Như đã trình bày trong chương 3, để xác định các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam, tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của 7 yếu tố đến thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Đồng thời, tác giả thực hiện chạy 2 hiệu ứng (Fixed Effect và Random Effect) với phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng kiểm định Hausman-test để kiểm tra xem mô hình với hiệu ứng Fixed Effect hay Random Effect là phù hợp hơn trong nghiên cứu này. Đồng thời, tác giả thực hiện kiểm định các vi phạm giả thiết hồi quy: phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến. Nếu phát hiện hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi, bài nghiên cứu sử dụng hồi quy dạng tổng quát GLS (Generalized Least Squares) nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả.
Biến Pool OLS Fix Effect Random Effect CAP 1.6730 1.2173 1.3036 ROA 4.9976 6.2673 5.3729 SIZE 0.1082 0.1403 0.1082 LLR -11.4625 -2.5984 -4.3399 GDP 6.3313 6.5061 7.0480 INF 0.6692 0.2638 0.4314 Di 0.5118 -0.0160 0.0099 _cons -1.3349 -1.8382 -1.4160 Adj R-squared 0.3897 0.3028 0.3663 Prob (F- statistic) 0.0000 0.0000 0.0000 F test Prob>chi2 = 0.0000
Hausman test Prob>chi2 = 0.0475
Kết luận: Lựa chọn phương pháp ước lượng FEM là hiệu quả nhất để đo lường thanh khoản.
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Từ kết quả trình bày ở trên cho thấy ước lượng FEM là phù hợp cho toàn mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, để phương pháp ước lượng đảm bảo chuẩn xác và có hiệu lực, các biến độc lập giải thích tốt cho biến phụ thuộc thì tác giả thực hiện kiểm định tính hiệu lực của mô hình và kiểm định khắc phục những vi phạm của mô hình.
Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Mô hình FEM Breusch and Pagan Lagrangian
Chibar2(26) Prob > F Kết quả kiểm định
LIQ 611.68 0.0000 Có hiện tượng phương sai sai số
thay đổi
Kiểm định tự tương quan
Kết quả kiểm định ở phụ lục 5 cho thấy hệ số Prob>F = 0.0000 (<0.05) nên mô hình FEM có hiện tượng tự tương quan
Mô hình FEM
Wooldridge test
Thống kê F Prob > F Kết quả kiểm định
LIQ 44.220 0.0000 Có hiện tượng tự tương quan
Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định đa cộng tuyến bằng hàm collin cho thấy không có biến phụ thuộc nào có hệ số VIF > 10 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
Như vậy mô hình FEM bị khuyết tật tự tương quan và phương sai sai số thay đổi, do đó đề tài sử dụng mô hình GLS để khắc phục khuyết tật mô hình. Kết quả ước lượng theo GLS như sau:
BẢNG 4.5 KẾT QUẢ HỒI QUY THEO GLS CHO BIẾN PHỤ THUỘC LIQ
LIQ Hệ số hồi quy P>|z|
CAP 1.8312 0.000 ROA 2.7164 0.123 SIZE 0.1088 0.002 LLR -7.3955 0.000 GDP 3.5516 0.030 INF 0.5126 0.246 Di 0.0384 0.093 Hằng số -1.1963 0.025 Số quan sát 156 Mức ý nghĩa (Prob > chi2) 0.0000
(Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata 14) Dựa vào bảng 4.5 - Kết quả ước lượng theo phương pháp GLS cho mô hình hồi quy với biến phụ thuộc LIQ cho thấy các biến độc lập có giá trị Prob. < 0.05 tức có ý nghĩa thống kê, Trong mô hình hồi quy, tất cả các biến đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến ROA và INF. Trong mô hình hồi quy này, biến CAP, SIZE, GDP, Di có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc, biến còn lại: LLR có mối quan hệ
mạnh nhất đến biến phụ thuộc LIQ.
Từ kết quả ước lượng, mô hình hồi quy đo lường mức độ tác động các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam như sau:
LIQ = 1.8312*CAP + 0.1088 * SIZE - 7.3955* LLR + 3.5516 GDP + 0.0384Di
- 1.1963
Như vậy, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng 1%, khả năng thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam tăng 1.831%. Điều này cho thấy, việc gia tăng vốn chủ sở hữu sẽ làm giảm nợ, làm tăng khả năng thanh khoản của các NHTMCP khi đo lường bằng LIQ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa quy mô của NHTMCP với khả năng thanh khoản. Kết quả này cho thấy rằng quy mô NHTM càng lớn thì khả năng thanh khoản càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ ngược chiều với biến phụ thuộc với hệ số tác động rất lớn, có nghĩa là ngân hàng duy trì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng càng cao thì khả năng thanh khoản càng kém và ngược lại.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc với hệ số tác động rất lớn.
NHTMCP đã niêm yết trên sàn chứng khoán tác động cùng chiều với tính thanh khoản.