Bảng 4.3 tóm tắt kết quả thống kê mô tả các yếu tố trong mô hình hồi quy trong giai đoạn nghiên cứu. Thống kê mô tả cung cấp mô tả tổng thể về dữ liệu được sử dụng trong mô hình. Các đại lượng mô tả chính bao gồm giá trị trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của các biến trong giai đoạn nghiên cứu được thảo luận trong mục này. Bên cạnh đó, tác giả trình bày giá trị trung bình của các biến trong từng năm cho giai đoạn 2008 – 2016 nhằm phân tích xu hướng thay đổi của các yếu tố.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có giá trị trung bình dương lần lượt là 0.916% và 9.393% cho thấy các NHTMCP thu được lợi nhuận trong giai đoạn nghiên cứu. Giá trị ROE lớn hơn rất nhiều so với ROA cho thấy các NHTMCP Việt Nam sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính) với tỷ lệ khá cao so với vốn chủ sở hữu làm gia tăng ROE so với ROA. Chỉ số ROA có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009 – 2015 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của các ngân hàng giảm mặc dù tổng tài sản tăng, các NHTM có xu hướng mở rộng theo chiều ngang mà chưa chú trọng chiều sâu, gây lãng phí nguồn lực và chưa đạt được mục tiêu mong muốn.
Bảng 4.3 Tóm tắt kết quả thống kê mô tả ĐVT: %
Biến phụ thuộc
Số quan
sát Trung bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị Giá trị lớn nhất
ROA 216 0.916 0.7113 -1.37 5.54
ROE 216 9.3925 7.4547 -7.94 36.01
Biến phụ
thuộc Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn nhỏ nhất Giá trị Giá trị lớn nhất
LNTA 216 31.8305 1.2647 27.87 34.55 EAT 216 11.1562 7.2934 4.26 80.83 NPLTL 216 2.4339 1.5659 0.34 11.4 IMGI 216 81.1778 16.3323 21.44 155.16 NIEGI 216 52.9844 16.056 19.72 109.81 LDR 216 89.4804 28.4537 37.19 339.02 SPREAD 216 2.6133 0.4832 1.93 3.23 RGDP 216 5.9678 0.5295 5.25 6.78 INF 216 8.9789 6.9413 0.63 22.97
Nguồn: Kết quả tính toán từ Stata12
Biến quy mô ngân hàng (LNTA) được đo bằng logarit tổng tài sản có giá trị trung bình 31.873 độ lệch chuẩn 1.26 cho thấy các NHTM Việt Nam có quy mô rất đa dạng. Trong đó, BIDV có logarit tổng tài sản năm 2016 là 34.55 (giá trị tài sản 1,006,404 tỷ VNĐ) có quy mô lớn nhất hơn rất nhiều so với các NHTM còn lại, ngược lại Vietbank có logarit tổng tài sản năm 2008 là 27.87 (giá trị tài sản 1,267 tỷ đồng) nhỏ nhất trong các ngân hàng. Trong giai đoạn 2008 – 2016, tổng tài sản của các NHTMCP liên tục tăng, chứng tỏ các NHTMCP chú trọng mở rộng quy mô ngân hàng với mục đích nâng cao sức cạnh tranh và thị phần của ngân hàng.
Tuy nhiên, biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) có xu hướng giảm dần từ 2008 – 2016. Tốc độ tăng của tổng tài sản không đi kèm với sự gia tăng tương ứng của vốn chủ sở hữu sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động của các NHTMCP. Biến ETA có giá trị trung bình là 11.156, độ lệch chuẩn 7.29 cho thấy chỉ 11.16% tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu. Năm 2008 tỷ lệ EAT trung bình là 17.5% (VietBank có EAT cao nhất 80.83% vào năm 2008) và giảm dần đến 2016 tỷ lệ EAT trung bình còn 8.38% (ACB có EAT thấp nhất 4.26% vào năm 2011), đây là tín hiệu không tốt về tính thanh khoản của ngân hàng. Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản cho thấy một rủi ro không nhỏ đang tiềm ẩn, đó là tính thanh khoản của các ngân hàng (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2012).
Biến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPL/TL) có giá trị trung bình là 2.43% , độ lệch chuẩn 1.57%, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng giai đoạn 2009 – 2012 từ 1.81% lên 3.35%, đây là giai sau khủng hoàng kinh tế, lạm phát tăng, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tín dụng cao, đồng nghĩa chất lượng tín dụng xấu hơn. Giai đoạn 2012 – 2015 nợ xấu giảm mạnh khi các chính sách của NHNN bắt đầu có sức ảnh hưởng góp phần giàm còn 1.9%, tuy nhiên sang năm 2016 tỷ lệ này tăng lên 2.2% cho thấy công tác quản lý nợ xấu các ngân hàng thật sự chưa tốt. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất 11.4% ngân hàng SCB năm 2010, thấp nhất 0.34% ngân hàng SCB năm 2015. Số liệu này đã phản ánh thực tế hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với khó khăn khi doanh nghiệp phá sản, làm ăn thua lỗ ngày càng tăng. Điều này cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cho vay vào các lĩnh vực chứng khoán, bất động sản, các ngân hàng chịu áp lực từ việc tăng trưởng tín dụng để đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra nên chưa chú trọng khâu thẩm định dự án và xem xét khả năng trả nợ của người vay qua đó “cho thấy rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam là rất cao, tỷ lệ nợ xấu theo khung an toàn CAMEL là 2%, theo quy định của quốc tế ở mức 1,5%; theo quy định của NHNN thì tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 2%” (Phan Thị Hằng Nga, 2013).
Bảng 4.4 Giá trị trung bình các biến độc lập theo thời gian
ĐVT: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA 1.105 1.498 1.461 1.363 0.775 0.583 0.507 0.430 0.523 ROE 10.393 14.430 14.683 13.758 7.337 6.011 5.830 5.479 6.613 LNTA 30.727 31.214 31.673 31.902 31.922 32.056 32.189 32.317 32.475 EAT 17.496 11.396 11.189 10.920 11.559 10.732 9.584 9.155 8.375 NPL/TL 2.316 1.811 2.126 2.654 3.353 3.195 2.368 1.892 2.191 IM/GI 80.235 73.195 77.919 89.262 87.779 77.363 78.350 85.398 81.101 NIE/GI 51.068 41.820 41.286 43.743 57.364 63.311 59.996 60.003 58.270 LDR 105.438 97.085 97.739 99.643 84.905 79.163 76.359 80.414 84.580 INF 22.970 6.880 9.190 18.580 9.210 6.600 4.090 0.630 2.660 RGDP 6.180 5.320 6.780 5.890 5.250 5.420 5.980 6.680 6.210 SPREAD 3.050 2.160 1.940 2.960 2.970 3.230 2.910 2.370 1.930
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả
Biến Thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động (IM/GI) có giá trị trung bình là 81.18% , độ lệch chuẩn 16.33%, thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động của HDB năm 2013 là 21.44%, cao nhất là ngân hàng Vietcapital với 155.16%
năm 2013. Đây là nguồn thu nhập chính và chủ yếu của các NHTMCP Việt Nam hiện nay, tuy nhiên đây là nguồn thu mang tính truyền thống và đồng thời mang nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Trong tương lai các ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm và tăng các nguồn thu dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro.
Biến tỷ lệ chi phí phi lãi trên thu nhập hoạt động (NIE/GI) có giá trị trung bình là 52.98% cho thấy các NHTMCP Việt Nam hoạt động khá hiệu quả, với 52.98 đồng chi phí hoạt động tạo ra 1 đồng thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên biến
NIE/GI có độ lệch chuẩn lớn 16.06%, giá trị nhỏ nhất 19.72 % vào năm 2010 tại ngân hàng MB và giá trị lớn nhất lên đến 109.81% vào năm 2014 tại ngân hàng VietBank cho thấy hiệu quả quản lý chi phí phi lãi giữa các NHTMCP trong giai đoạn này có sự chênh lệch lớn, các ngân hàng hiệu quả nhất có lợi thế chi phí phi lãi nhỏ so với các ngân hàng kém hiệu quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ NIE/GI có xu hướng tăng dần qua các năm 2009 đến năm 2013, như vậy ngân hàng đã bỏ ra nhiều chi phí hơn nhưng hiệu quả mang lại thấp hơn so với những năm trước, hiệu quả quản lý giảm so với các năm trước. Vì vậy, các ngân hàng cần tìm kiếm nhiều biện pháp hơn để giảm chi phí hoạt động.
Biến tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR) có giá trị trung bình là 89.48% , độ lệch chuẩn 28.45%, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động thấp nhấp là MaritimeBank năm 2014 với tỷ lệ 37.19%, cao nhất là ngân hàng VietBank với tỷ lệ 339.02% vào năm 2008. Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động tăng đồng nghĩa việc cho vay nhiều vừa tăng nguy cơ nợ xấu, làm thiếu hụt thanh khoản vừa khiến lợi nhuận ngân hàng giảm sút.
Bảng 4.3 cũng trình bày giá trị trung bình tăng trưởng kinh tế (GDP) trong giai đoạn 2008 – 2016 là 5.97%, với giá trị lớn nhất là 6.78% năm 2010 và nhỏ nhất ở mức 5.25% năm 2012 với độ lệch chuẩn thấp 0.53% cho thấy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu khá ổn định. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát trung bình (INF) hàng năm ở mức 8.98% và có độ lệch chuẩn 6.94%, tỷ lệ lạm phát cao nhất là 22.97% vào năm 2008 đây là thời điểm bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát thấp nhất là 0.63% vào năm 2015 thấp nhất trong vòng 15 năm (thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra), đây là thời điểm bùng nổ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy có nhiều biến động trong mức
tiên tăng trưởng kinh tế sang ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường (SPREAD) trung bình trong giai đoạn 2008 – 2016 là 2.61%, với giá trị lớn nhất là 3.23% năm 2013 và nhỏ nhất ở mức 1.93% năm 2016 với độ lệch chuẩn thấp 0.48% cho thấy chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu khá ổn định.
Kết quả bảng thống kê mô tả của các biến phù hợp với diễn biến thực tế của thị trường ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu.