Khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Giả thuyết H4: Các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE có khả năng thanh toán càng cao thì mức độ CBTT trong BCTC càng thấp (H4 mang dấu -).

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Nghiên cứu của Cooke (1989) cho thấy rằng khả năng thanh toán càng cao, doanh nghiệp càng tích cực CBTT để chứng minh tình trạng hoạt động tốt của doanh nghiệp mình. Nhưng Đarako (2007) thì ngược lại, đã chứng minh mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng thanh khoản và mức độ CBTT tuy rằng không nằm trong hướng dự đoán ban đầu nhưng vẫn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Walace et al. (1994).

3.4.5. Thời gian hoạt động.

Giả thuyết H5: Các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE có thời gian hoạt động càng lâu thì mức độ CBTT trong BCTC càng cao (H5 mang dấu +).

Có nhiều ý kiến cho rằng các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm thì doanh nghiệp đó CBTT nhiều hơn. Các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm cũng được cho rằng đã thiết lập được hệ thống báo cáo, có nghĩa là việc công bố đối với họ là ít tốn kém. Ngoài ra, chi phí thu thập, xử lý và CBTT cũng có thể là gánh nặng đối với doanh nghiệp trẻ. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng ít có động cơ để công bố nhiều thông tin, bởi vì các doanh nghiệp trẻ thông thường là các doanh nghiệp mới được thành lập, không có lịch sử hoạt động hoặc thành tích trong quá khứ để dựa vào đó mà CBTT ra công chúng. Owusu-Ansah (1998) đã chứng minh rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động tích cực đến mức độ CBTT. Al-Shammari (2008) cũng đã có kết quả tương tự. Thời gian hoạt động được tính bằng thời gian từ khi doanh nghiệp thành lập.

3.4.6. Chủ thể kiểm toán.

Giả thuyết H6: Các doanh nghiệp thương mại niêm yết tại HOSE có chủ thể kiểm toán là các công ty nước ngoài (Big4) thì mức độ CBTT trong BCTC càng cao (H6 mang dấu +).

Chủ thể kiểm toán là các công ty kiểm toán được doanh nghiệp mời đến kiểm toán BCTC của doanh nghiệp đó. Mặc dù trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp là lập các báo cáo năm nhưng một công ty kiểm toán có thể làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp về số lượng thông tin công bố. Các công ty kiểm toán lớn đầu tư chi phí trong việc duy trì tiếng tăm là những nhà cung cấp dịch vụ chất lượng nhiều

hơn các công ty kiểm toán nhỏ. Trong trường hợp mất danh tiếng, các công ty lớn mất nhiều hơn (Barako, 2007).

Các công ty kiểm toán lớn có nhiều khách hàng hơn và vì vậy ít phụ thuộc vào khách hàng cá nhân hơn, mà (nếu có) có thể làm tổn hại đến chất lượng công việc của họ đến một mức độ lớn hơn so với các công ty kiểm toán nhỏ (Owush- Ansah, 1998). Quan trọng hơn, doanh nghiệp mong đợi các công ty kiểm toán lớn sẽ cung cấp sự đảm bảo hơn cho các cổ đông và do đó làm giảm chi phí tiền tệ (Naser et al., 2002).

Singhvi & Desai (1971); Raffoumier (1995); Inchausti (1997); Naser et al. (2001) tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa chủ thể kiểm toán và mức độ CBTT. Owusu Ansah-(1998) cho thấy không có liên quan đáng kể giữa 2 biến này. Mặt khác, Wallace & Naser (1995) tìm thấy một mối liên hệ ngược chiều giữa chủ thể kiểm toán và mức độ CBTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến công bố thông tin của doanh nghiệp thương mại niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)