IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
> NGUYỄN HOÀNG LINH
Cách đây không lâu, cuộc “kết duyên” giữa Công ty
WHA Utilities and Power Public Company Limited (WHAUP) của Thái Lan với công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhà máy xử lý nước sạch và cung cấp nước sạch Aquaone của Việt Nam trong Dự án Nhà máy nước sạch Sông Đuống đã đem lại niềm hy vọng cho không ít người dân ở Thủ đô sẽ có thể phá thế độc quyền, nhằm cải thiện hơn chất lượng nước và giá cả trong lĩnh vực dịch vụ này.
Khi ấy, WHAUP đã chi ra khoảng 2,5 tỷ Bath (tương đương 1.886 tỷ đồng) để mua lại hơn 33,98 triệu cổ phần (tương ứng với 34% vốn điều lệ) của Công ty nước mặt sông Đuống cùng với cam kết trước ngày 25/10/2020, Aquaone phải nâng công suất dự án khai thác từ 300.000 m3/ngày lên 600.000 m3/ngày.
Thế nhưng cho đến nay, cam kết đã không được thực hiện và thế là hai bên lâm vào tình cảnh “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”.
Theo giới phân tích thì nhà đầu tư Thái Lan kia đã khá tinh đời khi nhìn thấy một thị trường hấp dẫn trong thế độc quyền của hệ thống nước sạch Hà Nội.
Con số mới đây cho hay, dân số của Hà Nội đã lên trên con số 8 triệu người phổ rộng trên diện tích khoảng 3.300 km2.
Hiện nay, chỉ tính riêng khu vực đô thị, hệ thống cấp nước
Hà Nội cung cấp cho 12 quận nội thành với quy mô khoảng 3,7 triệu người. Trong đó, 60% đến từ nước ngầm, 40% là nguồn nước mặt sông Đà và sông Đuống.
Tại khu vực nông thôn, tổng dân số ước đạt 4,3 triệu người. Đến hết 2017, chỉ có 2,1 triệu người được cấp nước, tương đương gần 50%. Các nguồn cấp nước tại chỗ của các hộ gia đình phổ biến vẫn là giếng khoan, giếng đào, với chất lượng nước thường bị nhiễm các kim loại nặng và các chất thải từ hoạt động sản xuất như asen, amoni, chất hữu cơ…
Trước trách nhiệm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước được ổn định, bền vững và lâu dài theo sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, ngày 06/7/2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1081/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong Quyết định nêu các chỉ tiêu cụ thể về hạ tầng cấp nước như sau:
Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản tất cả hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150 - 180 lít/người/ngđ; nâng cao chất lượng và năng lực quản lý mạng lưới cấp nước; giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch xuống còn khoảng 24 - 26%.
Để có thể mường tượng ra quy mô thị trường nước sạch của Hà Nội lớn bằng ngần nào, ta có thể lấy con số này trong quy hoach đã được phê duyệt: “Phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản tất cả hộ dân được cấp nước hợp vệ sinh, trong đó bình quân cấp nước đô thị đạt 150 - 180 lít/người/ngđ”.