Gợi ý liên quan đến uy tín sử dụng vốn vay của khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 66 - 69)

Uy tín của khách hàng trước hết thể hiện ở lịch sử quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng thông qua kết quả vấn tin C và các thông tin thông qua mối quan hệ với bạn hàng. Nếu kết quả vấn tin CIC cho thấy khách hàng không có nợ xấu hoặc chưa từng vay nợ, cán bộ tín dụng kiểm tra mối quan hệ của khách hàng với bạn hàng thấy khách hàng uy tín thì khách hàng được đánh giá là uy tín. Ngược lại, nếu kết quả vấn tin CIC cho thấy khách hàng đang có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu tại ngân hàng khác hoặc qua kiểm tra thông tin với bạn hàng của khách hàng, cơ quan thuế cho thấy khách hàng thiếu uy tín, thanh toán không sòng phẳng thì có thể bị đánh giá là khách hàng không uy tín. Những khách hàng có uy tín thường có xu hướng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đầy đủ cả nợ gốc và lãi vay và ngược lại. Đây là khâu rất quan trọng do vậy ngân hàng cũng cần

phải duy trì việc vấn tin CIC cho toàn bộ hồ sơ vay, bảo lãnh và trong suốt quá trình vay nợ tại ngân hàng chứ không chỉ vấn tin riêng các hồ sơ vay lớn. Cho dù việc vấn tin hồ sơ vay là tốn phí phải thanh toán cho Trung tâm thông tin tín dụng CIC (tầm 60.000 đồng – 80.000 đồng/hồ sơ) tuy nhiên số tiền này là không đáng kể so với lợi nhuận ngân hàng thu được từ khoản vay. Việc vấn tin CIC như là yếu tố phòng ngừa, thanh loại những khách hàng đã có lịch sử tín dụng không tốt trong quá khứ và cũng để kiểm chứng độ chính xác thông tin trong hồ sơ hiện tại khách hàng cung cấp cho ngân hàng. Rất nhiều trường hợp khách hàng kê khai vốn tự có trong phương án vay nhưng trên thực tế không có vốn tự có thực sự mà đó là tiền vay từ ngân hàng khác. Trên thực tế tại chi nhánh, khi giải quyết khoản vay đối với những khách hàng có lịch sử nợ xấu trước đây thì hầu hết sau một thời gian thì khoản vay cũng sẽ phát sinh nợ xấu. Việc vấn tin CIC cũng cần được duy trì thường xuyên từ 3 tháng đến 6 tháng/lần để kiểm tra xem khách hàng có thay đổi gì trong thời gian vay vốn hay không, có vay quá nhiều ngân hàng để ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho phương án vay hiện tại hay không, có mới phát sinh nợ nhóm 2 hay nợ xấu so với thời điểm duyệt cho vay hay không.

Về lý thuyết, khi thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng phải thu thập đầy đủ thông tin của khách hàng như thông tin về sổ sách, báo cáo tài chính của khách hàng, thông tin về vốn tự có, hiệu quả của phương án vay, thông tin về uy tín của khách hàng vay, thông tin về tài sản đảm bảo nợ vay.

Tuy nhiên trên thực tế tại địa bàn, ngoài khách hàng cá nhân hộ kinh doanh vốn không theo dõi sổ sách qua chứng từ hóa đơn, thì số lượng khách hàng doanh nghiệp có báo cáo tài chính bài bản rất ít. Phần còn lại, đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ không có kế toán riêng hoặc chỉ thuê kế toán vào thời điểm cần làm báo cáo thuế. Do vậy, đa phần số liệu báo cáo tài chính có sự sai lệch rất lớn so với thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa kể khách hàng cố tình che dấu lợi nhuận để hưởng chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. Hơn nữa, các ngân hàng cạnh tranh nhau, sẵn sàng lôi kéo khách hàng về phần mình, và không yêu cầu khách hàng cung cấp hay chứng minh

hồ sơ năng lực thì việc Vietcombank Bình Thuận yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho việc thẩm định vấp phải phản ứng gay gắt của khách hàng, công việc thu thập dữ liệu để đánh giá lại càng khó khăn hơn. Do vậy, chất lượng thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và kết quả thẩm định phụ thuộc vào sự thuyết phục trên cơ sở hồ sơ vay vốn ít thông tin của cán bộ tín dụng trước ban lãnh đạo chi nhánh.

Việc duy trì mối quan hệ với Ngân hàng nhà nước Tỉnh Bình Thuận thông qua việc họp giao ban định kỳ, giao lưu giúp ban lãnh đạo chi nhánh có được cái nhìn tổng quan về tính hình tín dụng trên địa bàn toàn tỉnh, các định hướng tín dụng chung toàn ngành và những ngành nghề, khách hàng đang gặp khó khăn cần phải hạn chế hoặc ngừng cho vay. Ngân hàng nhà nước Tỉnh Bình Thuận là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cũng thường xuyên mời các giám đốc chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Tỉnh họp giao ban hàng tháng, hàng quý hoặc sơ kết, tổng kết ngành, từ đó có những trao đổi, thông tin giữa các ngân hàng với nhau giúp cho các ngân hàng năm bắt thông tin chung và phần nào đó giúp ích cho công tác thẩm định tín dụng.

Thông qua việc vấn tin thường xuyên tại Trung tâm thông tin tín dụng CIC ít nhất 03 tháng/lần, các cán bộ tín dụng có thể cập nhật thường xuyên tình hình quan hệ vay vốn của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng đã từng có lịch sử vay nợ không uy tín trong vòng 5 năm trở lại đây hoặc thì cần thiết phải từ chối cho vay. Đối với các khách hàng đang có quan hệ vay vốn với dư nợ lớn thì cần thiết phải kiểm tra “sức khỏe tài chính” của khách hàng thông qua việc vấn tin CIC định kỳ.

Việc lấy được thông tin từ Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Thuận, Cục Thuế tỉnh Bình Thuận có vai trò quan trọng trong việc thu thập thông tin phục vụ thẩm định, để biết được các khách hàng nào mới thành lập, khách hàng nào đã giải thể, khách hàng nào chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế tốt và khách hàng nào không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế, để các đội thuế phải tiến hành kiểm tra và mời làm việc nhiều lần. Đây cũng là một kênh để biết được là các khách hàng có uy tín hay không vì thông thường các khách hàng

chấp hành đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước là những khách hàng uy tín và ngược lại nếu không chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì thường khách hàng đó cũng không uy tín hoặc đang gặp khó khăn trong kinh doanh, khó có thể trả nợ đầy đủ đúng hạn cho ngân hàng. Việc hợp tác giữa ngân hàng và cơ quan thuế là điều hoàn toàn khả thi vì ngân hàng cũng cần những thông tin quý từ cơ quan thuế phục vụ cho việc thẩm định và giám sát vốn vay. Ngược lại, cơ quan thuế trong trường hợp cần xác minh tài khoản để phục vụ việc cưỡng chế thu thuế cũng có văn bản gửi các ngân hàng trên địa bàn Tỉnh đề nghị hỗ trợ cung cấp thông tin tài khoản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình thuận (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)