Với thời gian và không gian nghiên cứu có hạn, tác giả chỉ chọn được 400 mẫu nghiên cứu trong giai đoạn dư nợ 5 năm từ 2013 – 2017, chưa bao quát hết lượng hồ sơ của Vietcombank Bình Thuận. Nội dung nghiên cứu chỉ mới đề cập đến các nhân tố vi mô trong chính hồ sơ vay, chưa nghiên cứu được các nhân tố vĩ mô có tác động đến Rủi ro tín dụng của chính khoản vay ấy.
Vì thế trong tương lai hy vọng đề tài sẽ được thực hiện trên địa bàn rộng hơn, số mẫu lớn hơn và có thể có đánh giá toàn diện hơn và áp dụng đượv cho các Chi nhánh trong cùng một khu vực có chung đặc điểm về khách hàng, ngành hàng… Bên cạnh đó, có thể lượng hóa thêm một số nhân tố gây nên rủi ro tín dụng từ môi trường vĩ mô. Làm được điều này, cũng là đóng góp một công cụ nhằm nhận biết và phòng tránh rủi ro tín dụng tại ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương 5, bài nghiên cứu đã khái quát lại toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài từ đó đưa ra mộ số giải pháp nhằm góp phần hạn chế RRTD tại Vietcombank Bình Thuận. Để thực hiện tốt công tác quản trị RRTD, trước hết cần biết đâu là các nguyên nhân gây nên rủi ro từ đó đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó. Riêng tại Chi nhánh Bình Thuận, tín dụng tập trung quá nhiều vào một số đối tượng khách hàng có dư nợ lớn và một số ngành hàng chủ lực của tỉnh như thủy hải sản, du lịch, nông lâm nghiệp, tiêu dùng bất động sản. Vì thế để hạn chế rủi ro, Chi nhánh cần xây dựng một danh mục đầu tư tín dụng cho phù hợp từng giai đoạn phát triển, đồng thời gắn kết hơn trong việc trao đổi, quản lý thông tin tín dụng giữa bộ phận khách hàng và bộ phân quản lý nợ để quản lý khoản vay chặt chẽ. Đẩy mạnh sự ảnh hưởng và và tăng cường chất lượng của công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh, nhất là bộ phận kiểm soát nội bộ tại chỗ. Bên cạnh việc phòng ngừa, tuy nợ xấu thấp nhưng chi nhánh phải giải quyết thật tốt các khoản nợ xấu đang phát sinh. Tiếp tục phát huy công tác đào tạo và đào tạo lại cho các CBTD nhằm nâng cao năng lực thẩm định góp phần hạn chế RRTD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
➢ TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Trần Huy Hoàng, 2011. Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, trang 200 – 212.
2. Trương Đông Lộc, 2010. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM nhà nước ở khu vực ĐB SCL, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 156, trang 49 – 52.
3. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – CN. Cần Thơ, Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2011, trang 38 – 41.
4. Lê Khương Ninh và Lâm Thị Bích Ngọc, 2012. Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Công nghệ ngân hàng. 73: 3-12.
5. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
➢ TÀI LIỆU TIẾNG ANH
6. Bostjan Aver, 2008. An Empirical Analysys of Credit Risk Factors of the Slovenian Banking System, Managing Global Transitions Vol. 6 (3), pp. 317-334.
7. Nabila Zribi and Younes Boujelbère, 2011. The factors influencing bank credit risk: The case of Tunisia, Journal of Accounting and Taxation Vol. 3(4), pp. 70-78.