Bảng 3.1. Mô tả các biến độc lập được sử dụng trong mô hình hồi quy
Biến Công thức xác định
Dấu kỳ vọng
Nghiên cứu trước
LNTA
Quy mô ngân hàng = Logarit tự nhiên của tổng tài sản
+
Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015)
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015)
Admet Ugur & Hakan Erkus (2010)
ETA
Quy mô vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản
-
Salman Ahmad, Bilal Nafees, Bilal Nafees (2012) Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015) NPL/TL Tỷ lệ nợ xấu = (dư nợ nhóm 3 + nhóm 4 + nhóm 5) / Tổng dư nợ - Muhammad Bilal và cộng sự (2013) Aremu và cộng sự (2013)
Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013)
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012).
IM/GI
Tỷ trọng thu nhập lãi = Thu nhập từ lãi/tổng thu nhập hoạt động
-
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012)
Biến Công thức xác định
Dấu kỳ vọng
Nghiên cứu trước
NIE/GI
Hiệu quả quản lý = Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động.
-
Alexiou và Sofoklis (2009) Dietrich và Wanzenried (2011) Admet Ugur và Hakan Erkus (2010)
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012)
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015)
Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015)
LDR
Tính thanh khoản = Dư nợ cho vay/ Tiền gửi khách hàng
-
Ahmad Aref Almazari1 (2014)
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012)
RGDP
GDP năm nay trừ GDP năm trước/GDP năm trước
+
Jesús Gustavo Garza-García (Mexico) (2010)
Hamadi & Ali Awdeh, (2012) Kasmana, và cộng sự, năm (2010)
Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015)
INF Tỷ lệ lạm phát +
Kasmana, và cộng sự, năm (2010) Desa (2003)
Gul & ctg (2011)
SPREAD Chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường -
Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012)
Kosak & Cok (2008)
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Quy mô ngân hàng (LNTA)
LNTA đại diện cho quy mô ngân hàng, được đo lường bằng logarit tự nhiên tổng tài sản như trong hầu hết các nghiên cứu trước đây (Sufian và Chong, 2008;
Bhatti và Hussain; Lalith Seelanatha, 2010; Abdelaziz Hakimi, 2013; Raza và Jawaid, 2013; Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh, 2015) cho thấy độ lớn về quy mô của ngân hàng và trở thành biến tuyến tính, khoản mục tổng tài sản được lấy từ báo cáo cân đối của các ngân hàng tại thời điểm cuối mỗi năm.
Nghiên cứu của Low và ctg (2011); Hamadi & Ali Awdeh, (2012); Kasmana, và cộng sự, năm (2010) lại tìm ra mối tương quan âm giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời. Trong khi đó nghiên cứu của Admet Ugur & Hakan Erkus (2010), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015) tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời. Việc tăng lên của tính kinh tế theo quy mô, ngân hàng cấp tín dụng nhiều hơn sẽ được hưởng lợi từ quy mô và có tỷ suất sinh lời cao hơn. Ở Việt Nam, những ngân hàng có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế trong huy động vốn ở mức chi phí thấp như: có nhiều chi nhánh giao dịch, nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn.
Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng và khả năng sinh lời có mối tương quan dương
Quy mô vốn chủ sở hữu (ETA)
ETA đo lường tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, được tính bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản tại thời điểm cuối năm được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của vốn. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng quy mô vốn chủ sở hữu có vai trò quan trọng trong việc duy trì an toàn và phát triển hoạt động của ngân hàng do các ngân hàng luôn bị khống chế tỷ lệ an toàn vốn. Thông thường, ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì ngân hàng đó càng có điều kiện để huy động thêm vốn nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, khi đó an toàn vốn cao chứng tỏ ngân hàng đó sử dụng đòn bẩy tài chính thấp sẽ đi đôi với lợi nhuận giảm vì có khả năng dư thừa vốn, không tận dụng tối đa nguồn vốn, có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này như Salman Ahmad, Bilal Nafees, Bilal Nafees (2012), Nguyễn Thị Cành, Hồ Thị Hồng Minh (2015).
Giả thuyết H2: Quy mô vốn chủ sở hữu và khả năng sinh lời có mối tương quan âm
Tỷ lệ nợ xấu (NPL/TL)
Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng cách lấy tổng nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 chia cho tổng dư nợ, cho thấy mức độ nguy hiểm mà NHTMCP phải đối mặt, phản ánh chất lượng tín dụng và tình hình sức khỏe tài chính của ngân hàng, phần nào thể hiện hiệu quả hay năng lực quản lý của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém, do đòi hỏi ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, phát sinh tăng chi phí trích lập DPRR tín dụng và ảnh hưởng giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Nợ xấu có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng. Có nhiều nghiên cứu ủng hộ quan điểm này như Muhammad Bilal và cộng sự (2013), Aremu và cộng sự (2013), Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012).
Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ xấu và khả năng sinh lời có mối tương quan âm
Thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động (IM/GI)
Tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động thể hiện cho các ngân hàng biết nguồn thu từ hoạt động tín dụng mang lại là bao nhiêu trên tổng thu nhập, tuy nhiên đây là nguồn thu truyền thống và chủ yến chiếm khoảng 80%, mang đầy rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong tương lai cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập bằng cách giảm tỷ lệ thu từ lãi và tăng tỷ lệ thu phi lãi nhằm mang lại nguồn thu ổn định và bền vững cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012) thì tìm được mối tương quan âm giữa tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động, nghiên cứu
chỉ ra rằng nếu ngân hàng chấp nhận tăng thu nhập từ lãi thì sẽ giảm khả năng sinh lời.
Giả thuyết H4: Thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động và khả năng sinh lời có mối tương quan âm.
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (NIE/GI)
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động hay còn gọi là hiệu quả quản lý được đo bằng tỷ lệ giữa chi phí ngoài lãi (chi phí hoạt động) trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng, các ngân hàng đều muốn giảm chi phí này để nguồn thu được tạo ra nhiều hơn. Nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009), Dietrich và Wanzenried (2011), Admet Ugur và Hakan Erkus (2010), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012), Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) đã tìm được mối tương quan âm giữa hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời.
Vì vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan âm giữa hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết H5: Hiệu quả quản lý và khả năng sinh lời có tương quan âm
Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR)
Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động được đo bằng tỷ lệ giữa dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và Nguyễn Thị Ngọc Hương (2015) đã tìm ra được mối tương quan dương giữa tỷ lệ cho vay trên vốn huy động với khả năng sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu của Olweny và Shipho; Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012) đã tìm ra được mối tương quan âm giữa tỷ lệ cho vay trên vốn huy động với khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tăng đồng nghĩa việc cho vay nhiều vừa tăng nguy cơ nợ xấu, làm thiếu hụt thanh khoản vừa khiến lợi nhuận ngân hàng giảm sút. Vì
vậy, nghiên cứu đặt giả thuyết có mối tương quan âm giữa tỷ cho vay trên vốn huy động và khả năng sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết H6: Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động và khả năng sinh lời có tương quan âm.
Chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường ( SPREAD)
Xét góc độ vĩ mô, Chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường đo lường hiệu quả đối với hoạt động trung gian của ngành ngân hàng trong quá trình huy động vốn và cho vay, đồng thời nó cũng đo lường độ cạnh tranh, sự cạnh tranh gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các nhân tố khác không đổi, chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường sẽ giảm khi sự cạnh tranh ngân hàng tăng lên, buộc các nhà điều hành, hoạch định chính sách, nhà quản trị phải cố gắng tìm ra các biện pháp khác như tăng thu từ các hoạt động dịch vụ mới nhằm bù đắp mức chênh lệch lãi suất bị mất. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012) đã tìm ra được mối tương quan âm giữa chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Giả thuyết H7: Chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường và khả năng sinh lời có mối tương quan âm.
Tăng trưởng GDP thực tế (RGDP - Real Gross Domestic product)
GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc) hay là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm gốc, chỉ số này được Cục thống kê công bố theo định kỳ. Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Công Tâm (2012) đã tìm ra được mối tương quan dương giữa tăng trưởng GDP với khả năng sinh lời của ngân hàng
Giả thuyết H8: Tăng trưởng RGDP và khả năng sinh lời có mối tương quan dương.
Tỷ lệ lạm phát (INF)
Rất nhiều nghiên cứu đã được triển khai về tác động của lạm phát lên kết quả kinh doanh của lĩnh vực tài chính, tuy nhiên mối quan hệ giữa lạm phát với hoạt động của hệ thống NHTMCP chưa phổ biến. Đặc biệt, các nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của sự bất cân xứng thông tin trên thị trường tín dụng và chỉ ra rằng việc tăng lạm phát ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của thị trường dẫn đến sự sụt giảm kết quả kinh doanh của thị trường tài chính (ngân hàng và thị trường chứng khoán). Tăng lạm phát không chỉ giảm tỷ suất sinh lời thực của tiền mà còn của tài sản. Lạm phát tăng lên dẫn đến tình trạng phân bổ tín dụng chặt chẽ hơn của các NHTM. (Trần Việt Dũng, 2014). Lạm phát có tác động trực tiếp tới động cơ gửi tiền và đi vay của các chủ thể kinh tế vì vậy sẽ tác động trực tiếp tới chi phí và thu nhập của ngân hàng, cũng như tác động tích cực lẫn tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTM. Chỉ số này được Cục thống kê công bố theo định kỳ
Giả thuyết H9: Tỷ lệ lạm phát và khả năng sinh lời có mối tương quan dương
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày quy trình nghiên cứu, mô tả dữ liệu, đưa ra giả thuyết nghiên cứu và cách tính toán các biến trong mô hình. Đề xuất mô hình nghiên cứu và xác định được dấu kỳ vọng cho các biến độc lập trong mô hình. Chương 4 tiếp theo sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các NHTM cổ phần Việt Nam, trình bày các kết quả nghiên cứu, các kiểm định cần thiết cho mô hình nghiên cứu định lượng. Từ đó có cơ sở để phân tích và và đối chiếu với thực tế.
CHƯƠNG 4
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT
NAM