IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN
Vậy mỗi tháng mỗi người khoảng 4 - 5m3 nước sạch (mức
vùng đô thị bù nông thôn), giá bình quân 8.000 đ/m3 trong
một thị trường 8 triệu người dùng (không kể vài triệu khách vãng lai, chưa kể nước dịch vụ kinh doanh) thì sẽ tạo ra một nguồn doanh thu khá hấp dẫn, khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng một năm.
Chưa hết, đấy là con số ở tầng vĩ mô, bên cạnh đó là sự hấp dẫn về kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp cũng là công ty cổ phần và cũng cung cấp nước sạch cho một vùng của Hà Nội, đó là Công ty CP Nước mặt Sông Đà. Các nguồn thông tin cho hay, trong 4 năm gần nhất, mỗi năm Công ty CP Nước mặt Sông Đà đều đạt trên 400 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đều trên 100 tỷ đồng (147 tỷ đồng năm 2015, 167 tỷ đồng năm 2016, 169 tỷ đồng năm 2017, 218 tỷ đồng năm 2018).
Doanh thu như thế, tỷ suất lợi nhuận như thế, ai chả “phê”! Mà điều hấp dẫn đặc biệt nữa là thị trường cực kỳ ổn định, chỉ ngày càng tăng chứ không giảm, tiền về “đều như vắt chanh”. Nếu nói các nhà đầu tư khai thác nước mặt sông Đuống, sông Hồng không nhìn ra “chiếc bánh ngọt” này, quả là không ai tin.
Nhưng sự hấp dẫn cùng vẫn chưa hết. Đó là việc UBND TP Hà Nội chấp nhận giá đầu ra của Dự án nước sạch Sông Đuống cao hơn nhiều so với nước sạch Sông Đà, cụ thể là trong khi Sông Đà bán giao với giá 5.069,76
đồng/m3, thì Sông Đuống có giá bán tạm tính gấp đôi, tới
10.264 đồng/m3.
Đến đây, hẳn ai cũng sẽ hiểu tại sao nhà đầu tư Thái Lan kia đã mạo hiểm đầu tư ngót 2.000 tỷ đồng với hy vọng
công suất dự án khai thác từ 300.000 m3/ngày được nâng lên
600.000 m3/ngày.
Thế nhưng hy vọng này cũng có thể được ví như nhìn lỗ để đếm cua, mà dân gian thường gọi là “đếm cua trong lỗ”, bởi lẽ quyết định nâng công suất dự án hay không lại không nằm trong tay Aquaone mà thuộc về UBND TP Hà Nội, và trước đó,
quy hoạch tổng thể phải được Chính phủ phê duyệt.
Các nguồn thông tin cho hay, đến ngày 06/4/2021, Quy hoạch cấp nước Thủ đô mới nhất đến năm 2030, tầm nhìn 2050 mới được Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, Nhà máy nước mặt Sông Đuống đến năm 2025 được xây dựng công suất
300.000 m3/ngày, đến năm 2030 mới đạt 600.000 m3/ngày và
định hướng đến năm 2050 công suất 900.000 m3/ngày.
Như vậy, niềm tin thiếu căn cứ của các nhà đầu tư đã phải trả giá.
Theo giới truyền thông, cuối tháng 9/2021, Công ty WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) đã gửi lên Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET) thông tin: Công ty WHAUP (SG) 2DR, một công ty con của doanh nghiệp này, đã gửi đơn kiện Công ty CP Nước Aqua One do bà Đỗ Thị Kim Liên (Shark Liên) làm Chủ tịch HĐQT và ông Đỗ Tất Thắng lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, liên quan đến vi phạm không hoàn thành các nghĩa vụ theo thỏa thuận mua bán cổ phần.
Theo đó, WHAUP (SG) 2DR được quyền bán toàn bộ cổ phần của mình tại Công ty CP Nước mặt Sông Đuống cho Aqua One (cổ đông lớn nhất nắm giữ 41% cổ phần), với giá mà WHAUP (SG) 2DR đã thanh toán cho 33,98 triệu cổ phần là 1.886,27 tỷ đồng cộng với giá vốn ghi sổ theo quy định trong hợp đồng.
Quyền bán chỉ thực hiện nếu Công ty CP Nước mặt Sông Đuống không chuyển cho WHAUP (SG) 2DR giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sửa đổi trước ngày 25/10/2020, bao gồm nội dung nâng công suất khai thác của Công ty CP Nước sạch
Sông Đuống từ 300.000 m3/ngày lên 600.000 m3/ngày.
Thế nhưng, Công ty CP Nước mặt Sông Đuống, Aqua One và ông Đỗ Tất Thắng đã không cung cấp được giấy chứng nhận đúng thời hạn và im lặng trước yêu cầu mua lại cổ phần từ WHATUP (SG) 2DR.
Thiết nghĩ, vụ kiện này rất khó có hồi kết, bởi lẽ các bên
CUỘC DI CHUYỂN LỊCH SỬ
Có lẽ người dân Việt Nam sẽ mãi không quên cảnh chạy dịch về quê của người lao động sau khi TP.HCM và các tỉnh phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương nới lỏng giãn cách. Từng dòng người kéo dài hàng cây số với cả gia đình và gia tài trên một chiếc xe máy rùng rùng chuyển động, lũ lượt vượt hàng ngàn cây số để trở về quê. Tại sao lại như vậy? Vì hoàn cảnh nghiệt ngã đã quá sức chịu đựng của họ. Dịch bệnh đe dọa mạng sống, mất việc làm, không kế sinh nhai, không những không có tiền để gửi về quê mà ngay cuộc sống thường nhật của họ nơi đất khách quê người cũng bị đe dọa nghiêm trọng. Trói chân trong mấy mét vuông nhà trọ chật chội, tù túng… sẻ chia cho nhau từng gói mì, mớ rau… Cái câu “sểnh nhà ra thất nghiệp” đối với họ thấm thía hơn bao giờ hết.
Tiền nhân đã từng tổng kết ra bốn loại họa là “thủy, hỏa, đạo, tặc” thì họa về nước, lũ lụt đứng hàng đầu, vì “nước lụt thì lút cả làng”, không chừa một ai. Nhưng nếu so với họa Covid-19 thì cái họa về nước lũ thật chả thấm vào đâu. Dịch dã không chừa một ai, nhưng tầng lớp bị tác động nhiều nhất là người nghèo, trong đó có công nhân các khu công nghiệp.
Bình thường, cuộc sống của những người công nhân này đã rất vất vả. Nhà máy, công ty có nhà ở cho công nhân là điều không gì bằng, nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều này; vì vậy, công nhân
thường phải thuê nhà trọ trong khu dân cư do người dân địa phương tự phát xây dựng nên. Đó thường là những căn nhà cấp 4 lụp xụp, tồi tàn, chật chội, thậm chí mang tính tạm bợ; điều kiện vệ sinh, môi trường và cả an ninh thường không đảm bảo. Để tiết kiệm chi phí, các công nhân lại thường rủ nhau thuê chung phòng cho rẻ.
Những người “độc thân”, thôi thì gọi là sức dài vai rộng còn đỡ, đối với những người mang theo cả gia đình, vợ chồng con cái, có trẻ mỏ thì vất vả gấp nhiều lần. Chỗ ở cho trẻ lúi xùi, xập xệ, ẩm thấp, tối tăm đã đành, nhưng còn chỗ gửi trẻ, chỗ cho trẻ học hành? Những điều kiện vật chất tối thiểu còn chưa đảm bảo, nói gì đến nơi vui chơi, giải trí.
Lúc thường đã cực khổ là vậy, nhưng cuộc sống tất bật vẫn còn có thể khỏa lấp nhiều khiếm khuyết, nhiều cực nhọc có thể tạm quên đi. Nhưng khi dịch Covid-19 ập đến, sự thiếu thốn, tạm bợ của cuộc sống ngụ cư ngày thường ẩn trong góc khuất bỗng lộ ra như cơn bão đánh tan tác mái nhà tranh vốn đã xơ xác. Ngồi nhà tránh dịch, một tuần, một tháng, rồi nhiều tháng, sự tù túng, bức bí về cuộc sống sinh hoạt thường nhật đập vào mắt hằng ngày.
Do đời sống bấp bênh, thiên tai thường xuyên đe dọa nên người dân nông thôn Việt Nam vốn có truyền thống cố kết, nương tựa vào họ hàng làng nước trong cơn nguy biến. Đại dịch toàn cầu Covid-19 có thể coi là thảm họa lớn nhất trong lịch sử đương đại. Việt Nam nằm trong những