Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27 - 28)

Năm 2012 tác giả Đặng Quốc Phong đã nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTMCP VN. Nghiên cứu này chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2007-2012 và đối với 37 NHTMCP ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả đã đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa một số biến nội tại như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu … và hai biến vĩ mô là tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế đến thanh khoản.

Trương Quang Thông và cộng sự (2013) với bộ dữ liệu giai đoạn 2002 - 2011 của các NHTM Việt Nam về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam, qua đó đánh giá tình hình thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam. Theo nghiên cứu này, rủi ro thanh khoản được đo lường bằng phương pháp khe hở tài trợ (chênh lệch bình quân giữa các khoản tín dụng và huy động vốn trên tổng tài sản). Dựa vào các phân tích hệ số R2, thống kê Durbin-Watson, kiểm định Hausman, nhóm tác giả đã lựa chọn phương pháp ước lượng mô hình tác động cố định (FE) để phân tích hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản bao gồm các yếu tố bên trong ngân hàng như: vay liên ngân hàng có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn, quy mô tổng tài sản . Trong khi đó dự trữ thanh khoản và các yếu tố kinh tế vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và cung tiền M2 đều có tác động ngược chiều với rủi ro thanh khoản.

Nghiên cứu của Đặng Văn Dân (2015) về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản giai đoạn 2007-2014 đưa ra mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân

hàng với thanh khoản. Các biến tỷ lệ vốn tự có, tỷ lệ lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu.

Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) nghiên cứu các yếu tố tác động đến thanh khoản, các yếu tố tác động cùng chiều đến thanh khoản gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận. Ngược lại, tỷ lệ cho vay trên huy động vốn có tác động ngược chiều đến thanh khoản. Ngoài ra, tỷ lệ dự phòng và quy mô ngân hàng không ý nghĩa trong nghiên cứu.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016) kiểm định sự tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản, kết quả cho thấy: khả năng sinh lời, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản , rủi ro tín dụng, lãi suất biên, quy mô ngân hàng đều tác động ngược chiều đến thanh khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)