2009 đến năm 2016. Năm 2009 ROA trung bình chỉ đạt 1.5%, trong đó nổi bật nhất là ngân hàng SaigonBank có khả năng sinh lời trên tổng tài sản cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng với ROA đạt 5.54% vào năm 2010, ngân hàng VietBank có khả năng sinh lời trên tổng tài sản thấp nhất trong toàn hệ thống ngân hàng với ROA đạt -1.37% vào năm 2014. Các ngân hàng khác như PGBank (2.63%, năm 2011), KienlongBank (2.59%, năm 2011), VCB (2.28%, năm 2008), Techcombank (2.24%, năm 2009) cũng thuộc nhóm có khả năng sinh lợi cao. Trong khi các ngân hàng khác như VietBank (-0.49% , năm 2015), Vietcapital (0.01%, năm 2016), NCB (0.01%, năm 2012), SCB (0.02%, năm 2016) thuộc nhóm có khả năng sinh lợi thấp hơn mức trung bình chung.
Tóm lại, giai đoạn 2008 – 2016 là giai đoạn mà ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động ngành ngân hàng ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ từ ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại cổ phần phải từng bước củng cố và duy trì sự phát triển của ngân hàng mình, cải thiện hiệu quả hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngân hàng nhà nước và đẩy nhanh mục tiêu tái cơ cấu các tổ chức tín dụng của Chính phủ.
4.1.2. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của 24 NHTMCP Việt Nam Nam
Bảng 4.2: Tổng hợp tỷ lệ ROE của 24 NHTMCP Việt Nam 2008 đến 2016
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROE trung bình 10.39% 14.43% 14.68% 13.76% 7.34% 6.01% 5.83% 5.48% 6.61% ROE nhỏ nhất 0.47% 4.04% 2.89% 2.24% 0.07% 0.35% -7.94% -4.49% 0.08% ROE lớn nhất 36.01% 28.48% 29.12% 28.80% 19.67% 15.57% 15.07% 21.42% 25.75%
Nguồn: Tác giả tự tính từ báo cáo tài chính của các NHTMCP từ 2008-2016
Qua bảng 4.2 số liệu tính toán được, ta thấy ROE trung bình của 24 NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng từ năm 2008 với tỷ lệ 10.39% đến năm 2010 là 14.68%, có xu hướng giảm từ năm 2010 đến năm 2015 còn 5.48%. Những ngân hàng dẫn đầu ROE qua các năm như VCB đạt 36.01% năm 2008, Maritimebank đạt
28.48% năm 2009, SaigonBank đạt 29.12% năm 2010, TechcomBank đạt 28.8% năm 2011, Vietinbank đạt 19.67% năm 2012, MB đạt 15.57%, 15.07% năm 2013 và năm 2014, VPBank đạt 21.42%, 25.75% vào năm 2015 và năm 2016.
Kết quả này phản ánh chính xác thực tế là kể từ năm 2011, ngành ngân hàng bước vào suy thoái và khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu tăng cao. Sang năm 2013, nhờ kết quả bước đầu của quá trình tái cơ cấu với những biện pháp cứng rắn làm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cùng những thương vụ mua bán, sáp nhập xử lý những ngân hàng yếu kém, sang năm 2016 khả năng sinh lợi ROE của các ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực.