Quy mô doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Quy mô doanh nghiệp được đánh giá qua các chỉ tiêu như tổng tài sản, tổng nguồn vốn, doanh thu thuần hay tổng số lao động của doanh nghiệp. Theo lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết về chi phí chính trị và các nghiên cứu trước đây thì Quy mô doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc CBTT doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp là một đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng đáng kể nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đó (Meek et al, 1995). Theo Owusu- Ansah (1998), lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng quy mô doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến hoạt động CBTT bắt buộc.

Mặt khác, Wallace et al. (1994) thừa nhận rằng mặc dù có nhiều ý kiến đa số hỗ trợ cho một mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ CBTT, nhưng cơ sở lý thuyết là không rõ ràng. Mối quan hệ có thể là thuận chiều hoặc ngược chiều. Trên mặt thuận chiều, có thể lập luận rằng các công ty lớn thường hoạt động trên địa bàn rộng lớn, cung cấp nhiều sản phẩm và có nhiều đơn vị chi nhánh, họ chắc có lẽ là xây dựng tốt hệ thống thông tin nhằm có thể cho phép họ theo dõi tất cả các thông tin tài chính và phi tài chính cho mục đích hoạt động, chiến thuật và chiến lược. Với loại hình hệ thống báo cáo nội bộ được cấu trúc tốt như vậy, chi phí gia tăng cho cung cấp thông tin đến với người sử dụng bên ngoài sẽ được tối thiểu. Điều này sẽ làm cho họ CBTT nhiều hơn các đối tác nhỏ hơn của họ.

Watts & Zimmerman (1990) cho rằng các công ty lớn hơn có thể là cung cấp nhiều thông tin hơn để nâng cao lòng tin của các bên liên quan và giảm chi phí chính trị. Nói chung, các doanh nghiệp lớn công bố nhiều thông tin hơn các doanh

nghiệp nhỏ hơn (Meek et al., 1995). Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các công ty lớn dễ bị nhìn thấy và dễ bị tấn công chính trị, cụ thể như là áp lực trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, tuân thủ quy định nghiêm ngặt hơn như kiểm soát giá và thuế doanh nghiệp cao hơn. Các doanh nghiệp có thể phản ứng với hành động chính trị này bằng cách tránh sự chú ý trong công bố một số sự kiện quan trọng. Do đó, các công ty lớn công bố những thông tin ít chi tiết hơn trong báo cáo thường niên của họ để tránh sự chú ý (Wallace et al., 1994; Wallace & Naser, 1995).

Các nghiên cứu thực nghiệm xác nhận mối liên hệ thuận chiều và có tác động đáng kể giữa quy mô danh nghiệp và mức độ CBTT như nghiên cứu của Singhvi & Desai (1971), Buzby (1975), Chow & Wong-Boren (1987), Wallace & Naser (1995), Cooke (1989), Wallace et al. (1994), Raffoumier (1995), Inchausti (1997), Owusu-Ansah (1998), Ferguson et al. (2002). Mặt khác, Street & Gray (2001), Malone et al. (1993) thấy không có mối liên hệ như vậy.

Singhvi & Desai (1971) trình bày rằng mối liên hệ là thuận chiều có thể là do ba lý do cơ bản. Thứ nhất, chi phí tích lũy thông tin chi tiết ít hơn đối với các công ty lớn; thứ hai, ban quản trị của các công ty lớn hơn có khả năng nhận ra những lợi ích có thể có trong việc CBTT; và cuối cùng, các công ty nhỏ hơn, so với các công ty lớn cảm thấy rằng việc CBTT đầy đủ có thể gây nguy hiểm cho vị trí cạnh tranh của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)