Đại dịch Covid-19 gây ra quá nhiều khó khăn và tổn thất cho con người, trong đó có các doanh nghiệp Sau chống chọi với dịch dã, khi trở lạ

Một phần của tài liệu 63442-Điều văn bản-168766-1-10-20211121 (Trang 44 - 47)

IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Đại dịch Covid-19 gây ra quá nhiều khó khăn và tổn thất cho con người, trong đó có các doanh nghiệp Sau chống chọi với dịch dã, khi trở lạ

trong đó có các doanh nghiệp. Sau chống chọi với dịch dã, khi trở lại trạng thái bình thường mới lại càng vất vả bởi thiếu hụt lao động.

quốc gia dễ bị tổn thương. Ấy vậy mà những công nhân lại phải gánh chịu đại dịch trong hoàn cảnh ly hương nên càng lâm vào thế quẫn bách. Người dân địa phương khó khăn một thì công nhân ngụ cư khó khăn gấp trăm lần. Không có anh em họ hàng để nhờ cậy, những người cùng cảnh ngộ phải nương tựa vào nhau. Chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, các nhà hảo tâm động viên, chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhưng cũng không thể khỏa đầy cả tuần, cả tháng và nhiều tháng được.

Vậy nên, khi TP.HCM và các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai nới lỏng giãn cách, cho dù xe khách, tàu hỏa chưa chạy, những người công nhân ly hương vẫn lũ lượt vượt hàng ngàn cây số, xuyên qua mưa gió bão bùng, ùn ùn đổ về quê trên chiếc xe máy. Nhiều địa phương có dòng người đi qua phải hỗ trợ đồ ăn, nước uống, thậm chí mở cả những trạm phát xăng miễn phí và cử lực lượng cảnh sát giao thông dẫn đường để bảo đảm an toàn cho dòng người qua thành phố. Người từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai đổ về các tỉnh miền Tây, đổ về các tỉnh Tây Nguyên, ùn ùn trở về các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP KHÓ MỘT…

Có lẽ ở nước ta chưa có một cuộc di chuyển nào đông đảo và rộng lớn đến như vậy. Để rồi, khi dịch bệnh tạm thời được kiểm soát, nhiều doanh nghiệp quay trở lại hoạt động thì xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. Chống chọi

với dịch bệnh đã gian nan, bây giờ để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực cũng vất vả không kém. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng lao động sau làn sóng dịch thứ tư thì có nhiều, nhưng nhìn từ góc độ dân sinh thì có thể thấy, một trong những nguyên nhân đó là vấn đề an cư.

Tại sao lao động bỏ về quê? Vì đời sống khó khăn. Tại sao đời sống khó khăn? Vì phải nghỉ việc. Tại sao phải nghỉ việc? Vì dịch bệnh.

Tại sao bị dịch bệnh? Đến câu hỏi này thì có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng là do chỗ ở của công nhân chưa được tổ chức tốt. Do công nhân hầu hết ở trong các khu nhà trọ điều kiện không bảo đảm, mật độ cao nên khả năng phòng dịch rất kém. Thêm nữa, công nhân làm việc ở các công ty khác nhau lại ở lẫn lộn với nhau nên khi một nhà máy có F0 là lây lan rất nhanh sang các nhà máy khác và cho cộng đồng dân cư tại địa phương, việc khoanh vùng, truy vết cũng rất phức tạp… Thế là cách ly, phong tỏa. Thế là nghỉ việc. Và tất nhiên nghỉ việc thì không có thu nhập, lại nơi đất khách quê người nên cũng không có thu nhập nào khác. Không có thu nhập nhưng các khoản chi ăn uống, điện nước, thuê nhà thì lại không thể bỏ được. Thế là lâm vào bế tắc.

Một số nhà máy thực hiện “ba tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến” gắng gượng duy trì sản xuất để chuỗi cung

ứng toàn cầu không bị đứt gãy. Tuy nhiên biện pháp này cũng rất phức tạp và tốn kém, nhất là việc công nhân phải thực hiện xét nghiệm liên tục khi di chuyển từ nơi ở đến nơi sản xuất.

Một vấn đề được đặt ra, nếu như chỗ ở cho công nhân được tổ chức một cách bài bản và khoa học, ví dụ như từng doanh nghiệp, từng nhà máy hay từng khu công nghiệp có hệ thống nhà ở riêng cho công nhân thì công tác chống dịch đỡ phức tạp đi rất nhiều. Khi đó, từng nhà máy, từng doanh nghiệp, từng khu vực sẽ dễ dàng hình thành bong bóng khép kín, hoạt động của công nhân từ ăn ở, đi lại, làm việc dễ dàng thực hiện trong “bong bóng”. Vì vậy, nếu có dịch cũng dễ khoanh vùng và nhanh chóng khống chế; đặc biệt dịch bệnh bùng phát ở điểm này khó lây lan sang điểm khác nên nhiều nhà máy, doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động mà không cần phải thực hiện “ba tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến” tốn kém và phức tạp.

Dịch bệnh được kiểm soát, khống chế tất yếu sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người lao động, cả về đời sống và tâm lý, nên sẽ không có cuộc di chuyển lịch sử từ các trung tâm công nghiệp phía Nam về các vùng quê, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế do thiếu hụt nguồn cung lao động khi khôi phục sản xuất trở lại. Điều đó cho thấy, vấn đề chỗ ở, vấn đề an cư quaan trọng đến như thế nào trong việc duy trì nguồn nhân lực trong điều kiện bình thường cũng như khi xảy ra dịch bệnh.

…NGÀNH XÂY DỰNG KHÓ MƯỜI

Đó là nói về lĩnh vực sản xuất công nghiệp, còn lĩnh vực xây dựng cũng không nằm ngoài nguyên lý trên. Hiện tại, nguồn nhân lực xây dựng cũng đang thiếu hụt trầm trọng và việc khôi phục lại hoạt động bình thường còn khó khăn hơn nhiều so với lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Nhìn từ góc độ an cư, ai cũng thấy việc lo chỗ ở cho công nhân xây dựng phức tạp gấp nhiều lần so với sản xuất công nghiệp. Nếu như các nhà máy, các khu công nghiệp là cố định dẫn đến chỗ ở cho công nhân, dù là ở tập trung trong ký túc xá hay thuê nhà trọ trong dân, cũng có tính cố định và ổn định tương đối là điều dĩ nhiên, thì chỗ ở của công nhân xây dựng lại không được như thế. Công nhân xây dựng luôn gắn liền với công trình; có dự án, công trình mới thì đến, xây dựng xong, hoàn thành công trình lại đi. Ngay ca từ trong ca khúc “Bài ca xây dựng” nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Vân cũng đã phản ánh rất chân thực điều này: Bạn đời ơi, bạn có nghe hay niềm vui của những người dọn đến khu nhà mới mà chúng tôi vừa xây xong. Và em thân yêu ơi, ngày mai chúng ta lại lên đường đến những chân trời mới”.

Công trường xây dựng không cố định, tất nhiên cũng khó có thể có được chỗ ở ổn định cho người lao động. Cuộc sống lán trại công trường tạm bợ gắn liền với công nhân xây dựng, do đó người lao động xây dựng cũng không thể mang theo gia đình đi cùng. Điều đó cũng dẫn đến, sự gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp vốn

GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN

đã lỏng lẻo, vấp phải đại dịch Covid-19 lại càng lỏng lẻo hơn. Người công nhân nói chung đã cảm thấy bất an, công nhân xây dựng càng cảm thấy bất an hơn, ở lán trại công trường, trong đại dịch họ cảm thấy như bị tách khỏi cuộc sống bình thường.

Chính vì vậy, khi vướng phải dịch, phải giãn cách, phong tỏa, cách ly hay thậm chí mới tạm dừng hoạt động, trong khi công nhân làm việc ở các khu công nghiệp vẫn có thể nán lại chờ đợi dịch chuyển biến để đi làm trở lại, thì có nơi công nhân xây dựng, nhất là lao động thời vụ, đã tự động bỏ về quê. Và khi dịch đã được kiểm soát, các hoạt động trở lại trạng thái bình thường mới, nhiều công nhân xây dựng không muốn trở lại làm việc. Có lẽ họ cảm thấy cuộc sống tạm bợ nơi lán trại công trường thiếu an toàn trước bối cảnh dịch bệnh còn có thể kéo dài.

Trong khi đó, chuyện mưu sinh, tìm kiếm, thậm chí là lựa chọn việc làm ngày càng trở nên dễ dàng hơn; đặc biệt là xu hướng phân tán sản xuất về các khu công nghiệp vừa và nhỏ ra các vùng nông thôn ngày càng phổ biến hơn. Vì vậy, nhiều người lao động có xu hướng chọn việc làm ổn định, điều kiện sống được đảm bảo, chỗ ở ổn định, nhất là khi được sống tại nhà mình, như vậy đảm bảo được “ly nông nhưng không ly hương”.

Điều đó cũng dự báo, nguồn nhân lực cho lĩnh vực xây dựng sẽ ngày càng khó khăn hơn nếu không cải thiện được chỗ ở, tạo sự an cư và yên tâm cho người lao động. Đây là bài toán không phải là “khó” mà là “rất khó”. Giải quyết nhà ở cho công nhân khu công nghiệp tập trung đã là vấn đề nan giải, nhà ở cho công nhân xây dựng di động theo công trình còn nan giải gấp nhiều lần. Nhưng đó là vấn đề thực tiễn đặt ra bắt buộc phải giải quyết, nếu muốn giữ chân người lao động, nếu muốn sống chung với dịch

GÓC NHÌN TỪ THỰC TIỄN

nNgày nhận bài: 21/9/2021 nNgày sửa bài: 11/10/2021 nNgày chấp nhận đăng: 26/10/2021

Tương quan gia chuyn v vi b dày và

chiu sâu tường vây phc v thi công

h đào sâu bng phương pháp Top-down

ti khu vc qun Phú Nhun - TP.HCM

Một phần của tài liệu 63442-Điều văn bản-168766-1-10-20211121 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)