nhân tại Cụm VIB Tây nguyên.
• Thành công
Nhìn chung, hoạt động đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại chi nhánh đơn giản, không tốn nhiều chi phí, thời gian của cán bộ, do đó cán bộ có thể giải quyết được số lượng lớn hồ sơ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, góp phần tăng trưởng tín dụng cá nhân tại chi nhánh.
• Hạn chế
Tuy nhiên, phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại chi nhánh là phương pháp định tính mang tính chủ quan của cán bộ thẩm định, chưa lượng hóa được xác suất trả nợ của khách hàng.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm gần như toàn bộ các công việc liên quan đến hồ sơ cấp tín dụng dó là tìm kiếm và tiếp nhận khách hàng, thẩm định khách hàng và tài sản đảm bảo, xét duyệt cấp tín dụng và kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau giải ngân. Dẫn đến để đảm bảo tiến độ công việc và nhu cầu của khách hàng, khâu thẩm định chưa được cán bộ chú trọng dành nhiều thời gian, tiềm ẩn nhiều rủi ro, và kết quả đánh giá dễ bị sai lệch một cách chủ động.
Từ những hạn chế trên cho thấy sự cần thiết phải xây dựng mô hình lượng hóa được khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn khách quan hơn về khách hàng dựa trên những hồ sơ dữ liệu thu thập được, từ đó duy trì mối quan hệ với khách hàng hay từ chối cấp tín dụng, giảm hạn mức tín dụng với một số đối tượng khách hàng đang giao dịch tại chi nhánh.
• Nguyên nhân dẫn đến hạn chế Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Tại chi nhánh chưa có mô hình lượng hóa xác suất không trả được nợ dành cho đối tượng khách hàng cá nhân trên địa bàn nên công tác đánh giá còn mang ý nghĩa chủ quan của cán bộ dựa trên những thông tin thu thập được từ phía khách hàng.
Quy chế cho vay của VIB hiện nay chưa tách bạch khâu thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng, chức năng nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng là tham gia hầu hết các quy trình liên quan đến cấp tín dụng. Đây là một vấn đề mang tính hệ thống của ngân hàng mà chi nhánh không thể tự khắc phục, tuy nhiên VIB cũng đang xem xét
về việc đổi mới quy trình trong nhiều nghiệp vụ hiện nay để đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh nói riêng cũng như toàn hệ thống VIB nói chung được vận hành ngày một tốt hơn, chuyên môn hóa, gia tăng quy mô và lợi nhuận của ngân hàng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng:
Sự không trung thực trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng dẫn đến việc đánh giá không đem lại kết quả chính xác. Mục đích khách hàng đến ngân hàng là tiếp cận được vốn vay, do đó họ có xu hướng che giấu những thông tin bất lợi liên quan đến mình, thậm chí đưa ra những thông tin không có thật.
Nguyên nhân khác:
Ngoài thông tin trực tiếp thu thập từ khách hàng không có nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho công tác đánh giá khả năng trả nợ của KHCN. Việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng còn mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng, thông tin chủ yếu từ dữ liệu qua tra cứu CIC.