KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu 63442-Điều văn bản-168766-1-10-20211121 (Trang 75 - 77)

- Minh họa thực tế sinh động và phong phú Nghiên cứu bị gián đoạn (thời kỳ) Mất casestudy để minh họa nghiên cứu Xét một cách tổng thể, Đà Lạt trước khi bị đóng băng do đạ

4. KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Sau đây là bảng biểu thống kê mới tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân từ bảng thống kê ban đầu thông qua việc sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS phiên bản 22.0. Sau vòng lặp thứ nhất, biến TOCC bị loại do giá trị hệ số tương quan biến tổng Corrected Item-Total Correlation nhỏ hơn 0.3.

Dựa vào bảng kết quả phân tích trên ta thấy được rằng, các hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của các biến quan sát đều phù hợp và hệ số tương quan tổng biến của tất cả 20 yếu tố ảnh hưởng đều đạt yêu cầu (Corrected Item-Total Correlation ≥ 0.3) nên thang đo nghiên cứu đạt yêu cầu về kiểm định độ tin cậy.

Qua phép thống kê mô tả trị trung bình (Mean), trong số 20 yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc gây ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân thì có 5 yếu tố được xác định là quan trọng nhất, đứng ở vị trí đầu tiên là nhân tố TORC-Môi trường có nhiều tiếng ồn vượt ngưỡng khả năng chịu đựng (Mean = 4.33), trong đó 70 dB được xem là ngưỡng tiếng ồn gây ảnh hưởng. Điều này cũng khá phù hợp với thực tế. Tiếng ồn đến từ công tác đập phá, đổ bê tông, cắt thép… có thể gây mất tập trung và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của công nhân. Khi gặp phải tiếng ồn này công nhân sẽ dễ bị rơi vào tình trạng đau đầu, gặp khó khăn trong công việc giao tiếp. Các nghiên cứu đã kết luận rằng ảnh hưởng của tiếng ồn trong các hoạt động công nghiệp gây ảnh hưởng đến hiệu suất công việc của công nhân và dẫn đến giảm năng suất lao động vì nó làm giảm khả năng tập trung của lực lượng lao động.

Nhân tốMTNB- Môi trường làm việc có nhiều bụi xếp ở vị trí quan trọng thứ hai (Mean = 4.25). Đây lại thuộc nhóm nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh nghề nghiệp, được xếp ở vị trí thứ nhất của nhóm I (Bộ Y tế, 2016). Môi trường đóng vai trò khá lớn ở giai đoạn hoàn thiện công trình. Thông thường môi trường có nhiều bụi là do việc cắt gạch hay trộn bê tông, chà nhám hay làm việc cạnh ven đường, bụi khói do máy móc thải ra... Việc công nhân tiếp xúc bụi liên tục khiến cho công nhân gặp nhiều khó khăn như làm việc ở nơi thiếu không khí sạch, bụi dính vào mắt gây đau mắt, hay hít bụi vào trong phổi sẽ làm cho sức khỏe công nhân bị ảnh hưởng dẫn đến mất năng suất lao động.

Nhân tốMTPX- Làm việc trong môi trường có chất phóng xạ xếp vị trí quan trọng thứ ba (Mean = 3.99). Nhân tố này cũng gây ra bệnh nghề nghiệp, thậm chí, còn được xếp trên cả yếu tố tiếng ồn (xếp thứ 18, nhóm III). Làm việc trong môi trường có chất phóng xạ yêu cầu người công nhân phải thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động nghiêm ngặt vì những chất phóng xạ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động, đặc biệt đối với những công việc tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ thì việc cẩn trọng cũng như chặt chẽ trong từng khâu là tuyệt đối. Điều này cũng phần

nào đó ảnh hưởng đến quá trình làm việc nhanh hay chậm của công nhân.

Nhân tốMTNC- Môi trường nhiệt độ cao xếp vị trí quan trọng thứ tư (Mean = 3.98), mùa nóng với nhiệt độ trung bình tối đa trên 380C - 400C, kéo dài trong bốn đến sáu tháng từ tháng năm đến tháng mười, gây ra các mối đe dọa sức khỏe đối với công nhân xây dựng. Chỉ tiêu công việc được phân bổ xuống cho công nhân cũng phải giảm do sức khỏe công nhân bị ảnh hưởng.

Nhân tố LĐTC- Lao động thủ công xếp vị trí quan trọng thứ năm (Mean = 3.95). Công nhân chưa có nhiều kiến thức lẫn kinh nghiệm làm việc với máy móc và hiện nay, đa số các doanh nghiệp xây dựng vừa và nhỏ vẫn chưa áp dụng hay trang bị những thiết bị hay máy móc hiện đại, từ đó công nhân phải làm bằng chính sức lực của mình khiến cho năng suất làm việc không hiệu quả, chất lượng từ đó cũng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Từ các kết quả được tổng hợp như trên, một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện điều kiện làm việc và khắc phục các nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của công nhân theo mức độ quan trọng của các yếu tố bao gồm:

4.1 Giải pháp về yếu tố “tiếng ồn vượt ngưỡng khả năng chịu đựng” đựng”

Môi trường làm việc có nhiều tiếng ồn gây mất tập trung cho công nhân và nhất là đối với những công việc có mức độ áp lực cao thì việc tiếng ồn quá mức sẽ làm cho công nhân bị stress và không thể làm việc hết công suất mong muốn, đôi khi chúng có thể làm ức chế thần kinh dẫn đến khó chịu và mất năng suất. Không những vậy, việc tiếng ồn quá cao và thường xuyên có thể gây hại đến thính giác dẫn đến ù tai, điếc. Vì vậy, để khắc phục hậu quả của tiếng ồn gây ra thì:

Các chủ đầu tư, doanh nghiệp nên áp dụng công nghệ mới vào trong xây dựng, tránh những tiếng ồn trên 70 dB phát ra trực tiếp tại công trường như tiếng ồn máy móc, cưa cắt, đóng…

Các doanh nghiệp nên chú ý vào sức khỏe cũng như nơi làm việc của công nhân, cần trang bị những thiết bị giảm âm thanh, tiếng ồn và đồ bảo hộ an toàn lao động khác.

Trợ cấp thêm thu nhập cho những công nhân đang làm việc tại nơi ô nhiễm tiếng ồn, tiếp xúc với tiếng ồn cường độ cao để họ có thêm động lực làm việc.

4.2 Giải pháp về yếu tố “môi trường làm việc có nhiều bụi”

Đối với chủ đầu tư và nhà thầu, cần có biện pháp thay đổi quy trình sản xuất, cải tiến môi trường làm việc sạch sẽ, thoáng mát tránh bụi, tự động hóa môi trường sản xuất, cải tiến đổi mới trang thiết bị nhằm hạn chế phát sinh bụi.

Sử dụng ống thoát khí, màng chống bụi, giảm thời giờ làm việc, cách ly nguồn gây bụi, sử dụng bảo hộ lao động chống bụi, che phủ các nơi sinh bụi, tạo môi trường ẩm.

Nâng cao ý thức trong việc phòng chống bụi để bảo vệ sức khỏe tốt nhất, giúp tăng năng suất.

4.3 Giải pháp về yếu tố “môi trường làm việc trong môi trường có chất phóng xạ chất phóng xạ

Tuân thủ chặt chẽ quy định về an toàn lao động trong khi làm việc ở môi trường có chứa chất độc hại.

Làm việc một cách nghiêm túc, tránh đùa giỡn hay làm hư hao thiết bị trong môi trường độc hại.

Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại, nâng cao hiểu biết về hóa chất độc hại, từ đó giúp hạn chế những rủi ro bệnh tật phát sinh trong quá trình làm việc.

Các cấp ban ngành đoàn thể nên quan tâm đến công việc của công nhân nhiều hơn, theo dõi đổi mới thiết bị để có thể cải thiện tình trạng bệnh tật. Bổ sung thêm chế độ phúc lợi, thưởng,

mua bảo hiểm cho công nhân nhằm giúp họ có thêm động lực làm việc.

4.4 Giải pháp về yếu tố “môi trường làm việc có nhiệt độ cao”

 Làm việc dưới nhiệt độ cao luôn là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay vì nó là nguyên nhân chính gây tác động trực tiếp đến công nhân ngành xây dựng ở Việt Nam.

 Hầu như công nhân phải làm việc dưới ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ rất cao và nó làm cho công nhân bị ức chế, nhiệt độ cao khiến cơ thể mất nước dẫn đến tình trạng mệt mỏi thiếu tập trung dẫn đến mất năng suất.

 Để cải thiện tình trạng trên thì các chủ đầu tư, nhà thầu, các doanh nghiệp xây dựng và các ban ngành liên quan có thể áp dụng các công nghệ thay cho lao động trực tiếp ngoài trời, bố trí thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

 Quan tâm đến sinh hoạt, nghỉ ngơi, chế độ ăn uống cũng như tình trạng sức khỏe của công nhân.

 Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân. Thêm phụ cấp cũng như chế độ lương thưởng cho công nhân.

4.5 Giải pháp về yếu tố “lao động thủ công”

 Các chủ đầu tư, nhà thầu, công ty doanh nghiệp xây dựng nên trang bị thêm máy móc hiện đại cho xây dựng nhằm giảm thiểu sức người, từ đó góp phần nâng cao năng suất xây dựng.

 Đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, hiểu rõ và vận hành tốt máy móc, thiết bị.

4.6 Giải pháp chung cho tất cả các yếu tố ảnh hưởng

 Trang bị thiết bị bảo hộ phù hợp, hạn chế tạo ra các công tác ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đo lường mức độ ô nhiễm tiếng ồn và bụi tại nơi làm việc của công nhân.

 Chuyên môn hóa các công tác lao động: gia công các cấu kiện, mô đun tại xưởng, sau đó mang đến lắp ráp tại công trường.

 Từng bước ứng dụng tự động hóa một cách có hệ thống: hướng đến việc sử dụng robot, hệ thống tự động thay con người.

 Xây dựng bộ định mức, và phụ cấp cụ thể cho từng công tác, ngoài ra cần phổ biến cho người lao động nắm rõ nhiệm vụ và quyền lợi của họ.

 Đào tạo, nâng cao ý thức tay nghề cho người lao động để tăng NSLĐ trong các công tác xây dựng.

5. KẾT LUẬN

Nghiên cứu đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố liên quan đến điều kiện làm việc đến NSLĐ của công nhân xây dựng, trong đó năm nhân tố được xếp thứ hạng cao về mức độ quan trọng lần lượt là: tiếng ồn vượt ngưỡng khả năng chịu đựng, môi trường nhiều bụi, môi trường có chất phóng xạ, nhiệt độ cao, lao động thủ công. Đáng chú ý là các nhân tố liên quan đến môi trường làm việc dưới áp lực cao chiếm đến ba trong số năm vị trí quan trọng đầu tiên.

Trên cở sở đó, nghiên cứu cũng đã đề ra được một số giải pháp phù hợp theo điều kiện, khả năng và nguồn lực của các doanh nghiệp xây dựng. Tiếp theo, nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp tổng hợp cho việc nâng cao năng suất lao động liên quan đến điều kiện làm việc của công nhân.

Bên cạnh đó, một số kiến nghị có thể được đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo như:

 Phạm vi nghiên cứu sâu rộng hơn, ở nhiều vùng miền khác, nghiên cứu với số lượng mẫu lớn sẽ cho độ tin cậy cao hơn.

 Đánh giá năng suất lao động theo các hướng tư duy mới hoặc thông qua các cách tiếp cận khác, như việc đề cao hay chú trọng giá trị gia tăng đầu ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Srinavin, K. and Mohamed, S. (2003). Thermal environment and construction workers’ productivity: some evidence from Thailand. Building and Environment, 38: 339-345.

Maldikar, S. D. (2010). An investigation of productivity loss due to outdoor noise conditions. The University of Texas at Arlington, master thesis.

Ghoddousi, P. and Hosseini, R. M. (2012). A survey of the factors affecting the productivity of construction projects in Iran. Technological and Economic Development of Economy, 18: 199-216

Conor, O. and Kriengsak, P. (2013). The Impact of Fatigue on Labour Productivity: Case Study of Dam Construction Project in Queensland. The 4th International Conference on Engineering, Project, and Production Management (EPPM 2013).

Shashank. K. Hazra, S. Pal. K.N. (2014). Analysis of key factors affecting the variation of labour productivity in construction projects. International Journal of Emerging Technology and Advanced Engineering, 4(5): 152-160

Hatim, A. R. (2014). Effect on Workflow, and Labor Productivity of Construction Plant. International Journal of Engineering and Technical Research, 2(11): 32-35

Samma, F. R., Rashia, M., Madeeha, S., Yan, Z., and Anma, A. (2019). Positioning Depression as a Critical Factor in Creating a Toxic Workplace Environment for Diminishing Worker Productivity. Sustainability. 11(9):2589. https://doi.org/10.3390/su11092589

Đỗ Thị Xuân Lan. (2004). Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động trong thi công xây dựng tại hiện trường. Tạp chí Sài gòn đầu tư xây dựng, số 5-2004.

Nguyễn Khắc Hoàn. (2010). Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên - nghiên cứu trường hợp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Á Châu, chi nhánh Huế. TCKH Đại học Huế, số 60.

Vũ Thị Hương Nhàn. (2012). Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất công ty thiết kế xây dựng. Đại học Bách Khoa. Luận văn Thạc sĩ

Đoàn Ngọc Viên. (2013). Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt - Hàn. Đại học Đà Nẵng. Luận văn Thạc sĩ

Nguyễn Liên Hương và Nguyễn Văn Tâm. (2018). Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động trong thi công xây dựng công trình dân dụng tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Xây dựng, 2/2018.

Nunnally, J. (1978). Sychometric Theory. McGraw-Hill

Tổng cục thống kê. (2020). Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2020. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê. www.gso.gov.vn

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tập 2, NXB Hồng Đức, trang 24.

Bộ Y tế. (2018). Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp. Trang thông tin điện tử Bộ Y tế. http://moh.gov.vn

Qutubuddin, S. M., Hebbal, S. S., & Kumar, A. C. S. (2012). A review on effect of industrial noise on the performance of worker and productivity. International Review of Applied Engineering Research, 2(1): 43-54.

Kuykendall, C. J. (2007). Key factors affecting labor productivity in the construction industry (Doctoral dissertation, University of Florida).

Soekiman, A., Pribadi, K. S., Soemardi, B. W., & Wirahadikusumah, R. D. (2011).

Factors relating to labor productivity affecting the project schedule performance in Indonesia. Procedia engineering, 14: 865-873.

Khan, A. A., & Ajmal, S. (2015). Role of management in motivating labor to improve labor productivity. Journal of Advanced Management Science, 3(3): 179-185

Tarantino, G. C. (2005). Imputation, estimation and prediction using the Key Indicators of the Labour Market (KILM) data set. Geneva: International Labour Office.

Trần Văn Đại. (2017). Khái niệm điều kiện lao động và các yếu tố của điều kiện lao động (phần 1). Trang thông tin điện tử - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường. http://nioeh.org.vn

Một phần của tài liệu 63442-Điều văn bản-168766-1-10-20211121 (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)