IV. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
PGS.TS Trần Văn Miề n Giảng viên Đại học Bách khoa TP.HCM và TS Phan Hữu Duy Quốc Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng COTECCONS đã chia sẻ một số kinh nghiệm
- Phó Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng COTECCONS đã chia sẻ một số kinh nghiệm triển khai các công trình sử dụng bê tông khối lớn, đồng thời đề xuất giải pháp ứng xử phù hợp bảo đảm chất lượng công trình.
sớm, thậm chí ngược lại, phải cố gắng làm sao cho quá trình phát triển cường độ và nhiệt độ của bê tông diễn ra từ từ ở giai đoạn đầu (24 tiếng đầu tiên).
Tuy nhiên, những hạng mục như dầm chuyển là một trong những kết cấu đòi hỏi cường độ bê tông cao, bê tông phát triển cường độ sớm, thậm chí 7 ngày có thể đạt cường độ thiêt kế, và với những trường hợp bắt buộc phải làm như vậy thì PGS.TS Trần Văn Miền đề xuất giải pháp an toàn nhất là dùng ống giải nhiệt, nếu chỉ dùng biện pháp tối cấp phối, ủ nhiệt kín thì rủi ro nứt dầm chuyển rất cao.
Còn theo TS Phan Hữu Duy Quốc, ở Nhật Bản hay sử dụng phụ gia trương nở trong bê tông khối lớn với khối lượng khoảng
20-30 kg/m3, 1kg có giá khoảng 30.000 đồng, đồng nghĩa với
việc tăng giá trị khoảng 400.000-500.000 đồng/m3 bê tông, nói chung đây là giải pháp đắt tiền.
Nguyên lý làm việc của phụ gia trương nở là, phụ gia sẽ nở ra lúc ban đầu, có nghĩa tạo ra ứng suất trước, tức là nén trong bê tông; sau này, khi nhiệt độ giảm xuống, gây ra co ngót nhiệt, thì ứng suất nén dần dần được giải tỏa chuyển dần qua ứng suất kéo. Nhưng giải pháp dùng phụ gia trương nở ở Việt Nam chưa thấy nhiều người dùng.
NGUY CƠ NỨT BÊ TÔNG CỦA GA METRO LÀ RẤT LỚN
TS Phan Hữu Duy Quốc cho biết, bê tông khối lớn ở metro TP.HCM cũng giống như ở nhiều các dự án khác, có đặc điểm là tường vây xây dựng trước sau đó bê tông mới được đổ nằm ở giữa tường vây nên bị tường vây giữ chặt chân, khi bê tông co lại bị tường vây giữ chặt, nên bê tông sẽ bị xé rách, nguy cơ nứt bê tông của ga metro là lớn nhất trong tất cả các loại công trình.
Bê tông thường nứt do sự cản trở bên trong và cản trở bên ngoài, nguyên nhân nứt của bê tông ga metro thường nằm ở
nguyên nhân thứ 2 là do sự cản trở bên ngoài. Ví dụ nhà ga Ba Son ở TP.HCM, nguyên nhân nứt đầu tiên do chênh lệch nhiệt độ bên trong và và bên ngoài thì đơn giản, dễ hiểu, vết nứt không xuyên sâu; nguyên nhân thứ 2 do sự cản trở bên ngoài thường là nứt xuyên.
Như vậy, với tầng đáy thứ nhất công tác chống thấm phải tuyệt đối, ở nhà ga metro TP.HCM sau khi tổ chức chống thấm màng thì phải có một lớp vữa, sau đó là lớp chống thấm, rồi thêm một lớp vữa khác để bảo vệ riêng màng chống thấm. Có nghĩa là công tác chống thấm ở tầng đáy cực kỳ quan trọng, bảo đảm làm sao dù có nứt xảy ra thì nước cũng không thể vào được.
Sẽ rất có nhiều vết nứt vuông góc với tường vây và vết nứt
ở các góc theo 450. Nên cân nhắc chia làm 2 lớp đổ để giảm
thiểu được nguy cơ nứt. Sử dụng cấp phối ít tỏa nhiệt nhất và khi công trình ở Hà Nội nên được đổ vào mùa đông nếu có thể lựa chọn thời điểm. Đây cũng là giải pháp mà TS Phan Hữu Duy Quốc đề xuất cho thi công sàn đáy nhà ga metro Hà Nội.
TS Phan Hữu Duy Quốc cũng cho biết, đối với phần vỏ hầm, nguy cơ không phải là nứt khối lớn mà là nứt chân chim, nứt do co ngót; khuyến nghị sau khi dưỡng hộ trong nước nếu phải để ra ngoài thì phải có mái che cho kết cấu vỏ hầm và thường xuyên phun ẩm và phủ bạt để tránh cho vỏ hầm chịu tác động của co ngót khô lớn quá dễ xảy ra các vết nứt chân chim. Tuy vậy, ngay cả khi có các vết nứt nhỏ cũng không ảnh hưởng đến độ thấm. Theo các tiêu chuẩn trên thế giới, vết nứt lớn hơn 0.1mm thì mới bắt đầu có thể thấm, hầu như dưới 0.1 không thấm.
Nhưng để giảm bớt các vết nứt chân chim phải dưỡng hộ bê tông, sau khi hết dưỡng hộ thường xuyên phun ẩm và phủ bạt để bảo vệ hoặc để trong nơi có mái che không để khối bê tông tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều quá.v
TS Phan Hữu Duy Quốc PGS.TS Trần Văn Miền
"Những hạng mục như dầm chuyển là một trong những kết cấu đòi hỏi cường độ bê tông cao, bê tông phát triển cường độ sớm, thậm chí 7 ngày có thể đạt cường độ thiêt kế, và với những trường hợp bắt buộc phải làm như vậy thì đề xuất giải pháp an toàn nhất là dùng ống giải nhiệt, nếu chỉ dùng biện pháp tối cấp phối, ủ nhiệt kín thì rủi ro nứt dầm chuyển rất cao".
"Ở Nhật Bản hay sử dụng phụ gia trương nở trong bê tông khối lớn với khối lượng khoảng 20-30 kg/m3. Nguyên lý làm việc của phụ gia trương nở là, phụ gia sẽ nở ra lúc ban đầu, có nghĩa tạo ra ứng suất trước, tức là nén trong bê tông; sau này, khi nhiệt độ giảm xuống, gây ra co ngót nhiệt, thì ứng suất nén dần dần được giải tỏa chuyển dần qua ứng suất kéo. Nhưng giải pháp dùng phụ gia trương nở ở Việt Nam chưa thấy nhiều người dùng".
LỰA CHỌN THÔNG SỐ TIN CẬY CHO THIẾT KẾ ĐẦU VÀO VÀO
Theo kỹ sư Đào Đức Trọng - Công ty CP Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (TEDISOUTH), để lựa chọn các thông số đầu vào trong quá trình thiết kế đường giao thông qua khu vực đất yếu, điều kiện quan trọng nhất là xác định được thông số về địa chất đất yếu ở khu vực cần xử lý nền - đây là thông số tiên quyết để quyết định đến kết quả tính toán xử lý nền đất yếu. Để có bộ số liệu có độ tin cậy cao, phải có lượng dữ liệu về địa chất tại khu vực công trình, kết quả thí nghiệm cho mỗi chỉ tiêu tính toán tương đối đầy đủ. Chẳng hạn như các chỉ tiêu liên quan đến nhóm về cố kết để xác định độ lún, theo Tiêu chuẩn số 22TCN 262:2000 về Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô trên nền đất yếu, mỗi chỉ tiêu bảo đảm 6 mẫu thí nghiệm.
Tuy nhiên, kỹ sư Đào Đức Trọng cho rằng, 6 mẫu thí nghiệm sẽ chưa phản ánh hết toàn bộ phân đoạn tính toán xử lý nền đất yếu, cần phải tăng thêm số lượng thí nghiệm cho mỗi chỉ tiêu, có thể tăng gấp 2 đến 3 lần (12~18 mẫu) so với thông số yêu cầu trong quy trình Tiêu chuẩn số 22TCN 262:2000.
Sau khi có bộ số liệu đối với mỗi chỉ tiêu cơ lý, vẽ lên biểu đồ phân bố theo độ sâu của địa tầng đất yếu, căn cứ trên biểu đồ độ sâu này, phân tích và lựa chọn số liệu cho từng chỉ tiêu
và từng phân đoạn đất yếu khác nhau. Nếu trường hợp phân tầng theo độ sâu, cần chia nhỏ những tầng đó ra làm 5 m hay 10 m… tùy thuộc vào điều kiện đặc điểm địa chất từng khu vực cụ thể.
Sau khi đã vẽ được biểu đồ kết quả thí nghiệm phân bố theo độ sâu, từ đó lựa chọn số liệu tính toán đưa vào trong bài tính cụ thể. Sau khi đã lựa chọn số liệu đưa vào tính toán rồi, bước khá quan trọng để rút kinh nghiệm cho những công trình tiếp theo, đó là số liệu về quan trắc, số liệu quan trắc ở đây chủ yếu là số liệu quan trắc độ lún của nền đường. Khi có kết quả quan trắc rồi sẽ so sánh với số liệu tính toán để xem số liệu tính toán và quan trắc thực tế có sự thay đổi thế nào.
Sau đó, sẽ làm bài toán tính ngược, có nghĩa là sử dụng số liệu đã quan trắc thực tế để tính lại xem các thông số đưa vào trong giai đoạn thiết kế có thay đổi so với kết quả tính toán thực tế. Từ đó sẽ rút kinh nghiệm và điều chỉnh lại cách lựa chọn thông số đầu vào trong quá trình thiết kế.
LẤY MẪU HIỆN TRƯỜNG VÀ THỰC HIỆN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM PHÒNG THÍ NGHIỆM
Đối với việc lựa chọn xi măng phù hợp với ứng dụng cọc xi măng đất, kỹ sư Nguyễn Đăng Khoa - Công ty Xi măng INSEE Việt Nam khẳng định, vấn đề đầu tiên là phải thực hiện trong phòng thí nghiệm trước. Lý do địa chất ở từng vùng và
> THANH NGA