Khả năng sinh lời của NHTM trong nghiên cứu này đo lường bằng chỉ số ROA. Kết quả thống kê mô tả cho thấy ROA của các NHTM ở mức trung bình là 0.00613 ≈ 0.613%, tức là 100 đồng tài sản của ngân hàng thì mới tạo ra được 0.613
đồng lợi nhuận sau thuế, mức thấp nhất là 0.0083% và cao nhất là 2.64%. Hình 4.3 cho thấy tỷ số ROA giảm dần và xuống trùng với giai đoạn khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam. Những năm 2013 - 2015, ROA giảm mạnh từ 0.637% năm 2013 xuống còn 0.49% năm 2015. Những năm gần đây, ROA có xu hướng tăng trở lại, đặc biệt là trong năm 2018, mức ROA đã cao hơn so với thời điểm 2013. Lý giải cho biến động trên, từ năm 2013 đến 2015, tăng trưởng kinh tế tiếp tục suy giảm, sức cầu của nền kinh tế chậm lại gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và triển vọng kinh doanh kém khả quan làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Đồng thời, rủi ro nợ xấu gia tăng do tình hình tài chính của doanh nghiệp suy yếu và giá trị tài sản đảm bảo có xu hướng giảm vì sự đi xuống của thị trường bất động sản khiến nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện vay vốn tại ngân hàng, các ngân hàng thận trọng hơn trong việc cho vay nhằm đảm hạn chế rủi ro, đảm bảo an toàn vốn. Do đó, từ năm 2013 đến 2015, lợi nhuận của các ngân hàng có xu hướng tiếp tục giảm mạnh.
0.104 0.093 0.091 0.083 0.078 0.130 0.000 0.020 0.040 0.060 0.080 0.100 0.120 0.140 2013 2014 2015 2016 2017 2018 CAP
hoạt động tín dụng được thúc đẩy tăng trưởng trở lại góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường. NHNN đã đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế. Do vậy, lợi nhuận của các ngân hàng cũng được cải thiện.
Hình 4.3 ROA của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2013 - 2018
(Nguồn: Xử lý kết quả của tác giả)