C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
9. Hội khuyến học
a) Chức năng
- Hội Khuyến học tỉnh là tổ chức xã hội tự nguyện, là thành viên của UBMTTQ tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; góp phần thực hiện xã hội hóa giáo dục, xây dựng một xã hội học tập trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Ban chấp hành Hội Khuyến học tỉnh là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai nhiệm kỳ đại hội. Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động và chỉ đạo tổ chức thực hiện các công việc cụ thể trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của Hội đã được Đại hội thông qua. Chủ động xây dựng mối quan hệ với các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để đẩy mạnh hoạt động của Hội.
- Ban Thường vụ Hội được Ban chấp hành ủy quyền tổ chức thực hiện Nghị quyết của hội nghị Ban chấp hành và chương trình công tác của Hội giữa hai nhiệm kỳ hội nghị Ban chấp hành và một số nhiệm vụ khác.
b) Nhiệm vụ
- Khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của mọi người trong nhà trường và trong xã hội, góp sức phấn đấu cho
sự công bằng xã hội về quyền lợi học tập của mọi người, mọi vùng, đặc biệt chú ý người nghèo không có điều kiện học tập, những người có năng khiếu.
- Cổ vũ xã hội trân trọng vai trò của người thầy và chăm sóc người thầy trong sự nghiệp giáo dục; khuyến khích người thầy phấn đấu, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp và đạo đức; kiến nghị với Nhà nước về việc ban hành chính sách và chế độ đãi ngộ người thầy tương xứng với yêu cầu đào tạo và với vị thế trong xã hội.
- Làm tư vấn về giáo dục trên cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học và những người tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; kiến nghị với Nhà nước chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển giáo dục.