Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng LLR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh mức độ rủi ro trong kinh doanh của các NHTM. LLR trong nghiên cứu này có giá trị cao nhất là 0.027, thấp nhất là 0.005, giá trị trung bình là 0.013 với độ lệch chuẩn là 0.0044 cho thấy sự biến động khá ít của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trong mẫu NHTM đang nghiên cứu.

0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 2013 2014 2015 2016 2017 2018 ROA

Hình 4.4 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018

(Nguồn: Xử lý kết quả của tác giả) Mục tiêu cơ bản của việc lập dự phòng rủi ro tín dụng là để phòng tránh các rủi ro tổn thất từ các sự kiện có thể nhận dạng hoặc khá rõ ràng có thể xảy ra trong tương lai. Trích lập dự phòng là phương pháp các ngân hàng sử dụng để ghi nhận tổn thất so với giá trị ban đầu của khoản vay, tổn thất này được đưa vào chi phí trừ thuế, làm giảm lợi nhuận và đồng thời có thể làm giảm nghĩa vụ nộp thuế của mình. Từ những mục tiêu của việc lập dự phòng cho thấy rằng lập dự phòng rủi ro tín dụng giúp ngân hàng lường được khó khăn và cú sốc từ những khoản nợ không thu hồi được, qua đó nâng cao chất lượng tài sản (trong đó có tài sản thanh khoản), tạo nên nguồn cung thanh khoản của ngân hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, trích lập dự phòng cũng thể hiện sự đánh đổi của ngân hàng khi chấp nhận giảm bớt lợi nhuận để hoạt động được an toàn hơn. Giai đoạn nợ xấu bùng nổ đỉnh điểm là thời gian 2011 - 2013, các NHTM trên toàn hệ thống đều đẩy mạnh tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Khi nợ xấu dần lắng xuống thì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ tín dụng cũng hạ theo (giai đoạn 2014 cho đến nay). Trong giai đoạn này, hoạt động xử lý nợ xấu diễn ra tích cực và thực chất hơn do các yếu tố vĩ mô ổn định, kinh tế tiếp nối đà tăng trưởng; tình hình doanh nghiệp, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục cải thiện; khuôn khổ pháp lý cho việc xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm dần được hoàn thiện

0.000 0.002 0.004 0.006 0.008 0.010 0.012 0.014 0.016 0.018 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)