THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA KHU VỰC TƯ NHÂN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHA

Một phần của tài liệu 63442-Điều văn bản-168766-1-10-20211121 (Trang 29 - 30)

TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, VẬN HÀNH KHAI THÁC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

2.1 Các quy định hiện hành của pháp luật liên quan đến việc khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đến việc khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư vào lĩnh vực thoát nước

Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân đầu tư vào hệ thống thoát nước được sự quan tâm của Chính phủ, các địa phương và các nhà tài trợ. Hệ thống các văn bản pháp lý về huy động sự tham gia của khu vực tư nhân ngày càng được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia. Từ 2005 đến nay nhiều cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư (kể cả Luật) đã ban hành (trong đó cũng có văn bản trước đây và nay đã hết hiệu lực thi hành…), ví dụ: Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 69/2008/; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao; Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác Công-Tư; Nghị định số 80/2014/NĐ- CP về thoát nước và xử lý nước thải; Nghị định số 15/2015/ NĐ-CP; Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Nghị định số 57/2017/ NĐ-CP; Nghị định số 63/2018/NĐ-CP; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), Nghị định số 35/2021/NĐ-CP và Luật Bảo vệ môi trường 2020… và một số văn bản quy phạm pháp luật khác.

Tổng hợp chung các hình thức hỗ trợ, các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư xây dựng, quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trong đó có hệ thống thoát nước được quy định trong các văn bản trên có thể bao gồm:

(1) Ưu tiên bố trí quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

(2) Ưu đãi về tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được Nhà nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng.

(3) Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như các đối tượng thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

(4) Hỗ trợ ngân sách. (5) Hỗ trợ bù giá….

2.2. Tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Như ở trên đã trình bày hệ thống thoát nước và xử lý nước thải có tính hệ thống và đồng bộ tuy nhiên trong đầu tư xây dựng vẫn có thể lựa chọn các hạng mục để kêu gọi khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Các hạng mục đó là có thể là:

- Đầu tư xây dựng đồng bộ cả hệ thống thoát nước và xử lý nước thải bao gồm mạng thu gom, các công trình phụ trợ và công trình xử lý.

- Chỉ đầu tư xây dựng mạng lưới thu gom. - Chỉ đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải.

Trong thời gian qua do có tính đặc thù đã trình bày tại điểm I ở trên nên có rất ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Thực tế có Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền đang đi đầu trong việc đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải ở Việt Nam đó là nhà máy xử

lý nước thải tại Hồ Tây - Hà Nội (22.800 m3/ngđ); Cầu Ngà -

Hà Nội (20.000 m3/ngđ); Từ Sơn - Bắc Ninh (33.000 m3/ngđ);

TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG

Tham Lương - Bến Cát giai đoạn 1 - TP.HCM (131.000 m3/ngđ)

[1] các nhà máy này đang hoạt động hiệu quả góp phần xử lý nước thải giảm thiểu ô nhiễm môi trường..

Với trách nhiệm được giao theo quy định hiện hành, việc đầu tư các khu đô thị mới, các khu chung cư nhà cao tầng, nhiều chủ đầu tư và cũng là chủ sở hữu phải đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đó có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (có thể đầu tư nhà máy xử lý riêng hoặc đầu tư tuyến ống kết nối với hệ thống thoát nước đô thị) trong phạm vi của dự án và trực tiếp hoặc thuê quản lý vận hành, khai thác và sẽ được bàn giao cho chính quyền địa phương theo quy định.

Tại TP.HCM: Công ty Phát triển Phú Mỹ Hưng ngoài mạng lưới thu gom nước thải Công ty đã đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước tải như Nhà máy Nam Viêm (Phú Mỹ Hưng)

với công suất 15.000 m3/ngđ và Nhà máy Cảnh Đổi (Phú Mỹ

Hưng) với công suất 10.000 m3/ngđ.

Tại Nha Trang - Khánh Hòa [2]: Trên địa bàn TP Nha Trang có khoảng 15 khu đô thị mới được hình thành và đi vào hoạt động, tại các khu đô thị này Chủ đầu tư đã đầu tư đồng bộ hạ tầng thoát nước thải riêng theo quy hoạch được phê duyệt, hệ thống này kết nối với mạng thoát nước của thành phố. Do việc đấu nối từ hộ thoát nước với hệ thống thoát nước là bắt buộc nên tỷ lệ đấu nối rất cao khoảng 90%. Việc tham gia đầu tư và hoàn thiện hệ thống thoát nước đã góp phần hoàn thiện mạng lưới thoát nước phù hợp với tốc độ phát triển đô thị.

2.3 Tham gia của khu vực tư nhân trong quản lý, vận hành và khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải hành và khai thác hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Nghị định 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên trong đó đã xác định dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thoát nước đô thị được thực hiện theo hình thức đặt hàng hoặc đấu thầu… Theo khảo sát đến tại thời điểm này một số thành phố lớn cũng đã tổ chức lựa chọn hình thức đặt hàng thực hiện dịch vụ này tại các khu vực lõi, trung tâm thành phố theo hàng năm (Cần Thơ, Buôn Ma Thuột…); có thành phố tổ chức đấu thầu quản lý vận hành hệ thống (nhà máy + mạng lưới) như Hải Phòng, TP.HCM hay Hà Nội và cũng đã có các nhà đầu tư tham gia tuy nhiên phần lớn các thành phố này chủ yếu là nhà máy còn phần mạng lưới vẫn do các Công ty TNHH MTV thoát nước chịu trách nhiệm là chính bởi vì họ có kinh nghiệm, hiểu biết địa bàn đặc biệt thực hiện các khu vực nhạy cảm… Phần nhà máy xử lý nước thải đã có doanh nghiệp tư nhân tham gia đấu thầu quản lý vận hành và khai thác như ở Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Nẵng... ví dụ: Trong thời gian qua cũng chỉ có Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền đã đấu thầu về quản lý vận hành một số nhà máy xử lý nước tại Hà Nội (Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở 200.000 m3/ngđ, Nhà máy xử lý nước thải

Bảy Mẫu 13.300 m3/ngđ…). Tại TP.HCM (Nhà máy xử lý nước

thải Bình Hưng 141.000 m3/ngđ)…

Đối với các khu đô thị mới thông thường do các chủ đầu tư chịu trách nhiệm tuy nhiên cho đến nay đã cũng có nhiều khu đô thị sau khi xây dựng xong đều mong muốn được bàn giao cho chính quyền để tổ chức quản lý, vận hành và khai thác.

2.4 Về đấu nối vào hệ thống thoát nước từ hộ thoát nước

Đấu nối thoát nước từ hộ thoát nước vào hệ thống thoát nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện thành công các dự án thoát nước và xử lý nước thải đặc biệt các dự án PPP. Nghị định số 80/2014/NĐ-CP đã có quy định về đấu nối hệ thống thoát nước đảm bảo nước thải được thu gom triệt để, nhà máy hoạt động đúng công suất thiết kế và bảo đảm hiẹu qua trong việc đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước. Trong Nghị định này cũng quy định trách nhiệm đầu tư cho việc đấu nối ví dụ: Chủ sở hữu hệ thống thoát nước đầu tư mạng lưới thu gom, chuyển tải từ hộp đấu nối đến cống cấp 1, 2, 3; hộ thoát nước đầu tư trong khuôn viên phần đất của mình và đấu nối vào hộp đấu nối. Để thực hiện đấu nối từ hộ thoát nước trong Nnghị định cũng có quy định về hộ trợ đấu nối.

Thực tế tại nhiều đô thị vẫn đang thực hiện theo quy định này. Tuy nhiên để hệ thống thoát nước hoạt động hiệu quả, một số tỉnh thành đã có quy định hỗ trợ cho các hộ thoát nước khi thực hiện đấu nối, ví dụ ở Hải Phòng, công ty chịu trách nhiệm thi công xây dựng, chi phí đấu nối do hộ thoát nước chi trả; ở Buôn Ma Thuột đấu nối do hộ gia đình chi trả nhưng được hỗ trợ 1,2 triệu đ/hộ và nếu hộ thuộc diện chính sách được thêm 1 triệu đồng nữa (2,2 triệu đồng); Bình Dương cũng có chính sách đối với diện sẵn sàng đấu nối và các hộ thuộc diện chính sách, gia đình có công với cách mạng… hoặc cũng có địa phương chi phí đấu nối do ngân sách chi trả…

Như vậy, nhằm tăng cường công tác thu gom nước thải để xử lý nước thải, nâng cao công suất của nhà máy xử lý đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cần thiết phải có một chính sách hỗ trợ đấu nối rõ ràng hơn, cụ thể hơn và linh hoạt hơn từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu chúng ta làm tốt được việc này góp phần hỗ trợ rất quan trọng cho công tác thu tiền dịch vụ thoát nước của các hộ thoát nước/xả thải được thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu 63442-Điều văn bản-168766-1-10-20211121 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)