Những hạn chế đối với tính minh bạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Stiglitz (1999) lập luận rằng trên bình diện tổng thể các xã hội đều mong muốn tính cởi mở và minh bạch hơn. Về mặt khái niệm, các công trình nghiên cứu kinh tế học về thông tin ủng hộ quan niệm cho rằng thông tin tốt hơn sẽ cải thiện việc phân bổ nguồn lực và tăng tính hiệu quả của nền kinh tế. Công bố thông tin tài chính sẽ hướng nguồn vốn đến chỗ sử dụng có lợi nhất từ đó tăng hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Thiếu minh bạch thì sẽ tốn chi phí, trong cả hai lĩnh vực chính trị lẫn kinh tế. Điều này làm suy yếu về mặt chính trị bởi vì nó làm giảm bớt đi khả năng của một hệ thống dân chủ trong việc đánh giá và chỉnh sửa các chính sách của chính phủ, đánh giá và chỉnh sửa các hành vi che đậy những hoạt động của các nhóm có lợi ích đặc quyền, tạo ra kẽ hở bằng cách cung cấp cho những nhóm người này những thông tin để hưởng lợi. Những chi phí kinh tế của bí mật thông tin là cũng tương tự như chi phí do đầu cơ, ảnh hưởng không chỉ trên tổng sản lượng mà còn đến sự phân phối thu nhập và rủi ro trong nền kinh tế. Chi phí đáng kể nhất là chi phí phát sinh do tham nhũng, chi phí có hại đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế.

Các tranh luận chống lại đòi hỏi minh bạch hơn, trong đó chỉ có một ít lập luận có giá trị, thường thì không chỉ hạn chế trong ứng dụng, mà còn bị lỗ hỗng cơ bản. Có một lập luận có giá trị gây tranh cãi đó là lập luận dựa vào quyền được riêng tư và bảo mật trong đối nhân xử thế. Tuy nhiên các lập luận này bị phản bác lại không chỉ vì các lợi ích của bản thân tính minh bạch, mà còn vì các lập luận mạnh mẽ về quyền được biết của công dân. Các ngoại lệ này càng mơ hồ trên cơ sở an ninh quốc gia, sự ổn định, không can thiệp vào các thương thảo tế nhị hoặc tôn trọng sự đoàn kết của công chúng. Ở mức độ mà được yêu cầu, các ngoại lệ cần được giới hạn chặt và các giới hạn này cần đưa ra công chúng tranh luận. Kiểm soát cụ thể cần được hướng đến các viện dẫn về sự bảo mật, ổn định thị trường và an ninh quốc gia.

Hiện tại chưa có đủ các nghiên cứu về các tranh luận này, chưa đủ bằng chứng hỗ trợ các luận điểm ủng hộ hoặc chống lại tính minh bạch. Cụ thể nhất, liên quan đến các tranh luận về nhu cầu cải cách tài chính. Ví dụ, tranh luận về việc giới hạn tính minh bạch của các chính sách của ngân hàng trung ương chưa được chứng minh trên

thực tế – mặc dù tài liệu lý thuyết thì sẵn sàng ủng hộ ý niệm này. Theo lý thuyết thì luồng thông tin lớn hơn và nhất quán hơn về các quyết định của ngân hàng trung ương có thể ổn định và giúp thị trường hợp lý hơn là làm gián đoạn và làm sụp đổ thị trường tài chính. Thực vậy, một tổ chức càng ít trách nhiệm giải trình, chẳng hạn như ngân hàng trung ương, thì càng minh bạch hơn. Trong các ví dụ khác, không có bằng chứng rõ ràng rằng nhiều thông tin hơn sẽ cũng cố hệ thống tài chính. Tuy nhiên trong những trường hợp khác, chưa có bằng chứng cho thấy càng nhiều thông tin sẽ càng làm hệ thống tài chính vững mạnh. Các ví dụ ngược lại trong đó càng nhiều thông tin hơn có thể làm xấu đi đánh giá tín dụng hoặc tăng độ bất ổn về giá cả, được ghi nhận trong công trình nghiên cứu của Furman và Stiglitz (1998).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)