Kiểm định các giả thuyết hồi quy mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam cụm tây nguyên (Trang 58)

4.4.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.

Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tượng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF.

Bảng 4.9: Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến

STT Biến số VIF

1 Tổng thu nhập 1.63

2 Tổng tài sản bảo đảm 1.59

3 Ngành nghề 1.59

4 Mục đích sử dụng vốn 1.54 5 Giá trị khoản vay 1.51

6 Lãi suất (%/năm) 1.38

7 Thời hạn vay 1.31

8 Số người tạo ra thu nhập 1.25

9 Trình độ 1.24 10 Kinh nghiệm ngành nghề chính tạo ra thu nhập 1.17 11 Kiểm tra mục đích sử dụng 1.10 Mean VIF 1.39

VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình được đánh giá là không nghiêm trọng (Gujrati, 2003).

4.4.2. Kiểm định phương sai của sai số không đổi.

Phương sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ước lượng thu được bằng phương pháp hồi quy thông thường vững nhưng không hiệu quả, các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Từ đó dẫn đến hiện tượng ngộ nhận các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, lúc đó kiểm định hệ số hồi quy và R bình phương không dùng được. Bởi vì phương sai của sai số thay đổi làm mất tính hiệu quả của ước lượng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phương sai của sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả thuyết H0: Không có hiện tượng phương sai thay đổi.

Với mức ý nghĩa 1%, kiểm định White cho kết quả là: Prob = 0.0026.

Vậy, Prob < 1% nên bác bỏ giả thuyết H0  có hiện tượng phương sai thay đổi.

4.4.3. Tổng hợp kết quả kiểm định

Qua kết quả kiểm định từng phần ở trên, ta thấy: mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Tuy vậy, mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi.

4.5. Kết quả mô hình nghiên cứu khi áp dụng phương pháp Probit

Căn cứ vào kết quả kiểm định ở trên, ta thấy bài nghiên cứu có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi, do đó tác giả sẽ sử dụng thêm ước lượng vững của ma trận hiệp phương sai thông qua tùy chọn robust trên cơ sở phương pháp Probit. Theo White (1980), tùy chọn robust giúp tính toán lại các giá trị kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

4.5.1. Kết quả mô hình hồi quy

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy

Biến phụ thuộc là khả năng trả nợ đúng hạn

Số quan sát 300

R2 0.7953

Sig(F) 0.000***

Biến số Hệ số hồi quy P > | z |

Trình độ 0.9303968 0.059* Ngành nghề 0.7176536 0.007*** Thu nhập 0.8572564 0.043** Số người 0.0445283 0.809 Giá trị 0.3373005 0.049** Thời hạn vay 0.0186435 0.036** Lãi suất -0.3139801 0.013** Kiểm tra 1.238151 0.002*** Kinh nghiệm 0.0147878 0.741 Tài sản bảo đảm 0.4254512 0.001*** Mục đích sử dụng vốn 1.063839 0.023** Hằng số -29.3308 0.007***

Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%, **: Mức ý nghĩa 5%, *: Mức ý nghĩa 10% - Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

Chỉ tiêu Pseudo R2 bằng 0.7953 thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình là 79.53%.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Chỉ tiêu Log Likelihhod bằng -18.574861 là không cao

Mô hình có mức ý nghĩa là chi2 = 0.0000 < 1% nên ta bác bỏ giả thiết H0 (H0: hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0).

Vậy, mô hình nghiên cứu đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.

Tuy nhiên, kết quả mô hình cho thấy biến SoNguoi và KinhNghiem tác động không có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% nên tác giả sẽ tiếp tục phân tích lại mô hình nghiên cứu với các biến tác động có ý nghĩa thống kê.

4.5.2. Kết quả mô hình hồi quy (hiệu chỉnh)

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy (hiệu chỉnh)

Biến phụ thuộc là khả năng trả nợ đúng hạn

Số quan sát 300

R2 0.7949

Sig(F) 0.000***

Biến số Hệ số hồi quy P > | z |

Trình độ 0.9041896 0.082* Ngành nghề 0.7047648 0.008*** Thu nhập 0.8730688 0.072* Giá trị 0.3468769 0.024** Thời hạn vay 0.0208155 0.030** Lãi suất -0.3107756 0.022** Kiểm tra 1.18779 0.003*** Tài sản bảo đảm 0.428982 0.000*** Mục đích sử dụng vốn 1.016574 0.050** Const -29.60553 0.011 **

Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%, **: Mức ý nghĩa 5%, *: Mức ý nghĩa 10% - Đánh giá mức độ giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình:

Chỉ tiêu Pseudo R2 bằng 0.7949 thể hiện mức độ giải thích của các biến độc lập trong mô hình là 79.49%.

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình:

Chỉ tiêu Log Likelihhod bằng -18.61293 là không cao

Mô hình có mức ý nghĩa là chi2 = 0.0000 < 1% nên ta bác bỏ giả thiết H0 (H0: hệ số hồi quy của các biến độc lập bằng 0).

Vậy, mô hình nghiên cứu đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và sử dụng được.

4.5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu các biến số có ý nghĩa thống kê :

Tác giả tiếp tục phân tích tác động biên của các biến độc lập tác động có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc. Kết quả chi tiết được thể hiện tại Phụ lục 5.

Bảng 4.12: Tác động biên của các biến số có ý nghĩa thống kê

Biến số dy/dx (ảnh hưởng biên) Sig

Trình độ 0.0322183 0.044** Ngành nghề 0.0251123 0.061* Thu nhập 0.0311094 0.099* Giá trị 0.01236 0.063* Thời hạn vay 0.0007417 0.006*** Lãi suất -0.0110736 0.014** Kiểm tra 0.0423236 0.022** Tài sản bảo đảm 0.0152856 0.001*** Mục đích sử dụng vốn 0.0362228 0.060*

Ghi chú: ***: Mức ý nghĩa 1%, **: Mức ý nghĩa 5%, *: Mức ý nghĩa 10% Bảng 4.12 cho thấy việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn tác động cùng chiều mạnh nhất (0.0423236) đến Y và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết phương pháp xác định khả năng trả nợ vay của khách hàng theo tiêu chí 5C. Về mặt lý thuyết, khi khách hàng sử dụng sai mục đích, rủi ro sẽ tăng cao và dẫn tới khả năng trả nợ thấp hơn. Điều này có thể là do những nguyên nhân sau :

Thứ nhất, việc sử dụng đúng mục đích và sai mục đích của khách hàng trong thời kỳ này cho thấy những khoản vay đúng mục đích đã không được thẩm định kỹ càng. Đa số ở khâu này cán bộ tín dụng thường làm đối phó, lười hoặc không có thời gian đi kiểm tra tình hình sử dụng vốn dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay, dòng tiền để trả nợ không đúng mục đích dẫn đến việc giảm khả năng trả nợ. Mặc dù, trong quy trình cũng như phê duyệt khoản vay đã thể hiện thời tối thiểu kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách hàng.

Thứ hai, Ngân hàng có thể chưa kiểm soát chặt chẽ các báo cáo từ cán bộ tín dụng phụ trách theo dõi khoản vay đã khiến cho thông tin về việc sử dụng khoản

vay bị sai lệch. Thông tin về việc sử dụng khoản vay như thế nào phần lớn là do quyết định của cán bộ tín dụng hay có sự thỏa thuận giữa cán bộ và khách hàng.

Thứ ba, trong trường hợp ngược lại, có thể ngân hàng đã xử lý rất tốt các khoản vay bị sử dụng sai mục đích, có nghĩa là ngay khi phát hiện ra khách hàng sử dụng sai mục đích, ngân hàng tiến hành các hoạt động thanh lý hoặc các hành động khác theo quy định. Kết quả phân tích tại bảng 4.13 thì trong 14.5% khách hàng vay vốn không đúng mục đích thì có 66.6% trả nợ trễ hạn. Trong khi có 85.5% khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích thì có 7.8% trả nợ không đúng hạn. Điều này cho thấy khi khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích thì sẽ hạn chế được nợ quá hạn. Việc nợ quá hạn tại VIB cụm Tây Nguyên có thể do nguyên nhân từ việc (i) ngân hàng không có khả năng phát hiện sớm những trường hợp sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc (ii) ngân hàng có phát hiện ra nhưng việc xử lý không hiệu quả.

Bảng 4.13: Phân tích khả năng trả nợ theo kiểm tra mục đích sử dụng vốn.

Trễ hạn Đúng hạn Count Column N% Row N% Count Column N% Row N% Không đúng mục đích 4 14.5% 66.6% 2 0.7% 33.4% Đúng mục đích 23 85.5% 7.8% 271 99.3% 69.6% Tổng 27 100% 273 100%

(Nguồn: VIB Cụm Tây Nguyên 2017)

Bảng 4.12 cũng cho thấy biến mục đích vay vốn là đầu tư tài sản chăm sóc vườn cà phê có ý nghĩa 10% và tác động cùng chiều với khả năng trả nợ đúng hạn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) những khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn so với những khoản vay có nguồn thu nhập để trả nợ từ những nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp khi nghiên cứu về khả năng trả nợ của các nông hộ tại tỉnh Hậu Giang.

Mục đích vay vốn thể hiện việc sử dụng khoản vay của khách hàng cho nhu cầu đầu tư tài sản cố định để chăm sóc cà phê/ tiêu được ngân hàng chấp nhận. Nhân tố này bao gồm 2 biến giả là “cho vay đầu tư tài sản cố định chăm sóc cà phê/

tiêu khai thác hạt ” và “Vay khác”. Nếu ngân hàng cho khách hàng vay đúng mục đích thì tỷ lệ thu hồi vốn sẽ khả thi phù hợp với lý thuyết và thực tế.

Kết quả phân tích thực nghiệm tại bảng 4.14 cho thấy ngân hàng VIB cụm Tây Nguyên cho vay đầu tư TSCĐ trồng/ chăm sóc cà phê/ tiêu chiếm tỷ lệ khá cao 54% so với các sản phẩm khác, tỷ lệ khả năng trả nợ đúng hạn cũng chiếm tỷ lệ cao do đặc thù địa phương. Đa số nguồn thu và tình hình kinh tế địa phương phụ thuộc vào cây cà phê/ tiêu. Điều này cho thấy ngân hàng đáp ứng đúng nhu cầu vay của khách hàng, sử dụng vốn đúng mục đích nhưng chỉ nên thận trọng là cho vay đầu tư chăm sóc cà phê mà không phải đầu cơ, vì nếu vay đầu cơ tích trữ sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi giá cà phê của thế giới, người nông dân không thận trọng trong việc tính toán sẽ dẫn đến việc mất vốn. Thêm vào đó mức độ ảnh hưởng biên của Biến số này tới khả năng trả nợ chỉ ở mức thấp 0.036, chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng xử lý số nợ thông qua việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng tới hạn hoặc kiên quyết xử lý nợ xấu quá hạn.

Bảng 4.14: Phân tích khả năng trả nợ theo mục đích sử dụng vốn vay.

Trễ hạn Đúng hạn Count Column N% Row N% Count Column N% Row N% Vay mục đích khác 13 48.15% 9.4% 125 45.78% 90.6% Vay đầu tư TSCĐ

trồng/ chăm sóc cà phê/ tiêu

14 51.85% 8.6% 148 54.22% 91.4%

Tổng 27 100% 273 100%

(Nguồn: VIB Cụm Tây Nguyên 2017)

Kết quả nghiên cứu cũng đồng thời cho thấy trình độ học vấn của khách hàng vay có quan hệ cùng chiều với khả năng trả nợ của khách hàng, có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa là 5%. Kết quả nàycó thể là do:

Thứ nhất, trình độ học vấn cụm Tây nguyên chưa cao nhưng ở mức trung bình (kiến thức, sự trải nghiệm, nhận thức,….), Theo số liệu tại bảng 4.15 phân tích khả năng trả nợ theo trình độ vay của khách hàng chúng ta có thể thấy con số phù hợp với thực tế, đa số khách hàng vay đầu tư cà phê/ tiêu họ đều là nông dân hoặc cán bộ, chuyên viên…vừa kinh doanh, làm việc tại cơ quan công sở nhưng vẫn kiếm

thêm nguồn thu nhập từ việc đầu tư cà phê khai thác hạt. Với trình độ càng cao khách hàng có thể quản lý rủi ro cũng như sử dụng khoản vay hiệu quả hơn và ý thức trả nợ vay cao hơn.

Thứ hai, VIB là ngân hàng tương đối mới, thành lập cách đây 10 năm tại cụm Tây Nguyên do đó hầu hết khách hàng có trình độ cao hơn, từ đại học trở lên, tập trung ở thành phố đa số đã vay tại các ngân hàng đã có mặt từ lâu tại địa bàn như ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, Agribank…Vì vậy, để có khách hàng cán bộ tín dụng thường mở rộng thêm khách hàng tại các địa bàn xa tại các huyện lân cận, để đạt được điểm xếp hạng tín dụng cao hơn cán bộ tín dụng đã nâng trình độ học vấn của khách hàng lên cao hơn, điều này cũng ảnh hưởng đến số liệu nghiên cứu cũng như rủi ro trong việc trả nợ nếu khách hàng không biết tính toán trong việc quản lý khoản vay.

Về mặt lý thuyết, trình độ học vấn của người vay càng cao người vay càng có khả năng quản lý khoản vay tốt hơn và có được mức thu nhập tốt hơn vì vậy khả năng trả nợ cũng tốt hơn. Nghiên cứu thực nghiệm của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011) hay Sileshi và ctg (2012) đã đồng ý với quan điểm với kết quả nghiên cứu.

Bảng 4.15: Phân tích khả năng trả nợ theo trình độ của khách hàng vay.

Trễ hạn Đúng hạn Count Column N% Row N% Count Column N% Row N% Dưới Trung học phổ thông 26 96.3% 24.3% 81 29.7% 75.7%

Dưới trung cấp/Cao đẳng 1 3.7% 0.5% 189 69.2% 99.5%

Đại học 3 1.1% 100%

Tổng 27 100% 273 100%

(Nguồn: VIB Cụm Tây Nguyên 2017)

Thu nhập của người vay được Ngân hàng thu thập để đánh giá tiềm năng trả nợ của khách hàng. Biến số có ý nghĩa thống kê 10% và tác động cùng chiều (0.0311094) với khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng. Mức độ tác động của biến này không cao so với các biến khác do nguyên nhân thực tế có thể nguồn thu nhập của khách hàng vay cá nhân rất khó thu thập chính xác, nguồn thu nhập tại

Việt Nam chưa được quản lý chặt chẽ như các nước phát triển, việc mua bán kinh doanh cũng không được ghi chép chính xác do đó khách hàng có thể kê khống để đáp ứng điều kiện vay. Ngược lại, cũng có thể nguồn thu nhập của khách hàng nhiều hơn thực tế nhưng lại không chứng minh được nguồn thu rõ ràng để đảm bảo cho khả năng trả nợ cho những khoản vay có hạn mức cao hơn. Do đó, biến thu nhập có thể tác động chưa cao đến khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn cho thấy khách hàng có mức thu nhập cao hơn sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn phù hợp với lý thuyết, và phần lớn những nghiên cứu thực nghiệm như của Sileshi và ctg (2012) cũng đưa ra kết quả tương tự.

Theo nghiên cứu thực tế tại VIB cụm Tây nguyên cho thấy 59% khách hàng kinh doanh tự do, 38.33% là nông dân, 2.67% là cán bộ nhân viên. Tỉ lệ khách hàng trả nợ đúng hạn ở nhóm ngành nghề kinh doanh cao hơn hộ nông dân thuần túy và CBNV. Một lần nữa chúng ta lại thấy đặc trưng vùng miền của cụm Tây nguyên là chuyên canh tác cà phê/ tiêu khai thác hạt, khách hàng chủ yếu là nông dân và kinh doanh. Họ có kinh nghiệm tốt trong việc canh tác, tiếp thu khoa học công nghệ cũng như kinh nghiệm dự báo giá cả, quản lý dòng tiền của mình để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành nghề có tỷ lệ thuận với khả năng trả nợ có ý nghĩa thống kê 10% và ảnh hưởng biên là 0.0251123. Kết quả nghiên cứu phù hợp một số lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước (Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình 2011), đã đưa ra kết luận rằng những khoản vay có nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp có xác suất trả nợ đúng hạn cao hơn so với khả năng này ở những khoản vay có nguồn thu nhập để trả nợ từ những hoạt động khác khi nghiên cứu về khả năng trả nợ đúng hạn của các nông hộ tại Hậu Giang.

Bảng 4.16: Phân tích khả năng trả nợ theo ngành nghề.

Trễ hạn Đúng hạn Count Column N% Row N% Count Column N% Row N% Nông dân 15 55.55% 13% 100 36.63% 87% Kinh doanh 9 33.33% 5% 168 61.54% 95%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam cụm tây nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)