triệu đồng tương đương giảm 0,06%. Chất lượng tín dụng được cải thiện do do chi nhánh không đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng nhưng thời gian trước mà chủ trương thực hiện phân loại đúng tuổi nợ, không giấu nợ, tập trung xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ nợ đến hạn…