Mô hình nghiên cứu và các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 41)

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Từ việc tham khảo các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây như đã trình bày ở chương 2, dựa vào đặc điểm của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, đồng thời dựa vào thực tế hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Bình Thuận, nghiên cứu này đã tham khảo và kế thừa mô hình xác suất tuyến tính Logit của PGS.TS Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2010, 2011), phối hợp với các nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012), Phạm Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Việc lựa chọn kế thừa mô hình nghiên cứu từ các nghiên cứu trên cho nghiên cứu của tác giả là do mục tiêu của các nghiên cứu này tương đồng với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Do biến phụ thuộc Y - Rủi ro tín dụng chỉ nhận 2 kết quả là 0 và 1 nên tác giả đề xuất mô hình hồi quy Binary Logistic trong trường hợp này.

Mô hình Logit được sử dụng trong nghiên cứu này có dạng như sau:

Trong đó:

- P (Y = 1) = P0: Xác suất khả năng xảy ra rủi ro tín dụng

- P (Y = 0) = 1 – P0: Xác suất không xảy ra rủi ro tín dụng

- Loge : log của cơ số e (e = 2,714)

- Y là biến phụ thuộc, là khả năng xảy ra rủi ro của hồ sơ vay phát sinh tại

Vietcombank Bình Thuận, được đo lường bằng 2 giá trị 1 và 0 (1 là có rủi ro và 0 là không có rủi ro). Trong nghiên cứu này, tác giả xác định các khoản vay có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm nợ từ nhóm 02 đến nhóm 05 và những khoản vay không có rủi ro là những khoản vay thuộc nhóm 01. Các khoản nợ được phân nhóm phù hợp theo Thông tư 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các biến độc lập. Trong đó: X1: Khả năng tài chính của người vay

X2: Tài sản đảm bảo nợ vay

X3: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay X4: Sử dụng vốn vay

X5: Lịch sử vay nợ

X6: Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ

- 𝜶: hằng số

- 𝜷𝒊 (i=1,2,3,4,5,6): là hệ số hồi quy riêng tương ứng với biến độc lập Xi.

- 𝜺: yếu tố nhiễu

Hệ số Odds:

Vậy, phương trình hồi quy Binary Logistic có thể viết dưới dạng:

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.2 Cơ sở lựa chọn và đo lường các biến

3.2.2.1 Cơ sở lựa chọn các biến

Khả năng tài chính của người vay

Khả năng tài chính của khách hàng vay vốn được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự có tham gia vào dự án/ phương án vay vốn trên tổng nhu cầu vốn của dự án/ phương án đó. Theo diễn dịch thông thường, khi năng lực tài chính của người đi vay càng mạnh, thì tỷ lệ vốn tự có/tổng vốn đầu tư càng cao, khả năng chuyển hoá dòng vốn tốt sẽ đồng

Khả năng tài chính của người vay

Tài sản đảm bảo nợ vay

Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay Sử dụng vốn vay Lịch sử vay nợ Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ Rủi ro Tín dụng

nghĩa với nhu cầu về vốn vay sẽ không bức thiết đến mức quyết định việc có thực hiện hay không thực hiện dự án/phương án đầu tư. Khi đó vốn vay chiếm tỷ lệ vừa phải hoặc thấp so với tổng vốn, và tỷ lệ vốn vay khi ấy hoàn toàn nằm trong khung năng lực trả được nợ của khách hàng vay.

Theo các nghiên cứu trước đây của Trương Đông Lộc (2010) về tìm hiểu “Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của các NHTM nhà nước ở khu vực ĐBSCL”, hay nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của NH TMCP Ngoại thương CN Cần Thơ” của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) thì cho thấy: Yếu tố khả năng tài chính của khách hàng vay càng vững mạnh sẽ làm khả năng chịu đựng và đối phó rủi ro của họ càng cao. Do vậy, tác giả quyết định đưa biến Khả năng tài chính của khách hàng vay vào trong mô hình nghiên cứu.

Tài sản đảm bảo nợ vay

Kinh doanh ngân hàng là một loại hình kinh doanh đặc biệt vì đối tượng kinh doanh là tiền và thu nhập chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng. Trong đó, bất kỳ khoản vay nào cũng đều hàm chứa những rủi ro nhất định. Để hạn chế những rủi ro ngay từ đầu thì biện pháp bảo đảm tín dụng là một tiêu chuẩn bổ sung những hạn chế của nhà quản trị ngân hàng trong quản lý rủi ro cũng như phòng ngừa những diễn biến không thuận lợi không lường trước được. Chính vì vậy, một khoản vay có tài sản bảo đảm luôn chắc chắn hơn và chứa đựng rủi ro ít hơn những khoản cho vay không có tài sản bảo đảm. Vì khi đã cam kết trước pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay cụ thể bằng tài sản thì người đi vay buộc phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để tránh trường hợp ngân hàng phát mãi tài sản của mình. Tuy nhiên, giá trị tài sản trong trường hợp này phải được tính đến khả năng thanh khoản của tài sản đảm bảo, nghĩa là cho dù tài sản đảm bảo có giá trị lớn nhưng tính thanh khoản thấp thì phải loại trừ phần giá trị thanh khoản thấp (Ví dụ: Đất nông nghiệp tại vùng sâu vùng xa khó xử lý, hay kho hàng hóa lúc cho vay định giá tài sản cao vì lúc đó còn hàng hóa nhưng tới lúc xử lý nợ xấu thì không còn hàng hóa do vậy không còn giá trị thực chất). Trong trường hợp khách

hàng thế chấp tài sản có tính thanh khoản cao, có giá trị cao thì khách hàng sẽ có trách nhiệm với phương án vay, với tài sản đảm bảo vì nếu xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ không mất nhiều thời gian để xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ vay, khách hàng bị mất tài sản tốt. Theo PGS.TS Trương Đông Lộc ( 2010), tỷ lệ giữa số tiền vay vốn trên tổng giá trị tài sản bảo đảm càng thấp thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng thấp và ngược lại. Nghiên cứu “Lựa chọn mô hình đo lường rủi ro cho một khoản vay tập đoàn kinh tế Nhà nước tại các NHTM VN” của Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2012) cũng cho thấy Yếu tố tài sản đảm bảo nợ vay có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cho các NHTM tại Việt Nam. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa biến này vào trong mô hình nghiên cứu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay

Kinh nghiệm là nhận thức đúc kết được thông qua sự trải nghiệm của một người về một sự việc nào đó, mà qua đó họ rút ra được những bài học, những cách thức làm việc phù hợp nhất, để lần làm việc sau sẽ có hiệu quả hơn lần trước đó. Các nghiên cứu trước đây về rủi ro tín dụng cũng đã chỉ ra rằng năng lực quản trị và kinh nghiệm làm việc trong một ngành hàng nào đó của người đi vay là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công một dự án/phương án kinh doanh. Người đi vay càng có nhiều kinh nghiệm sẽ có khả năng dự báo tốt những tình huống bất lợi có thể xảy ra theo biến động thị trường và trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời họ cũng có khả năng ứng phó linh hoạt và kịp thời với những bất trắc không may xảy ra trong hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế, họ có khả năng hạn chế thấp nhất những tổn thất có liên quan đến khoản tín dụng. Theo nghiên cứu của PGS.TS Trương Đông Lộc (2010), khách hàng đi vay càng có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề nào đó thì khả năng thành công càng cao hay kinh nghiệm của người đi vay tỷ lệ nghịch với khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Do vậy, tác giả cũng đề xuất nhân tố Kinh nghiệm của khách hàng vay vào mô hình nghiên cứu rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

Sử dụng vốn vay

Mặc dù các quy trình nội bộ của ngân hàng về kiểm tra sử dụng vốn vay được thiết lập khá chặt chẽ, tuy nhiên bằng cách nào để hiện thực hoá lý thuyết kiểm soát đó là một câu hỏi khó. Làm được điều này sẽ đảm bảo được rằng nguồn vốn cho vay đã được khách hàng sử dụng đúng với mục đích đã cam kết ban đầu và điều này có ảnh hưởng lớn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Bởi, mỗi mục đích vay vốn cụ thể sẽ gắn liền với khung thời gian và nguồn trả nợ hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, người vay nếu dùng khoản tín dụng ngắn hạn để đầu tư cho nhu cầu dài hạn sẽ dẫn đến tình trạng nguồn thu nhập trong ngắn hạn không đủ để trả nợ vay, bởi nguồn thu thật sự của họ đến từ hoạt động đầu tư dài hạn trong tương lai. Hoặc trường hợp người vay có nhu cầu tín dụng cho mục đích A nhưng lại sử dụng tiền vay vào mục đích B thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa/thiếu tiền vay bởi các nhu cầu khác nhau đều có phương án sử dụng số tiền khác nhau… Nếu người vay sử dụng vốn sai mục đích sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của phương án đó.

Trong nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD của NH TMCP Ngoại thương CN Cần Thơ” và nghiên cứu của Phạm Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) “Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu nhà nước ở Hậu Giang” thì yếu tố Uy tín sử dụng vốn vay luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng đề xuất nhân tố Uy tín sử dụng vốn vay vào mô hình nghiên cứu của mình.

Lịch sử vay nợ

Vietcombank có hệ thống kiểm soát rủi ro chặt chẽ với tiêu chuẩn cao như đối với các ngân hàng nước ngoài, khách hàng đã có lịch sử nằm nhóm nợ xấu thì có thể không bao giờ được xét duyệt khoản vay với bất kì hình thức nào nữa. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng với những cá nhân là thành viên trong gia đình có cùng địa chỉ và chung hộ khẩu với người vay thuộc nhóm nợ xấu theo CIC. Vì vậy, người vay cần lưu ý

đến việc trả nợ đúng hạn, hoặc tính toán vay vốn vừa sức để tránh rủi ro có thể bị rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này của bản thân và các thành viên khác trong gia đình.

Nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) và Nghiên cứu của Phạm Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) “Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu nhà nước ở Hậu Giang” đều đề cập đến yếu tố Lịch sử vay vốn của khách hàng khi nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng khu vực miền tây. Đây là một yếu tố thể hiện sự an toàn cho các khoản cho vay của ngân hàng nên tác giả cũng đề xuất yếu tố Lịch sử vay vốn vào mô hình nghiên cứu về rủi ro tín dụng tại Vietcombank Bình Thuận.

Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ

Thực tế tại Bình Thuận những năm gần đây cho thấy, lĩnh vực đánh bắt thủy sản và nông nghiệp không thuận lợi và có nhiều rủi ro nên khả năng tạo ra thu nhập từ lĩnh vực này để trả nợ vay đúng hạn là rất khó khăn. Để đo lường mức độ ảnh hưởng của lĩnh vực ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ vay, nghiên cứu này sử dụng biến giả bằng 1 nếu nguồn thu nhập chính để trả nợ từ đánh bắt thủy sản hay sản xuất nông nghiệp và nhận giá trị 0 nếu thuộc lĩnh vực khác.

Trong nghiên cứu của Phạm Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) về “Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu nhà nước ở Hậu Giang”, Nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010) thì yếu tố Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập của người vay vốn tín dụng được các nhà nghiên cứu này quan tâm vì nó thể hiện được năng lực để trả nợ của khách hàng. Do vậy, tác giả đã đề xuất nhân tố Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ vào mô hình nghiên cứu của đề tài này.

3.2.2.2 Đo lường các biến

➢ Khả năng tài chính của khách hàng vay vốn được đo lường bằng tỷ lệ giữa vốn tự

có tham gia vào dự án/ phương án vay vốn trên tổng nhu cầu vốn của dự án/ phương án đó. Dấu kỳ vọng cho biến Khả năng tài chính của khách hàng vay là âm (-).

➢ Tài sản đảm bảo nợ vay được đo lường bằng số tiền vay / tổng giá trị tài sản đảm

bảo. Dấu kỳ vọng cho biến Tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng vay là dương (+).

➢ Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay được đo lường bằng số năm hoạt

động trong ngành nghề kinh doanh vay vốn tính đến thời điểm vay. Dấu kỳ vọng cho biến Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay là âm (-).

➢ Uy tín sử dụng vốn vay là biến giả, nhận giá trị 1 nếu khách hàng sử dụng vốn

vay đúng mục đích và bằng 0 nếu sử dụng sai mục đích. Dấu kỳ vọng cho biến Uy tín sử dụng vốn vay của khách hàng vay là âm (-).

➢ Lịch sử vay nợ là biến giả, nhận giá trị 1 nếu người vay có nợ quá hạn trước đó

và nhận giá trị 0 nếu người vay nằm trong các trường hợp khác. Dấu kỳ vọng cho biến Lịch sử vay nợ là dương (+).

➢ Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ nhận giá trị 1 nếu nguồn thu nhập chính

để trả nợ từ đánh bắt thủy sản hay sản xuất nông nghiệp và nhận giá trị 0 nếu thuộc lĩnh vực khác.

3.3 Giả thuyết nghiên cứu

Trên cơ sở các nghiên cứu của các tác giả Trương Đông Lộc (2010), Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Factors Affecting Credit Risk in Personal Lending John M. Chapman and associates (1940), Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2012), Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012), Phạm Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), bài nghiên cứu đưa ra một số giả thuyết như sau:

H1: Khả năng tài chính của người vay tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

H2: Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

H3: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

H4: Sử dụng vốn sai mục đích tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

H5: Lịch sử vay vốn của khách hàng vay có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

H6: Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ của khách hàng vay có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank Bình Thuận.

3.4. Dữ liệu nghiên cứu

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), cỡ mẫu là n ≥ 50 + 8p ( n: kích thước mẫu tối thiểu cần thiết, p: số lượng biến độc lập trong mô hình). Vậy cỡ mẫu tối thiểu là n ≥ 50 + 8*6 = 98. Quy mô mẫu ước tính khảo sát cho bài nghiên cứu này là 400 hồ sơ vay được lấy từ hồ sơ tín dụng lưu trữ của Vietcombank Bình Thuận. Mẫu dữ liệu gồm 400

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)