gọi các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng hoặc quản lý vận hành hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn. Bài viết khái quát sự tham gia của khu vực tư nhân, những khó khăn trong việc huy động sự tham gia và đề xuất một vài giải pháp qua đó giúp cho cơ quan có thẩm quyền xem xét.
I. VAI TRÒ VÀ CÁC ĐẶC THÙ CỦA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Thoát nước và xử lý nước thải đô thị theo quy định hiện hành là loại dịch vụ công ích có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người dân đô thị và bảo vệ môi trường tự nhiên. Hoạt động dịch vụ thoát nước đô thị có hiệu quả góp phần bảo vệ nguồn nước, cải thiện điều kiện vệ sinh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm tỷ lệ tử vong, bệnh tật của con người, đồng thời nâng cao chất lượng sống tại các đô thị. Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thoát nước đối với sự phát triển bền vững, trong những năm qua, Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp đã tập trung đầu tư từ nguồn vốn nhà nước/nguồn vốn ODA từ các tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài cho phát triển hệ thống thoát nước đô thị Việt Nam, nhiều đô thị các công trình thoát nước và xử lý nước thải đã được đầu tư mới, đầu tư cải tạo, nâng cấp song vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Mặt khác nguồn kinh phí dành cho công tác
duy tu, duy trì, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước đô thị chủ yếu cũng vẫn từ ngân sách nhà nước, việc thu từ người sử dụng dịch vụ còn rất thấp. Xã hội hóa, huy động các nguồn vốn cho đầu tư mới, quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thoát nước đóng vai trò rất quan trọng nhưng còn rất hạn chế.
Theo quan điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật, công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài những đặc điểm chung thì mỗi công trình có những đặc thù riêng và các công trình thoát nước đô thị cũng vậy. Trong một hệ thống chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có những đặc thù riêng, hiểu rõ hơn các đặc thù này để có những giải phá huy động cho phù hợp. Các đặc thù đó bao gồm:
- Có tính thống nhất và đồng bộ (công trình đầu mối, công trình phụ trợ và mạng lưới – kể cả đấu nối với hộ thoát nước trong một hệ thống), bởi lẽ nếu thiếu các yếu tố này thì việc sử dụng các công trình sẽ rất hạn chế nếu như không nói là không có hiệu quả.
- Công trình thoát nước mang tính vùng và lãnh thổ không phụ thuộc ranh giới hành chính: Việc đầu tư xây dựng phải xem xét tới các yếu tố địa lý, địa hình, phân bố dân cư, điều kiện phát triển kinh tế xã hội để xây dựng với quy mô phù hợp. Mặt khác các công trình thoát nước và xử lý nước thải còn phải chịu tác động trực tiếp, bất lợi của Biến đổi khí hậu.
- Công trình thoát nước có tính thích ứng trong một khoảng thời gian dài, vì vậy phải có quy hoạch xây dựng, chiến lược đầu tư phát triển ngay từ đầu không những đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà cả trong tương lai.
- Công trình thoát nước là các công trình phục vụ mục đích công cộng bao gồm đa dạng các đối tượng sử dụng (hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp...).
- Công trình thoát nước đô thị thường có quy mô lớn và không thể dịch chuyển (tính bất động cao). Công trình xử lý nước thải trong hệ thống hoạt động có hiệu quả đòi hỏi phải có sự đấu nối từ hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước.
- Vốn đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống thoát nước rất lớn trong khi đó khả năng thu hồi vốn nhỏ giọt và lâu dài.
Sự tham gia của khu vực tư nhân trong lĩnh vực thoát nước và trong lĩnh vực thoát nước và
xử lý nước thải đô thị
Công tác quản lý, vận hành, khai thác cũng khó khăn hơn khi hệ thống trải rộng trên địa bàn.
- Phí bảo vệ môi trường thấp, giá dịch vụ thoát nước mới triển khai và đang thu theo lộ trình với xuất phát điểm cũng thấp. Khả năng chỉ trả của người dân sử dụng dịch vụ rất hạn chế.