Ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán có mối quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản. Theo lý thuyết, những ngân hàng có cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ giúp cho ngân hàng dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tư để gia tăng nguồn cung thanh khoản và đồng thời tăng vốn cấp 1 nhằm đáp ứng các điều kiện của Basel hiện hành và nâng cao năng lực quản trị ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng niêm yết còn có những lợi thế khác như: trong hoạt động của mình ngân hàng thường nắm giữ tài sản thanh khoản (dưới dạng các chứng khoán kinh doanh) sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường tài chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (M., Skully M. & Perera S. (2012)), ngân hàng niêm yết sẽ giúp cho cổ đông dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu đang nắm giữ, qua đó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ cùng chiều với khả năng thanh khoản. Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, nguồn lực tài chính doanh nghiệp dồi dào hơn và khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ (trong đó có các khoản vay ngân hàng) tốt hơn, từ đó làm gia tăng nguồn cung thanh khoản cho ngân hàng. Kết quả này đồng với quan điểm của Fielding. D & Shortland. A (2005).
BẢNG 4.6 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
STT Tên biến Giả thuyết Kết quả
nghiên cứu Những nghiên cứu có cùng kết quả
1 CAP + + Vũ Thị Hồng (2015), Aspachs et al (2005) 2 ROA + Không có ý nghĩa 3 SIZE + + Aspachs et al (2005) 4 LLR - - Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016)
5 GDP - + Fielding. D & Shortland. A (2005)
6 INF +
Không có ý nghĩa
7 Di + + Nguyen M., Skully M. & Perera S,
(2012)
CHƯƠNG 5. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1. Kết luận
Nghiên cứu này được tác giả thực hiện cho các ngân hàng TMCP tại Việt Nam trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 2013 đến 2018. Với mục tiêu ban đầu là xác định các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Qua đó tác giả muốn đưa ra các đề xuất để góp phần tăng tính thanh khoản cho các ngân hàng.
Từ kết quả thu được trong mô hình nghiên cứu của mình với những biến đã được tác giả chọn lọc để thực hiện hồi quy. Tác giả chia các nhóm biến thành 2 nhóm như sau:
- Các biến có mối tương quan cùng chiều với tính thanh khoản, bao gồm: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô của NHTM (SIZE), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Ngân hàng TMCP đã niêm yết trên sàn chứng khoán.
- Biến có mối tương quan ngược chiềuvới tính thanh khoản là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Qua kết quả này tác giả thấy rằng, tính thanh khoản của ngân hàng chịu sự ảnh hưởng nhiều từ tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Kiến nghị đối với các NHTM
Tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao vị thế và uy tín của các ngân hàng thương mại
Trong tất cả các nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu là nguồn có thể được sử dụng linh hoạt nhất và ngân hàng có tính tự chủ cao nhất khi sử dụng nguồn vốn này. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng có thể được sử dụng để bù đắp thiếu hụt thanh toán tạm thời, để đề phòng rủi ro trong hoạt động… Quy mô vốn chủ sở hữu được cải thiện sẽ là một điều kiện để các ngân hàng cải thiện năng lực quản lý thanh khoản: khi có một lượng vốn lớn hơn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi có những phát sinh nhu cầu rút vốn đột ngột mà các nhà quản trị không lường tính trước được.
Có thể nói, quy mô của các NHTMCP Việt Nam nhỏ hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan và Indonesia. Do đó, các ngân hàng Việt Nam đang chịu áp lực phải tăng cường qui mô nguồn vốn nhằm đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động. Có thể thấy rằng, việc tăng vốn là yếu tố cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính hiện nay.
Đa dạng hoá các nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn
Sự tập trung về nguồn vốn sẽ là nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. Trong những năm vừa qua các NHTM đã dần mở rộng các hình thức huy động vốn, thời hạn huy động vốn một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên, điều khiến khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng hay trở thành chủ nợ của NHTM bằng việc mua chứng chỉ nợ do ngân hàng phát hành ra không chỉ đơn thuần quan tâm tới mức lãi được nhận mà họ quan tâm rất nhiều tới những khía cạnh khác như uy tín của ngân hàng, tiện ích mang lại khi đến giao dịch…Vì vậy, để thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền và huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các NHTM cần:
- Đưa thêm những sản phẩm huy động vốn với kì hạn linh hoạt (như kì hạn 1, 2, 3 tuần, 1, 2 tháng, hay những kì hạn dài 5, 10 năm), đa dạng về loại tiền huy động (USD, EUR, AUD…) và đa dạng về cách thức huy động (huy động qua tiền gửi, tiết kiệm, phát hành kì phiếu, trái phiếu, huy động tại điểm cố định và tại gia…) Qua đó tạo thuận lợi cho người gửi tiền trong việc lựa chọn hình thức và cách thức gửi tiền.
- Tăng cường quan hệ quốc tế song phương, đa phương với các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng đại lí để tranh thủ các nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là nguồn trung dài hạn và nguồn vốn tài trợ.
- Đối với dân cư, đây là nguồn cung vốn có tiềm năng lớn của ngân hàng, vì vậy, các NHTM cần thực hiện một số hình thức huy động vốn mới như: hình thức gửi hẹn rút (khách hàng không cần gửi kì hạn nhất định, chỉ cần gọi thông báo nhu cầu rút tiền của mình trước khi có nhu cầu rút một thời gian nhất định), huy động tiết kiệm dài hạn, ứng dụng kết hợp tiết kiệm với các sản phẩm bảo hiểm…để hấp dẫn khách hàng bằng các tiện ích mà ngân hàng mang lại cho khách hàng.
Việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, kì hạn và đối tượng huy động vốn sẽ đem lại sự chủ động trong việc sử dụng nguồn, không bị phụ thuộc sâu vào một nhóm khách hàng hay một loại kì hạn nào. Điều này sẽ làm giảm khả năng rủi ro thanh khoản có thể xảy ra khi có sự biến động tiền gửi của một nhóm khách hàng hay của kì hạn nào…
Sử dụng vốn kém hiệu quả cũng là một sức ép lớn đè nặng lên khả năng thanh khoản cho các ngân hàng. Hiện nay, các NHTM vẫn chủ yếu tập trung sử dụng vốn vào hoạt động tín dụng và phần lớn rủi ro ngân hàng đều tập trung trong hoạt động này. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn bằng việc đa dạng hoá các hình thức đầu tư vốn cũng là một biện pháp cải thiện và nâng cao năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM, đặc biệt tập trung những nghiệp vụ làm tăng tính thanh khoản cho nghiệp vụ tài sản có như:
- Đối với nghiệp vụ tín dụng: Khai thông nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá: đây là một nghiệp vụ tín dụng gián tiếp, ít rủi ro và không làm “đóng băng” vốn, thời hạn cho vay ngắn, vì vậy, nâng cao tính thanh khoản trong nghiệp vụ tài sản có. Tuy đã có Pháp lệnh thương phiếu, Nghị định số 32/2001/NĐ- CP ban hành ngày 5/7/2001 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh, nhưng đến nay nghiệp vụ này vẫn chưa thành một nghiệp vụ thông dụng.
Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Với hình thức đầu tư chứng khoán đã được chuyên môn hoá cho công ty chứng khoán của các NHTM, tuy nhiên, nghiệp vụ vẫn chưa được thực hiện đa dạng mà vẫn tập trung chủ yếu ở nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Cần mở rộng các nghiệp vụ như tư vấn, bảo quản chứng khoán…Ngoài ra, có thể đẩy mạnh hợp tác với các công ty kinh doanh bất động sản, các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế lớn để khai thác các tài sản thế chấp, cầm cố…
Nâng cao chất lượng khoản vay, xem xét tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng
Cùng với mục tiêu chung là phát triển hoạt động kinh doanh thì các NHTMCP cần xem xét tăng trưởng tín dụng một cách thận trọng bền vững đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản.
Cải thiện danh mục đầu tư, ưu tiên mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giảm dần tỷ trọng cho vay đối với những doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả.
Tiếp tục đa dạng hoá thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng khách hàng có tài sản đảm bảo; thành lập các bộ phận/ phòng ban thực hiện nghiên cứu, đưa ra các chính sách sản phẩm nhằm sàng lọc và tiếp cận nhóm khách hàng tốt. Mở rộng cho vay đối với các khách hàng đang sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh doanh mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường giá cả.
Tiếp cận kênh huy động vốn bằng cách niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ giúp các ngân hàng tiếp cận được số lượng nhà đầu tư, không chỉ trong nước mà nhà đầu tư quốc tế để thu hút vốn. Khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp có thể huy động vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường. Huy động theo cách này, doanh nghiệp không phải thanh toán lãi vay cũng như phải trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ đó sẽ rất chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn huy động được cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Để được niêm yết chứng khoán, doanh nghiệp phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức... Do đó, những công ty được niêm yết trên thị trường thường là những công ty có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt. Thực tế đã chứng minh, niêm yết chứng khoán là một trong những cách thức quảng cáo tốt cho doanh nghiệp, từ đó thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, tìm kiếm đối tác…
5.2.2. Kiến nghị đối với chính phủ, NHNN
Ổn định tình hình vĩ mô
Tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Điều hành chủ động,
linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và 02 của Chính phủ, nhất là các chính sách giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và chính sách hỗ trợ tín dụng...
5.3. Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu này chỉ thực hiện với 26 NHTMCP trên tổng số hơn 30 NHTM hiện nay tại Việt Nam, chưa kể các ngân hàng nước ngoài cũng như ngân hàng nhà nước. Do đó nghiên cứu sẽ có một số hạn chế về mặt dữ liệu, bên cạnh đó thời gian nghiên cứu trong 6 năm (2013 - 2018) là khá ngắn để đánh giá xu hướng biến động từng tiêu chí. Bên cạnh đó, trên thế giới và Việt Nam có nhiều cách đo lường thanh khoản khác nhau tuy nhiên do hạn chế về thời gian, tác giả chỉ sử dụng một cách đo lường. Các nghiên cứu tiếp theo có thể sử dụng nhiều cách đo lường thanh khoản khác để nghiên cứu.
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy còn có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thanh khoản như: lãi suất, nợ xấu… nhưng do điều kiện thời gian không cho phép cũng như một số khó khăn khi thu thập lãi suất của các ngân hàng qua các năm nên tác giả vẫn chưa đưa các yếu tố trên vào đề tài.
Luận văn chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm bằng chứng các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam mà tác giả chưa đủ điều kiện để so sánh với một số nước tương đồng để kết quả nghiên cứu mang tính phổ quát hơn.
5.4. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Với những hạn chế nêu trên về mặt dữ liệu và thời gian nghiên cứu, do đó, các nghiên cứu sau có thể phát triển thêm về số lượng NHTM đang hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng nước ngoài. Để có cái nhìn quy mô hơn về chất lượng của dữ liệu, các nghiên cứu tiếp thep có thể sử dụng chuỗi thời gian dài hơn như từ 2008 đến nay (thời điểm nền kinh tế bắt đầu bị khủng hoảng).
Bên cạnh đó các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung các biến trong mô hình để chỉ số R2 cao hơn, tính đại diện của mô hình tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Đặng Văn Dân, các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, kỳ 1 số tháng 11-2015.
Nguyễn Thị Mỹ Linh, 2016. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Số 9/2016.
Trương Quang Thông và cộng sự, “Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2013.
Vũ Thị Hồng, “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 23 (33) - Tháng 07- 08/2015.
Tài liệu tiếng Anh
Aspachs, O., Nier, E., Tiesset, M. (2005), Liquydity, Banking Regulation and macroeconomics. Proof of shares, bank liquydity from a panel the bank’s UK resident, Bank of England working paper.
Athanasolou, P. P, Delis, M. D, Staikouras, C. K, (2006), Determinants of bank profitability in the South Eastern European Region, Bank of Greece working paper.
Bonfim, D., Kim, M. (2008), “Liquydity risk in banking: Is there herding?”,
International Economic Journal, vol. 22, no. 3, pp. 361-386.
Keynes, J. M. (1930). A treatise on money in two volumes. 1.: The pure theory of money. 2.: The applied theory of money. London: Macmillan & Co.
Lucchetta, M., “What Do Data Say About Monetary Policy, BankLiquidity and Bank Risk Taking?”, Economic Notes by Banca Montedei Paschi di Siena SpA, vol. 36, no. 2, pp. 189-203, 2007.
Praet, P. & Herzberg, V., (2008), “Market liquidity and banking liquidity: linkages, vulnerabilities and the role of disclosure,” Financial Stability Review, Banque
Valla, N. & Saes-Escorbiac, B. & Tiesset, M., (2006), “Bank liquidity and financial stability,” Financial Stability Review, Banque de France, issue 9, pages 89-104, December.
Vodová, P., “Liquidity of Czech commercial banks and its determinants,”
International Journal of Mathematical Models and Methods in Applied
Sciences,6(5), 1060-1067, 2011.
Vodová. P., “Determinants of commercial banks’ liquidity in Hungary”, working
paper, 2013a.
Vodová. P., “Determinants of commercial banks’ liquidity in Poland,”
proceedings of the 30th International Conference Mathematical Methods
PHỤ LỤC Phụ lục 1. Dữ liệu bảng Tên ngân hàng Mã NH S T T
Năm LIQ CAP ROA SIZE LLR GDP INF Di
Ngân hàng TMCP An Bình ABB 1 2013 0.497665617 0.10 0.002439139 13.76063136 0.027634704 0.05421883 0.065922559 0 ABB 1 2014 0.426342771 0.08 0.001733836 13.82907756 0.018239334 0.059836546 0.047100184 0 ABB 1 2015 0.538351433 0.09 0.001417933 13.80871512 0.01244762 0.066792888 0.008786037 0