Nhìn chung các nghiên cứu ở nước ngoài đều phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản bởi hai nhóm: nhóm nhân tố bên trong (vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi, dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô,…) và nhóm nhân tố bên ngoài (GDP, lạm phát, dự trữ bắt buộc, cung tiền M2,…). Tuy nhiên, tùy theo chính sách của mỗi quốc gia, bối cảnh kinh tế hoặc thời gian nghiên cứu khác nhau nên kết quả của nhân tố tác động đến thanh khoản của ngân hàng khác nhau.
Các nghiên cứu thanh khoản của ngân hàng tại Việt Nam có sử dụng dữ liệu bảng và mô hình động nhưng hầu hết các nghiên cứu chưa tiến hành kiểm định các vi phạm liên quan đến hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và biến nội sinh (tức là biến phụ thuộc được xác định đồng thời) vốn thường xảy ra trong mô hình kinh tế, mà chỉ dừng lại ở kết quả hồi quy ban đầu theo phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS), ước lượng tác động cố định (FEM) hoặc ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM) nên kết quả ước lượng chưa đáng tin cậy. Các nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu tác động của biến nội tại lên thanh khoản, ít có nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của biến vĩ mô đến thanh khoản. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào xem xét đến việc NHTMCP đã niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thanh khoản.
BẢNG 2.1 TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
Tác giả Biến số đo lường Nhân tố ảnh hưởng Quốc gia
nghiên cứu Phương pháp Kết quả Aspachs và cộng sự (2005) - Tỷ lệ thanh khoản tính theo tổng tài sản - Tỷ lệ thanh khoản tính theo tổng tiền gửi - Sự ủng hộ của NHTW - Lãi suất - Lợi nhuận - Mức độ tăng trưởng của dư nợ - Size - Mức độ tăng trưởng kinh tế 57 Ngân hàng ở Anh
Tobin’s Q Kết quả cho thấy lợi nhuận của ngân hàng có mối tương quan nghịch với thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu này cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng tài sản thanh khoản kém. Ngoài ra, thanh khoản của ngân hàng còn chịu sự tác động của nhân tố bên ngoài như là khả năng nhận hỗ trợ từ NHTW với vai trò là người cho vay cuối cùng. hàng Trung ương. Valla và Escorbiac (2006) - Tỷ lệ thanh khoản - Dòng thanh khoản - Sự hỗ trợ từ cho vay - Tăng trưởng cho vay - Tăng trưởng GDP Hệ thống ngân hàng Pháp từ Phương pháp tổng hợp và
Lợi nhuận ngân hàng có tương quan âm với khả năng thanh khoản. Quy mô ngân hàng có thể
- Lãi suất ngắn hạn - Lợi nhuận ngân hàng - Quy mô ngân hàng
năm 1993
đến năm
2005
phân tích số liệu
tương quan âm hoặc dương với khả năng thanh khoản.
Lucchetta (2007)
- Rủi ro và khả năng thanh khoản của các ngân hàng
- Hành vi của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng
- Lãi suất cơ bản của chính phủ
- Các khoản vay trên tổng tài sản
- Tỷ lệ nợ xấu - Quy mô ngân hàng - Dự phòng rủi ro tín dụng Các Ngân hàng ở Châu Âu Hồi quy đa biến, GLS
Chính sách tiền tệ ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản được giữ lại bởi các ngân hàng. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tác động ngược chiều tới thanh khoản. Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều với nợ xấu Bonfim, D., Kim, M. (2008) - Khả năng thanh khoản của NHTM
- Quy mô ngân hàng
- ROA Các ngân hàng ở Châu Âu Hồi quy đa biến
Để đảm bảo khả năng quản lý rủi ro thanh khoản tốt nhất đa số các ngân hàng thường bỏ qua yếu tố
- Tỷ lệ chi phí hoạt động - CAP và Châu Mỹ giai đoạn 2002- 2009
bên ngoài, mà không biết rằng đó là những yếu tố hỗ trợ quan trọng cho khả năng thanh khoản. Vì vậy, bên cạnh việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, nghiên cứu này còn nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc giảm bớt rủi ro thanh khoản.
Vodova. P (2011) - Tài sản thanh khoản/tổng tài sản - Tài sản thanh khoản/tiền gửi khách hàng và vay ngắn hạn - Cho vay /tổng tài sản - Cho vay /tổng vốn huy động ngắn hạn - Tỷ lệ an toàn vốn - Tỷ lệ nợ xấu - Quy mô - Lãi suất - Khủng hoảng tài chính - Lạm phát - GDP Các NHTM ở Séc từ 2001 đến 2009 FEM REM
Các kết quả phân tích hồi quy dữ liệu cho thấy rằng có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, quy mô và lãi suất cho vay trên thị trường giao dịch liên ngân hàng. Khủng hoảng tài chính, lạm phát và tốc độ tăng GDP có tác
động ngược chiều đến thanh khoản.
Trương Quang Thông
Rủi ro thanh khoản của NHTM
- Quy mô tài sản - Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản trên tổng tài sản; Sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài
- Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn
- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
- Dự phòng rủi ro tín dụng và một số biến bên ngoài ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản. 29 NHTM Việt Nam giai đoạn 2002-2011 Hồi quy đa biến
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô tài sản tác động phi tuyến tính đến rủi ro thanh khoản, trong giai đoạn đầu khi quy mô tài sản tăng sẽ làm giảm rủi ro thanh khoản nhưng khi tổng tài sản vượt quá ngưỡng quản lí sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản. Những yếu tố tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản gồm có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, lạm phát, tăng trưởng kinh tế năm hiện tại.
Đặng Văn Dân (2015)
Phương pháp khe hở tài trợ đo lường khả năng thanh khoản
- Quy mô tài sản - Tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn 29 NHTM Việt Nam Hồi quy đa biến
Tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng với thanh khoản. Các biến tỷ lệ vốn tự có, tỷ
- Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
- Khả năng sinh lời - Tỷ lệ lạm phát - GDP
giai đoạn 2007-2014
lệ lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát không có ý nghĩa trong mô hình nghiên cứu
Vũ Thị
Hồng (2015)
Rủi ro thanh khoản của NHTM
- Tỷ lệ vốn chủ sở hữu - Tỷ lệ nợ xấu
- Tỷ lệ lợi nhuận - Tỷ lệ cho vay trên huy động
- Tỷ lệ dự phòng - Quy mô ngân hàng
37 NHTM Việt Nam giai đoạn 2006-2011 Hồi quy đa biến
CAP, tỷ lệ nợ xấu, ROE, SIZE có mối tương quan thuận với khả năng thanh khoản; ngược lại, tỷ lệ cho vay có mối tương quan ngược với biến phụ thuộc.
ĐẾN KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2018
3.1. Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở các nghiên cứu trong và ngoài nước về khả năng thanh khoản của NHTM nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM, đề tài tổng hợp để đề xuất mô hình nghiên cứu. Đề tài kế thừa mô hình nghiên cứu của Vodová, P (2011) và Vũ Thị Hồng (2015), mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
LIQi,t = β0 + β1CAP i,t + β2ROAi,t + β3SIZEi,t + β4LLRi,t + β5GDPi,t + β6INFi,t+ β7Di,t+ εi,t
Trong đó: Biến phụ thuộc:
+ LIQt: Khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm (t)
Biến độc lập:
+ CAPt: Tỷ lệ vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm (t)
+ ROAt: Tỷ lệ lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm (t)
+ SIZEt: Quy mô ngân hàng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm (t)
+ LLRt: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam tại thời điểm (t)
+ GDPt: tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tại thời điểm (t) + INFt: tỷ lệ lạm phát tại thời điểm (t)
+ DUMMY_LISTED: biến giả Di ngân hàng niêm yết bằng 1 và ngân hàng chưa niêm yết bằng 0
khoản và mối tương quan kỳ vọng như sau:
BẢNG 3.1 MÔ TẢ CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH
STT Biến Kí hiệu Cách đó lường Kì vọng dấu Biến phụ thuộc
LIQ Cho vay khách hàng
Tiền gửi khách hàng + nguồn vốn ngắn hạn
Trong đó, nguồn vốn ngắn hạn = các khoản nợ chính phủ và NHNN + tiền gửi của các
TCTD khác + vay các TCTD khác Biến độc lập 1 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu CAP Vốn chủ sở hữu i, t Tổng tài sản i, t + 2 Tỷ lệ lợi nhuận ROA
Lợi nhuận sau thuế i, t
Tổng tài sản i, t +
3
Quy mô ngân hàng
SIZE Logarit10 (tổng tài sản) +
4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR Dự phòng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ - 5 Tốc độ
kinh tế
6 Lạm phát INF Thu thập từ nguồn dữ liệu của WB +
7 Biến giả ngân hàng niêm yết Di
Ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán thì Di bằng 1 và ngân hàng chưa niêm yết Di bằng 0
+
Ghi chú: (+) tác động cùng chiều; (-) tác động ngược chiều
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)