Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Từ mô hình nghiên cứu đề nghị gồm sáu nhân tố sau: Quy mô doanh nghiệp, Khả năng sinh lời, Đòn bẩy nợ, Khả năng thanh toán, Thời gian hoạt động, Chủ thể kiểm toán. Những nhân tố này có tác động tới mức độ CBTT của các doanh nghiệp ngành thương mại niêm yết tại HOSE. Tác giả đưa ra giả thuyết của mô hình nghiên cứu như sau:

3.4.1. Quy mô doanh nghiệp.

Giả thuyết H1: Các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT trong BCTC càng cao (H1 mang dấu +).

Lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu cho rằng các doanh nghiệp có quy mô lớn thì mức độ CBTT nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Quy mô doanh nghiệp là biến phổ biến nhất được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu khảo sát về các biến trong CBTT.

Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ CBTT như nghiên cứu của Singhvi & Desai (1971), Cooke (1989).

Singhvi & Desai (1971) lập luận rằng các công ty lớn có động cơ thúc đẩy CBTT công khai rộng rãi để thu được lợi ích trong thị trường vốn và tiếp cận dễ dàng hơn nguồn tài trợ bên ngoài.

Tuy nhiên, CBTT chi tiết có thể đặt các doanh nghiệp nhỏ ở một vị trí cạnh tranh bất lợi so với các doanh nghiệp lớn khác trong cùng ngành (Buzby, 1975).

3.4.2. Khả năng sinh lời.

Giả thuyết H2: Các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT trong BCTC càng cao (H2 mang dấu +).

Lý thuyết tín hiệu cho biết các doanh nghiệp có lợi nhuận cao muốn phân biệt với các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp, giúp họ tăng giá trị cổ phiếu và thu hút nhiều nhà đầu tư.

Khả năng sinh lời ảnh hưởng đến CBTT theo nhiều cách. Các doanh nghiệp có vẻ cảm thấy thoải mái hơn khi công bố các thông tin được yêu thích hơn là các thông tin ngược lại bởi vì một trong các mục tiêu của CBTT là tăng giá cổ phiếu. Lợi

nhuận nhiều hơn mong đợi có xu hướng là tin tốt lành cho những nhà đầu tư và cổ đông trừ phi công ty được qui định khác.

Khi lợi nhuận cao, các nhà quản lý sẵn sàng CBTT chi tiết (Wallace & Naser, 1995; Inchausti, 1997). Các doanh nghiệp không có lợi nhuận sẽ ít có khuynh hướng phát hành thêm thông tin để che giấu hoạt động kém hiệu quả của họ.

Các nghiên cứu trước đã chứng tỏ rằng khả năng sinh lời ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong báo cáo hàng năm (Owusu-Ansah, 1998). Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời với mức độ CBTT như Singhvi & Desai (1971), Alfraih & Almutawa (2014). Tuy nhiên, nghiên cứu của Wallace & Naser (1995) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa hai đối tượng này.

3.4.3. Đòn bẩy nợ.

Giả thuyết H3: Các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE có đòn bẩy nợ cao thì mức độ CBTT trong BCTC càng cao (H3 mang dấu +).

Jensen & Meckling (1976) lập luận rằng sự hiện diện của các trái chủ trong cấu trúc vốn của công ty đang làm trầm trọng thêm mâu thuẫn giữa đại diện cổ đông. Lý thuyết đại diện dự báo rằng có các giao ước hạn chế có thể đã được ghi trong các hợp đồng nợ.

Tổng hợp các nghiên cứu cho thấy có nhiều kết quả khác nhau khi nghiên cứu thực nghiệm giữa đòn bẩy nợ và mức độ CBTT. Mối liên hệ giữa Đòn bẩy nợ và mức độ CBTT được trình bày trong nghiên cứu của: Meek et al. (1995) đã tìm thấy mối liên hệ ngược chiều với việc CBTT, trong khi Ferguson et al. (2002) tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa mức độ CBTT và đòn bẩy nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)